Đặc điểm ngôn ngữ thơ trung đại

Một phần của tài liệu nghệ thuật tổ chức ngôn từ trong thơ hát nói của nguyễn công trứ (Trang 27 - 30)

Các tác phẩm thơ chính là một bức tranh sinh động của hiện thực đƣợc thêu dệt bằng nghệ thuật ngôn từ. Ở mỗi thời kỳ khác nhau, ngôn ngữ thơ cũng khác nhau. So với ngôn ngữ thơ ca hiện đại, ngôn ngữ thơ ca trung đại mang một đặc điểm rất riêng về ngôn ngữ nhƣ:

“Ngôn ngữ văn học trung đại là ngôn ngữ mang đậm tính ước lệ. Nó hướng tới việc bộc lộ những vẻ đẹp tao nhã. Ngôn ngữ trang trọng, mực thước được coi là “chuẩn” của văn học thời đại này. Màu sắc Hán và điển tích điển cố rất đậm…Khi cần biểu thị những tình cảm trang trọng, người ta dùng chữ Hán, hoặc dày đặc từ Hán Việt, còn khi sử dụng thơ ca với mục

đích thân mật suồng sã, người ta dùng chữ Nôm và cách thể hiện gần gũi với

văn học dân gian” [15, tr. 155 – 156].

Theo từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học thì “Điển tích chính là những câu chuyện trong các sách từ đời trước và được dẫn lại một cách

cô đúc trong tác phẩm” [38, tr. 318]. Điển tích mà các nhà thơ trung đại ƣa

dùng thƣờng là tấm gƣơng về các bậc vĩ nhân trong lịch sử Trung Quốc cổ đại. Còn “Điển cố là sự việc hay câu chữ trong sách đời trước được dẫn

trong thơ văn”. [38, tr. 318]. Hiện nay, có rất nhiều khái niệm từ Hán Việt,

chúng tôi đồng ý với Nguyễn Nhƣ Ý [58]:“Từ tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán, đã nhập vào hệ thống từ vựng tiếng Việt, chịu sự chi phối của

các quy luật ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa của tiếng Việt, còn gọi là từ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ngôn ngữ thơ trung đại mang tính quy phạm rất cao, trọng lối nói

“khuôn vàng thước ngọc”. Việc xây dựng hình tƣợng thơ bằng nguyên

tắc“thi trung hữu họa” đã tác động rất lớn đến việc sử dụng từ ngữ của các

tác giả. Chẳng hạn,“Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn có nhiều dòng thơ chứa đựng các yếu tố họa để diễn tả nỗi nhớ nhung sầu muộn của ngƣời chinh phụ trong những ngày chồng đi chinh chiến để bảo vệ ngai vàng phong kiến của nhà vua:

“Sương như búa bổ mòn gốc liễu, Tuyết nhường cưa, xẻ héo cành ngô. Giọt sương phủ, bụi sương gù,

Sân tường kêu vẳng, chuông chùa nện khơi. Vài tiếng dế nguyệt soi trước ốc,

Một hàng tiêu gió thốc ngoài hiên.”

Khi nói đến tính họa trong thơ, Phan Kế Bính cho rằng “người làm văn chương cũng như một tay họa công. Họa công có khéo tay thì mới vẽ

đúng được hình tượng; văn chương có tài tình thì mới tả đúng được tinh

thần”. [15, tr. 148]

Thơ trung đại không chỉ là “thi trung hữu họa” mà còn là “thi trung

hữu nhạc”. Tính nhạc trong thơ là nhịp điệu, là âm hƣởng của vũ trụ, chứ

không phải nhạc lòng. Tính nhạc đƣợc tạo ra bằng cách “dựa trên cơ sở tương quan bằng – trắc, trầm bổng của ngôn ngữ. Nguyên tắc hài thanh được xây dựng từ sự hô ứng của từ ngữ và các công thức đã được chỉ

định”. [15, tr. 149]. Chẳng hạn trong “Cung oán ngâm” của Nguyễn Gia

Thiều, sự đối lập bằng – trắc (B – T – B và T – B – T) đã tạo ra tính nhạc trong hai dòng thơ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn “Hương trời / đắm nguyệt / say hoa

B / T / B

Tây Thi mất vía,/ Hằng Nga giật mình”.

T / B

“Trọng tâm của văn chương trung đại đặt ở nghệ thuật ngôn từ” [57, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tr. 90], ngƣời ta coi làm thơ là để luyện chữ, tạo chữ đắt, chữ khéo nên lời thơ rất óng ả, mƣợt mà. “Nghệ thuật từ chương đã khiến ngôn ngữ trung đại đậm chất trang chí…Đó cũng là lý do khiến các thi nhân trung đại thích đăng đối,

chơi chữ và trọng điển tích để tăng tính bác học” cho thơ [57, 158]. Để phân

biệt giữa văn học trung đại và văn học hiện đại, Trần Đình Sử cho rằng:

“Trung tâm của văn học trung đại là nghệ thuật từ ngữ, là văn chương của ngôn từ, trung tâm của văn học hiện đại là hình tượng được sáng tạo bằng hư

cấu, văn chương của tưởng tượng, củacái nhìn cá thể” [57, tr. 93].

Các nhà thơ trung đại Việt Nam thuộc kiểu “ngôn chí”, “tâm vật cảm ứng”. Việc “ngôn chí” tỏ lòng bao giờ cũng đƣợc đặt lên hàng đầu, vì vậy ngôn ngữ mà các tác giả sử dụng cũng phải tập trung cho việc tả chí. Họ thƣờng “hướng về lời dạy của Thánh hiền, chí của họ, đức của họ là chí, đức của bậc quân tử” [57, tr. 144]. Để góp phần làm nên diện mạo thơ trung đại, chúng ta phải kể đến vai trò của các chân tu, tăng lữ, và ba loại hình nhà thơ nho nhƣ nhà nho hành đạo, nhà nho hành lạc và các nhà nho tài tử, tài hoa. “Giữa nhà nho hành đạo và nhà nho hành lạc có thể có sự

hoán chuyển: khi đắc ý, ra làm quan, khi bất đắc trí, lánh đời ở ẩn”. [57,

tr. 146]. Còn loại hình nhà nho tài tử thƣờng mang trong mình những phẩm chất của ngƣời nghệ sỹ, hay khoe tài, sống tự do, phóng túng.

Trong thơ trung đại, cách biểu hiện chủ thể bao giờ cũng gián tiếp và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tƣởng. Vì vậy, “ngôn ngữ thơ trung đại không phát triển theo hướng giao tiếp trực tiếp, trò chuyện với người đọc mà gián tiếp, nó không nói với ai mà

nói với đất trời, với chính mình bằng năng lực nghe nhìn suy cảm”. [57, tr.

152]. “Nó không biểu thị trực tiếp chủ thể với các dạng thức như “tôi”,

“chúng tôi”,chúng ta” như thơ trữ tình hiện đại” [57, tr. 151]. Do đó, yếu

tố giọng điệu cá nhân chƣa có “đất” để manh nha khiến cho các dòng thơ trung đại thƣờng mơ hồ, khó hiểu.

Ngoài những đặc điểm trên, ngôn ngữ thơ trung đại còn thiếu tính liên tục, thiếu ý vị của lời nói tự nhiên nhƣng hàm xúc, “ý tại ngôn ngoại”.

Còn các phạm trù ngữ pháp thì đƣợc công thức hóa, đƣợc mô hình hóa một cách chặt chẽ.

Sang giai đoạn nửa sau của thế kỷ XVIII khi các yếu tố “tinh thần

phục hưng” xuất hiện, thơ ca trung đại đã tạo ra một bƣớc chuyển biến mới

về mặt thi pháp thể loại. Thơ hát nói xuất hiện đã phần nào phá vỡ một số công thức cố hữu vốn đƣợc coi là chuẩn mực trƣớc đó. Yếu tố niêm luật, đăng đối đƣợc thay dần bằng sự “tự do” trong ngữ điệu nói, ngôn ngữ thơ rất gần gũi với đời sống thƣờng ngày…Trong tƣơng lai không xa, một thời đại thơ Mới sẽ xuất hiện để xóa bỏ tất cả những khuôn xáo, trống rỗng về nghệ thuật lẫn nội dung tƣ tƣởng.

Một phần của tài liệu nghệ thuật tổ chức ngôn từ trong thơ hát nói của nguyễn công trứ (Trang 27 - 30)