Luật bằng trắc quy định cách gieo vần

Một phần của tài liệu nghệ thuật tổ chức ngôn từ trong thơ hát nói của nguyễn công trứ (Trang 65 - 67)

Vần trong thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ xuất hiện theo từng cặp và luân phiên với nhau theo luật bằng trắc. Tức là cứ hai cặp vần bằng xuất hiện từ dòng thứ 2, 3 trở đi rồi tới hai cặp vần trắc (dòng 5, 6), rồi hai cặp vần bằng (dòng 7, 8),…. Luật bằng - trắc đã quy định rất chặt chẽ với các âm tiết cuối trong mỗi dòng thơ. Vì vậy, trong thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ các cặp vần xuất hiện không có sự sai lệch về vị trí. Cặp vần phải xuất hiện trƣớc cặp vần trắc và kết thúc bài thơ phải là cặp vần bằng. Do đó trong một bài thơ hát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nói, xét về mặt số lƣợng thì các cặp vần bằng bao giờ cũng nhiều hơn các cặp vần trắc.

Trong thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ, kiểu bài đủ khổ có 3 cặp vần (chân) bằng 2 cặp vần (chân) trắc. Chẳng hạn bài “Trong trần mấy mặt làng chơi”:

Dòng 1:“Lần nữa tiết xuân dương có mấy,

Dòng 2: Bóng quang âm chơi lấy kẻo già.

Dòng 3: Trăm năm trong cõi người ta,

Dòng 4: Xóc sổ tính ngày chơi đà được mấy.

Dòng 5: Thôi thôi chơi cũng là chơi vậy.

Dòng 6: Biết mùi chơi chưa rõ mấy người.

Dòng 7: Nợ nhà tình vay một trả mười.

Dòng 8: Duyên hội ngộ cũng lừa ba lọc bảy.

Dòng 9: Mang tiếng với non sông thời cũng phải

Dòng 10: Đem ngàn vàng mua lấy tiếng cười.

Dòng 11: Phong lưu cho bõ kiếp người.

có 3 cặp vần bằng là “già – ta”, “người – mười” và “cười – người” và 2 cặp vần trắc là “mấy – vậy” “bảy – phải”.

Ở kiểu bài hát nói dôi khổ thì số lƣợng các cặp vần sẽ tăng, điều này tùy thuộc vào tổng số dòng của từng bài. Ví dụ bài “Thú thanh nhàn”:

“Nhàn trung thụy giác tam can nhật, Vắt chân ngồi bạn với khách cầm ca. Cuộc tỉnh say bầu rượu chén trà, Cơn đắc ý thùng thùng đôi tiếng trống. Bạch tuyết thanh cao oanh yến lộng,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Quân thiều hưởng triệt cổ chung minh.

Này tiếng đàn tinh tính tỉnh tình tinh, Thú vui thú, ném ngang vành tráng sĩ. Cõi nhân sinh thích chí,

Lúc thái bình hà nhật bất xuân phong. Của trần hoàn không có có không, Kho vô tận không không rồi lại có. Chữ tài ấy ăn chơi ờ đủ,

Xôi kinh rồi đánh miếng đỉnh chung. Một mai bẻ quế thiềm cung,

Trăng đưa đàn nguyệt sấm rồng trống lôi. Trăm năm đài các lạ đời.”

Có 5 cặp vần bằng là “ca – trà”, “minh – tinh”, “phong – không”, “chung – cung” “lôi – đời”; có 3 cặp vần trắc là “trống – lộng”, “sĩ – chí”, “có – đủ”.

Một phần của tài liệu nghệ thuật tổ chức ngôn từ trong thơ hát nói của nguyễn công trứ (Trang 65 - 67)