GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TÁC GIẢ NGUYỄN CÔNG TRỨ

Một phần của tài liệu nghệ thuật tổ chức ngôn từ trong thơ hát nói của nguyễn công trứ (Trang 42 - 45)

1.5.1 Giới thiệu về cuộc đời, con ngƣời Nguyễn Công Trứ

Nguyễn Công Trứ sinh ra trong một gia đình không thuộc dòng

“trâm anh thế phiệt” nhƣ dòng họ Nguyễn Tiên Điền của Nguyễn Du. Cụ

thân sinh ra ông là Đức ngạn hầu Nguyễn Công Tấn đã từng làm quan trong triều Lê. Mẹ ông là con gái quan Quản Nội thị Cảnh Nhạc bá ở Sơn Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Niên hiệu Cảnh Hƣng thứ 38 (tháng chạp năm 1778) thì Nguyễn Công Trứ ra đời. Quê hƣơng của ông là làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Công Trứ lấy tiểu húy là Củng, tự là Tồn Chất, hiệu là Ngô Trai, biệt hiệu là Hy Văn.

Cuộc đời và con ngƣời “ông Hy Văn tài bộ” có một số điểm đáng chú ý. Thuở hàn vi, Nguyễn Công Trứ không những đọc sách Thánh hiền với mong ƣớc lập công danh cho thỏa chí làm trai mà ông còn đọc “Chư từ bách gia” và nghiên cứu cả binh thƣ, binh pháp nữa.

Trƣớc lúc ra làm quan, hơn 40 năm Nguyễn Công Trứ sống trong cảnh nghèo túng, bần hàn. Sự biến động dữ dội của thời đại cộng với sự khắc nghiệt của thiên nhiên miền Trung đã làm cho cuộc sống của gia đình ông ngày càng khó khăn. Bản thân Nguyễn Công Trứ cũng phải vất vả để mƣu sinh. Sự tác động mạnh mẽ của đời sống xã hội, nhất là tƣ tƣởng Nho gia đã làm nảy sinh cá tính độc đáo trong con ngƣời Nguyễn Công Trứ. Ông không bao giờ chịu bó mình trong khuôn khổ của lễ giáo phong kiến mà luôn ở

“ngoài vòng cương tỏa”, thích tự do, thích lối sống “ngất ngưởng” để trêu

tức ngƣời đời…

Đã nhiều lần lều chõng đi thi, nhƣng phải đến năm 42 tuổi Nguyễn Công Trứ mới đỗ đạt. Cuộc đời làm quan của ông không bằng phẳng, chuyện thăng chức, giáng chức xảy ra nhƣ cơm bữa hàng ngày. Từ thuở thiếu thời, Nguyễn Công Trứ đã mang trong mình một chí lớn, nhƣng ông không có tƣ tƣởng tranh bá đồ vƣơng. Vì thế, dù làm đến chức “thủ khoa”, “tham tán”,

“Tổng đốc Đông”, hay “doãn phủ Thừa Thiên” đi chăng nữa, Nguyễn Công

Trứ vẫn chủ trƣơng là một nhà Nho chân chính không bị lợi danh làm mờ mắt. Ra làm quan chính là cái cớ để ông có dịp thực hiện chí lớn của mình. Xuất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phát từ quan niệm “Vũ trụ nội mạc phi phận sự” nên ông quyết “Xẻ núi lấp sông”, “Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể”.

Cuộc đời làm quan của Nguyễn Công Trứ có hai việc đáng chú ý nhất

“dẹp loạn”“khai hoang”.

Hấp thụ tƣ tƣởng tống Nho một cách cứng nhắc nên Nguyễn Công Trứ đã nhất mực trung thành với triều đình nhà Nguyễn. Với tƣ tƣởng “trung thần bất sự nhị quân”, nhiều lần ông đã đàn áp lại các cuộc khởi nghĩa lớn của nông dân nhƣ cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành (1826), của Nùng Văn Vân (1833),…Ông chỉ biết trừ loạn để“cứu chúa an dân” mà không phân biệt đƣợc tính chất căn bản của các cuộc biến động.

Nhƣng bên cạnh đó, Nguyễn Công Trứ đã làm đƣợc rất nhiều việc có lợi cho dân mà điển hình là việc ông dâng sớ xin vua cho khai hoang vùng đất phù sa ven biển ở Kim Sơn (Ninh Bình), Tiền Hải (Thái Bình),…thành ruộng đồng, làng mạc. Những việc làm trên của ông không nằm ngoài mục đích đem lại ruộng cày, cơm ăn, áo mặc cho ngƣời dân.

Mặc dầu tƣ tƣởng Nho gia đã ăn sâu vào con ngƣời Nguyễn Công Trứ nhƣng không phải lúc nào ông cũng phục vụ một cách vô điều kiện cho bọn vua chúa đƣơng thời. Có lúc, ông đã đi theo con đƣờng của riêng mình để mang lại lợi ích cho dân. Qua chủ trƣơng bình Tây, ông đã tránh đƣợc cho dân một cuộc chiến tranh phi nghĩa “hao người, tốn của” do triều đình nhà Nguyễn phát động.

Khi thực dân Pháp đặt nền móng đô hộ nƣớc ta vào năm 1858, dù đã hơn 80 tuổi nhƣng Nguyễn Công Trứ vẫn nhất mực dâng sớ xin xuất trận, nhƣng không đƣợc triều đình nhà Nguyễn chấp thuận. Vào tháng 11 của năm đó, ông qua đời.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tóm lại, cuộc đời và con ngƣời Nguyễn Công Trứ có nhiều nét khác biệt mà ngƣời đời ít gặp trong hàng ngũ quan liêu đƣơng thời. Vì thế trong chính sử nhà Nguyễn, tên tuổi của Nguyễn Công Trứ đƣợc nhắc tới nhiều nhất.

Một phần của tài liệu nghệ thuật tổ chức ngôn từ trong thơ hát nói của nguyễn công trứ (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)