ĐÔI NÉT VỀ CA TRÙ, HÁT NÓI, VỊ TRÍ CỦA THƠ HÁT NÓI

Một phần của tài liệu nghệ thuật tổ chức ngôn từ trong thơ hát nói của nguyễn công trứ (Trang 32 - 34)

1.3.1 Đôi nét về ca trù

Ca trù là một khái niệm chỉ một lối hát mà trong đó có rất nhiều điệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ca trù có rất nhiều tên gọi khác nhau nhƣ hát ả đào, hát cô đầu, hát nhà

trò, hát cửa quyền, hát cửa đình, hát nhà tơ…

Ca trù là một bộ môn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của dân tộc, sử dụng ba nhạc khí đặc biệt là đàn Đáy, Phách, Trống chầu. Ca trù có tên gọi là “ca trù” vì ngƣời nghe hát dùng cái trù (cái thẻ làm bằng tre) có ghi sẵn số tiền trên mỗi thẻ để thƣởng cho những đào nƣơng hát hay trong các buổi biểu diễn.

Theo truyền thuyết thì vùng Thanh – Nghệ đƣợc coi là cái nôi phát tích của ca trù. Lịch sử của ca trù đƣợc đánh dấu bằng bài thơ “Đại nghĩ bát giáp

thưởng đào giải văn” ghi trong cuốn gia phả dòng họ Lê vào thế kỷ XV của

Tiến sỹ Lê Đức Mao .

Theo các tƣ liệu Hán Nôm thì ca trù đƣợc dùng trong hát thờ (hát thờ Tổ, hát thờ Thành hoàng..), hát chơi trong các ca quán, đám cƣới,…, hát thi

tại các làng quê, và hát trong các dịp đặc biệt nhƣ mừng thọ vua, đón tiếp sứ giả nƣớc ngoài…

Qua việc khảo sát Tƣ liệu Hán Nôm, Nguyễn Xuân Diện cho biết

ca trù có 99 thể cách, được chia thành 3 nhóm: nhóm hát thuần túy,

nhóm kết hợp hát – diễn – múa, nhóm nghi lễ và trình diễn nghề trong thi

cử” [13, tr. 132].

Ngoài ra, căn cứ vào số liệu thống kê của thƣ tịch Hán Nôm thì ca trù có 34 thể thơ.

“Ca trù là một di sản văn hóa đặc sắc của Việt Nam” [13, tr. 18].

Việc lƣu giữ và phát triển ca trù hiện nay chính là để bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc. Nhắc đến ca trù là nhắc đến tên tuổi bất hủ của nghệ sỹ Nhân dân Quách Thị Hồ vùng quê Kinh Bắc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu nghệ thuật tổ chức ngôn từ trong thơ hát nói của nguyễn công trứ (Trang 32 - 34)