Vai trò của âm cuối trong các vần thơ

Một phần của tài liệu nghệ thuật tổ chức ngôn từ trong thơ hát nói của nguyễn công trứ (Trang 89 - 91)

Để tạo tính nhạc, các âm cuối trong vần phải có sự đồng nhất hoàn toàn hoặc đồng nhất một đặc trƣng nào đó (đặc trƣng vang hoặc đặc trƣng vô thanh). Qua khảo sát phần vần, chúng tôi thấy có 482 / 487 cặp vần có sự đồng nhất hoàn toàn về âm cuối, chiếm 99 %.

Ví dụ, cặp vần “thơ”, “cờ” trong hai dòng thơ:

“Vui cùng phong nguyệt một bầu thơ, Chuyện cổ kim so sánh tựa bàn cờ.”

của bài “Thoát vòng danh lợi” có sự đồng nhất về âm cuối (rezo).

Trong thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ chỉ có 1 cặp vần đồng nhất đặc trƣng vang (chiếm 0,2 %). Đó là cặp vần “tàn –vàng” trong bài “Chơi xuân kẻo hết xuân đi”:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn “E đến khi hoa rữa trăng tàn,

Xuân một khắc dễ nghìn vàng đổi chác”.

Có 4 cặp vần đồng nhất đặc trƣng vô thanh (tắc), chiếm 0,8 % . Đó là các cặp vần “tuyết – xích” (Vịnh mùa đông); “mực – mặt” (Nhân tình

thế thái); “thác – chắt” (Quân tử cố cùng); “sắc – mặt” (Danh lợi) đồng

nhất đặc trƣng vô thanh.

Ví dụ về cặp vần đồng nhất đặc trƣng tắc, vô thanh trên hai dòng thơ

bài “Danh lợi”:

“Mà người thế đã đem nhau vật sắc, Làng khanh tướng xưa nay mấy mặt.”

Trong 60 bài thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ không có sự xuất hiện đồng thời của các bán nguyên âm |-i|, |-u| ở hai âm tiết tham gia hiệp vần. Vì thế, chúng không cản trở quá trình tạo nhạc trong vần.

Tóm lại, sự phân bố một cách hợp lý của các âm cuối trong 487 cặp vần trong thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ đã tạo đƣợc tính nhạc trong các dòng thơ. Phần lớn các cặp vần có sự đồng nhất hoàn toàn về âm cuối nên tính nhạc đƣợc tạo ra nhiều hơn so với các trƣờng hợp đồng nhất một đặc trƣng ngữ âm nào đó (vang / vô thanh) của âm cuối. Theo Mai Ngọc Chừ [8, tr. 78] thì quy luật phân bố âm cuối trên các dòng thơ mà đi chệch nguyên tắc thì sự hòa âm để tạo tính nhạc của hai âm tiết hiệp vần sẽ bị giảm đi một phần và sẽ xảy ra tình trạng cƣỡng ép hoặc lạc vận. Chẳng hạn bài “Nhân tình thế thái”, tính nhạc đƣợc tạo ra trên hai dòng thơ:

“Đường kim cổ hẳn nhiều lúc gập. Thôi cũng chớ can chi mà gấp,”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nếu thay “gấp” bằng “gấm”,“gấu”:

“Đường kim cổ hẳn nhiều lúc gập. Thôi cũng chớ can chi mà gấm / gấu,”

thì dòng thơ không xuất hiện tính nhạc.

Một phần của tài liệu nghệ thuật tổ chức ngôn từ trong thơ hát nói của nguyễn công trứ (Trang 89 - 91)