Sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Công Trứ có đƣợc hiện nay là kết quả sƣu tầm của nhiều ngƣời. Trong đó, không có văn tập thi tập mà chỉ có một số bài thơ, bài phú, câu đối và những bài tấu sớ.
Ở lĩnh vực thơ ca, Lê Thƣớc, Hoàng Ngọc Phách, Trƣơng Chính [55] sƣu tầm đƣợc 53 bài thơ luật và tứ tuyệt, 61 bài hát nói, 1 bài phú “Hàn nho
phong vị phú”, 10 câu đối (6 câu đối viết bằng tiếng Việt, 4 câu đối viết bằng
chữ Hán), 6 bài tấu sớ và 13 bài thơ văn chữ Hán.
Những chủ đề chính đƣợc nói đến trong thơ văn của Nguyễn Công Trứ là “chí nam nhi, triết lý cầu nhàn và hưởng lạc, cảnh nghèo và thế
thái nhân tình” [25, tr. 214]. Tác giả chủ yếu dùng chữ Nôm để sáng tác
văn chƣơng.
Sinh thời, Nguyễn Công Trứ không chủ trƣơng dùng thơ văn để lƣu danh hậu thế mà ngƣợc lại ông chỉ coi đó là phƣơng tiện để ghi chép cái chí lớn của mình. Tất cả những nội dung đƣợc thể hiện trong thơ nhƣ chí làm trai,
nợ tang bồng, lối sống “ngất ngưởng”…đều đƣợc ông cố gắng thực hiện ở
ngoài đời. Để thỏa sức“vẫy vùng trong bốn bể”, Nguyễn Công Trứ đã tìm đến thơ hát nói nhƣ một lẽ bình sinh. Không phải ngẫu nhiên mà số lƣợng các bài thơ hát nói lại chiếm ƣu thế hơn hẳn so với các thể loại khác nhƣ tấu, sớ, câu đối, thơ luật và thơ tứ tuyệt. So với các thể thơ khác của dân tộc, thơ hát nói ít bị ràng buộc nhất về niêm, luật. Theo sự nhìn nhận của Nguyễn Đức Mậu,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nguyễn Công Trứ là ngƣời có công rất lớn trong việc “hoànthiện một thể loại văn học” đó là thơ hát nói [32, tr. 9].
Tiểu kết chƣơng 1
Trong chƣơng này, chúng tôi đã tập trung vào đặc điểm ngôn ngữ thơ nói chung, ngôn ngữ thơ trung đại nói riêng, đặc điểm ngôn ngữ thơ hát nói để tạo cơ sở lý thuyết cho việc miêu tả đặc điểm ngôn ngữ thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ trong các chƣơng tiếp theo.
Bên cạnh đó, chúng tôi còn giới thiệu thêm những nét cơ bản về ca trù, hát nói, vị trí của thơ hát nói trong dòng văn học dân tộc, những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Công Trứ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CHƢƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÖC TRONG THƠ HÁT NÓI CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ
2. DẪN NHẬP
Mỗi thời kỳ lịch sử xã hội sẽ có một thể loại văn học phát triển trội hơn so với những thể loại khác. Ở Trung Quốc, đời Hán có phú, đời Tống có từ, đời Minh Thanh có tiểu thuyết chƣơng hồi,…Vào giai đoạn cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX, ở Việt Nam khúc ngâm và truyện Nôm đƣợc hình thành; sau đó phát triển đến đỉnh cao và đƣợc khẳng định bằng tên tuổi của Đặng Trần Côn (Chinh phụ ngâm), Nguyễn Gia Thiều (Cung oán ngâm), Nguyễn
Du(Truyện Kiều),…Nhƣng thể loại văn học đƣợc coi là hoàn thiện nhất trong
giai đoạn này không phải khúc ngâm, cũng không phải truyện Nôm mà chính là thơ hát nói. Ngƣời có công lớn nhất làm nên diện mạo của thể loại văn học này chính là Nguyễn Công Trứ.
Theo nhà nghiên cứu Vƣơng Lực thì “mỗi một thể tài văn học là
một tổ chức đặc thù về mặt kết cấu hình thức”. Đây là dấu hiệu quan
trọng để định hình và phân biệt các thể tài với nhau. Đặc điểm riêng biệt trong hình thức đƣợc thể hiện thông qua khổ thơ, dòng thơ, ngắt nhịp, gieo vần,…
Thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ, tuy có hình thức tƣơng đối linh hoạt song vẫn còn duy trì đƣợc một số đặc điểm cơ bản về hình thức của thơ hát nói nói chung. Điều này đƣợc thể hiện nhƣ sau:
2.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA KHỔ THƠ
Mỗi bài thơ hát nói đƣợc chia thành nhiều đoạn gọi là khổ bài. Căn cứ vào số khổ thì thơ hát nói chia làm ba loại: kiểu bài đủ khổ, kiểu bài dôi khổ và kiểu bài thiếu khổ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Khảo sát thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ, chúng tôi nhận thấy không có kiểu bài thiếu khổ mà chỉ có kiểu bài đủ khổ và dôi khổ.
2.1.1 Kiểu bài đủ khổ
Bài hát nói đủ khổ là loại bài có 3 khổ (11 dòng) trong đó khổ đầu gồm 4 dòng, khổ giữa gồm 4 dòng, riêng khổ cuối chỉ có 3 dòng.
Trong 60 bài hát nói của Nguyễn Công Trứ thì có 22 bài đủ khổ, chiếm 36,7 %. Đó là các bài “Thú tổ tôm”, “Quân tử cố cùng”, “Hàn Tín”,.... Ví dụ
bài “Danh lợi”:
Khổ đầu:
“Thành sự do thiên lý,
Gánh kiền khôn ai chẳng anh hùng, Sách có câu: cùng đạt biến thông, Lại có kẻ dập dìu danh với lợi.
Khổ giữa:
Hữu chí công danh tài bất lụy, Sơ lai bồng thỉ hựu hà phương Dễ mấy ai thôi dốc đống lương Mà người thế đã đem nhau vật sắc.
Khổ cuối:
Làng khanh tướng xưa nay mấy mặt, Cũng lắm phen nhục nhục vinh vinh. Mới hay thiên địa đa tình”.
Khảo sát 60 bài thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ, chúng tôi thấy có 8 / 22 bài hát nói đủ khổ với tổng số dòng là 13 nhƣng không có khổ dôi vì chứa mƣỡu. Đó là các bài “Vịnh mùa xuân”, “Vịnh mùa hạ”, “Vịnh mùa thu”,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
“Vịnh mùa đông”, “Nợ công danh”, “Đường công danh”, “Duyên gặp gỡ”
và “Vịnh chữ tình” .
Ví dụ bài “Vịnh mùa xuân” có chứa mƣỡu đầu:
Mƣỡu:
“Xuân sang hoa cỏ đua tươi,
Khoe màu quốc sắc, trẻ mùi thiên hương.
Khổ đầu:
Đầm ấm thủa tin xuân phút bắn, Khi phát sinh rải rác trên cành Thử tập bay, bướm mới uốn mình,
Muốn học nói, oanh còn lựa tiếng.
Khổ giữa:
Liễu hoàn cựu lục oanh do tĩnh Đào thi tân hồng điệp vị tri.
Mái đông phong mày liễu xanh rì, Đám tàn tuyết đầu non trắng xóa.
Khổ cuối:
Buổi hòa hú khí trời êm ả, Hội đạp thanh xa mã dập dìu. Nghìn vàng một khắc xuân tiêu”.
Trong các bài thơ hát nói, mƣỡu chỉ là nội dung phụ họa nên không đƣợc tính vào các khổ thơ.
2.1.2 Kiểu bài dôi khổ
Bài hát nói dôi khổ là kiểu bài có hơn 3 khổ. Khổ dôi ra là khổ liền kề với khổ giữa. Kiểu bài này chiếm một lƣợng lớn các sáng tác của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nguyễn Công Trứ (38 / 60 bài, chiếm 63,3 %). Kiểu bài hát nói dôi khổ có nhiều loại nhƣ:
Kiểu bài hát nói dôi 1 khổ.
Khảo sát 60 bài hát nói của Nguyễn Công Trứ, chúng tôi nhận thấy có 23 / 60 bài dôi 1 khổ, chiếm 38,3 %. Đó là các bài “Chơi xuân kẻo hét xuân đi”, “Vịnh say rượu”, “Nhân tình thế thái”,…
Ví dụ bài “Chơi xuân kẻo hết xuân đi”:
Khổ đầu:
“Ngẫm cho kỹ đến bất nhân là tạo vật, Đã sinh người lại hạn mấy năm,
Kể chi thằng lên bảy, đứa lên năm, Dẫu ba vạn sáu nghìn ngày là mấy chốc,
Khổ giữa:
Lại mang lấy lợi danh vinh nhục, Cuộc đời kia lắm lúc bi hoan. E đến khi hoa rữa trăng tàn,
Xuân một khắc dễ nghìn vàng đổi chác.
Khổ dôi:
Tế suy vật lý tu hành lạc
An dụng phù danh bạn thử thân. Song bất nhân mà lại chí nhân, Hạn lấy tuổi để mà chơi lấy.
Khổ cuối:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Nếu không chơi thiệt ấy ai bù.
Nghề chơi cũng lắm công phu”.
Kiểu bài hát nói dôi 2 khổ.
Có 10 / 60 bài dôi 2 khổ, chiếm 16,7 %, đó là các bài “Cầm kỳ thi tửu II”, “Thú thanh nhàn”, “Gánh gạo đưa chồng”,…
Ví dụ bài “Bài ca ngất ngưởng”:
Khổ đầu:
“Vũ trụ nội mạc phi phận sự, Ông Hy văn tài bộ đã vào lồng.
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông, Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.
Khổ giữa:
Lúc bình Tây, cờ đại tướng, Có khi về Phủ doãn Thừa – thiên, Đô môn giải tổ chi niên,
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.
Khổ dôi thứ nhất:
Kìa núi nọ phau phau mây trắng, Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi. Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.
Khổ dôi thứ hai:
Được mất dương dương người thái thượng Khen chê phơi phới ngọn đông phong.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,
Không phật, không tiên, không vướng tục.
Khổ cuối:
Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn Phú, Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.
Trong triều ai ngất ngưởng như ông!”
Kiểu bài hát nói dôi 3 khổ.
Kiểu bài này chiếm tỷ lệ rất ít trong thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ (4 / 60 bài, chiếm 6,7 %). Đó là các bài “Vịnh đồng tiền”, “Chữ nhàn”,
“Nhàn nhân với quý nhân” và “Con tạo ghét ghen”. Ví dụ bài “Chữ nhàn”:
Khổ đầu:
Thị tại môn tiền náo Nguyệt lai môn hạ nhàn,
So lao tâm lao lực cũng một đàn, Người nhân thế muốn nhàn sao được.
Khổ giữa:
Nên phải giữ lấy nhàn làm trước,
Dẫu trời cho có tiếc cũng xin nài.
Cuộc nhân sinh chừng bảy tám chín mười mươi, Mười năm trẻ, mười năm già không kể.
Khổ dôi thứ nhất:
Thoắt sinh ra thì đà khóc chóe, Trần có vui sao chẳng cười khì? Khi hỷ lạc, khi ái dục, lúc sầu bi,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chứa chi lắm một bầu nhân dục,
Khổ dôi thứ hai:
Tri túc tiện túc, đãi túc hà thì túc,
Tri nhàn tiện nhàn, đãi nhàn hà thì nhàn Cầm kỳ thi tửu với giang san,
Dễ mấy kẻ xuất trần xuất thế.
Khổ dôi thứ 3:
Ngã kim nhật tại tọa chi địa, Cổ chi nhân tằng tiên ngã tọa chi Ngàn muôn năm âu cũng thế ni Ai hay hát mà ai hay nghe hát
Khổ cuối:
Sông Xích – Bích buông thuyền năm Nhâm tuất Để ông Tô riêng một thú thanh tao.
Chữ nhàn là chữ làm sao ?”
Kiểu bài hát nói dôi 6 khổ.
Trong 60 bài thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ chỉ có bài “Luận kẻ sĩ” 33 dòng, dôi 6 khổ (chiếm 1,7 %).
Khổ đầu:
“Tước hữu ngũ, sĩ cư kỳ liệt Dân hữu tứ, sĩ vi chi tiên. Có giang san thời sĩ đã có tên, Từ Chu, Hán vốn sĩ này là quý.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Miền hương đảng đã khen rằng hiếu đễ,
Đạo lập thân phải giữ lấy cương thường. Khí hạo nhiên chí đại chí cương,
So chính khí đã đầy trong trời đất.
Khổ dôi thứ nhất:
Lúc vị ngộ hối tàng nơi bồng tất, Hiêu hiêu nhiên điếu Vị canh Sằn Xe bồ luân dầu chưa gặp Thang Văn Phù thế giáo một vài câu thanh nghị.
Khổ dôi thứ hai:
Cầm chính đạo để tịch tà cự bí,
Hội cuồng lan nhi trướng bách xuyên. Rồng mây khi gặp hội ưa duyên,
Đem quách cả sở tồn làm sở dụng.
Khổ dôi thứ ba:
Trong lăng miếu ra tài lương đống, Ngoài biên thùy rạch mũi can tương. Sĩ làm cho bách thế lưu phương, Trước là sĩ, sau là khanh tướng.
Khổ dôi thứ tƣ:
Kinh luân khởi tâm thượng, Binh giáp tàng hung trung. Vũ trụ chi gian giai phận sự. Nam nhi đáo thử thị hào hùng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Khổ dôi thứ năm:
Nhà nước yên mà sĩ cũng thung dung, Bấy giờ sĩ mới tìm ông Hoàng Thạch. Năm ba chú tiểu đồng lếch thếch, Tiêu dao nơi hàn cốc thâm sơn.
Khổ dôi thứ 6:
Nào thơ, nào rượu, nào địch, nào đờn, Đồ thích chí chất đầy trong một túi.
Khổ cuối:
Mặc ai hỏi, mặc ai không hỏi,
Gẫm việc đời mà lắm kẻ trọc, thanh. Này này sĩ mới hoàn danh”.
Theo Nguyễn Viết Ngoạn [34] thì đây là “bài hát nói dôi khổ dài nhất
mà chưa có tác giả nào làm vậy”. Nội dung của bài chính là bản tuyên ngôn
hành động của Nguyễn Công Trứ.
Khảo sát thơ hát nói của một số tác giả khác nhƣ của Nguyễn Bá Xuyến, chúng tôi thấy phần lớn là kiểu bài dôi khổ (18 / 32 bài). Ngƣợc lại, các bài thơ hát nói của Nguyễn Đức Ý chủ yếu thuộc kiểu bài đủ khổ (7 / 9 bài).
Tóm lại, trong thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ thì kiểu bài dôi khổ chiếm ƣu thế hơn hẳn.
2.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA DÕNG THƠ
Hát nói đƣợc coi là một thể thơ tự do, không bị giàng buộc về niêm luật nên số âm tiết / dòng và số dòng / bài rất đặc biệt, không theo một quy tắc nào cả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.2.1 Đặc điểm về số âm tiết / dòng thơ
Số âm tiết / dòng trong thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ đƣợc kết cấu theo kiểu tự do, không bị hạn định về số lƣợng nên rất đa dạng. Có 11 kiểu dòng / 911 dòng trong 60 bài hát nói của Nguyễn Công Trứ. Dòng có ít âm tiết nhất là 4, (4 dòng, chiếm 0,4 %). Ví dụ:
“ Hà vật lão ẩu”
(Vịnh Trần Đoàn)
Dòng có nhiều âm tiết nhất là 14 (1 dòng, chiếm 0,1 %). Ví dụ:
“Phú quý tương dĩ hậu ngô sinh, bần tiện tương dĩ ngọc ngô thành”.
(Quân tử cố cùng)
Bên cạnh việc sử dụng kiểu dòng phổ biến là 7 âm tiết (471/ 911 dòng, chiếm 51,7%), 8 âm tiết (254 / 911 dòng, chiếm 27,9 %), 6 âm tiết (129 / 911 dòng, chiếm 14,2 %), Nguyễn Công Trứ còn sử dụng thêm một số kiểu dòng khác nhƣ kiểu dòng 5 âm tiết (20 / 911 dòng, chiếm 2,2 %), 9 âm tiết (20 / 911 dòng, chiếm 2,2 %), 10 âm tiết (3 / 911 dòng, chiếm 0,3 %), 11 âm tiết (4 / 911 dòng, chiếm 0,4 %), 12 âm tiết (5 / 911 dòng, chiếm 0,5 %), 14 âm tiết (1/ 911 dòng, chiếm 0,1 %).
Trong thơ hát nói của Nguyễn Bá Xuyến, Dƣơng Khuê, Phan Nguyên Hòa,…thì chủ yếu nhất vẫn là kiểu dòng 7 – 8 âm tiết. Chẳng hạn bài “Triều
đình hữu đạo” của Nguyễn Bá Xuyến:
“Triều đình hữu đạo thanh xuân hảo, (7 âm tiết)
Buổi thanh nhàn hảo hội năm ba. (7 âm tiết)
Hảo thi, hảo tửu, hảo cầm ca, (7 âm tiết)
Thanh sắc ấy tưởng nhân duyên cánh hảo. (8 âm tiết)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Khúc Quan thư: “Quân tử hảo cầu”. (7 âm tiết)
Người văn nhân gặp khách hồng lâu, (7 âm tiết)
Duyên hảo hợp để bắc cầu Ô thước, (8 âm tiết)
Hảo tá lương nhân đề túc ước. (7 âm tiết)
Hảo tâm tương sự kí tương tri, (7 âm tiết)
Kháp phùng hảo tiết giai kỳ.” (6 âm tiết)
Thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ không bị hạn định bởi số âm tiết / dòng nhƣng dòng cuối cùng trong bài thƣờng là 6 âm tiết (57 / 60 bài). Ví dụ dòng cuối cùng của bài “Con tạo ghét ghen”:
“Tức mình muốn hỏi cho ra”
có 6 âm tiết.
Thơ hát nói của Nguyễn Bá Xuyến, Dƣơng Khuê, Cao Bá Quát…cũng kết thúc bài thơ bằng dòng lục để “tạo cảm giác nghĩ ngợi, chờ đợi, bâng khuâng” [31]. Ví dụ, dòng kết thúc bài “Trùng cửu đăng sơn đắc vũ” của Trần Nhật Tỉnh:
“Tiếng đàn tiếng hát ngân nga”.
cũng là một dòng lục.
Việc kết thúc một bài hát nói theo cách trên là do thể hát nói tiếp thu điệu “hát giai” của lối hát cửa đình bởi “hát tế thần”, “hát dã sử”, “hát vịnh
cảnh” đều kết thúc bài bằng 6 âm tiết. Theo các nhà nghiên cứu thì dòng hãm
lục chính là điệu phách của thơ hát nói.
So với thơ hát nói, thể Từ của Trung Quốc có một số điểm khác biệt. Số âm tiết / dòng trong thơ hát nói là tƣơng đối tự do còn trong thể Từ thì ngƣợc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
lại, các điệu Từ thƣờng quy định số âm tiết / dòng. Do vậy, các điệu Từ khác nhau thì số âm tiết / dòng cũng khác nhau.
Ví dụ, điệu “Đạp sa hành” của thể Từ gồm 10 dòng, chia làm hai đoạn với số âm tiết / dòng nhƣ sau:
Trong đoạn 1: dòng 1 và dòng 2, mỗi dòng có 4 âm tiết; dòng 3, 4, và 5,