XUẤT HIỆN NHIỀU ĐỘNG TỪ MẠNH

Một phần của tài liệu nghệ thuật tổ chức ngôn từ trong thơ hát nói của nguyễn công trứ (Trang 113 - 115)

Ở đề tài nào, Nguyễn Công Trứ cũng sử dụng nhiều động từ mạnh mang nghĩa khẳng định, bắt buộc, nhấn mạnh, kiên quyết…để khoe tài, cậy tài, hƣởng thụ niềm vui thú,…

Khi viết về đề tài thuật trí, để khẳng định mình trong vũ trụ với khát vọng lập công danh thì mới đáng “bậc trượng phu”, Nguyễn Công Trứ đã sử dụng 64 động từ mạnh nhƣ “quyết”, “gắng gỏi”, “vẫy vùng”, “nát”, “xẻ”,

“phải”, “trót”, “rũ sạch”,….ở các bài “Chí nam nhi”, “Quân tử cố cùng”,

“Luận kẻ sĩ”,…Ví dụ:

Không ngươi cùng nát với cỏ cây,”

(Luận kẻ sỹ)

“Trót sinh ra thời phải có chi chi”.

(Chí nam nhi)

“Quyết tang bồng cho phỉ chí trượng phu.”

(Đƣờng công danh)

Khi viết về thú ăn chơi, tác giả đã sử dụng 23 động từ mạnh nhƣ “nợ”,

“lừa”, “ném”, “tỉnh”, “bẻ”…trong các bài “Thú thanh nhàn”, “Nhàn nhân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn “Một mai bẻ quế thiềm cung,

Trăng đưa đàn nguyệt sấm rồng trống lôi”.

(Thú thanh nhàn)

“Cuộc hành lạc bao nhiêu là lãi đấy,

(Chơi xuân kẻo hết xuân đi)

Khi viết đề tài nhân tình thế thái, Nguyễn Công Trứ đã đứng trên quan điểm Nho gia để phán đoán việc đời vì thế trong cách hành xử của ông có phần cứng nhắc. Trong bài “Vịnh Thúy Kiều”, do không tán thành với việc làm của Kiều nên Nguyễn Công Trứ đã “trách Kiều và kết tội Kiều bằng một giọng văn đầy định kiến, thấm đẫm chất Nho giáo. Sự xuất hiện của nhiều động từ mạnh đã khiến cho ngữ điệu của một số dòng thơ bị trùng xuống. Chẳng hạn:

“Cánh hoa tàn đem bán lại chốn thanh lâu”.

Nguyễn Công Trứ đã kết tội Kiều qua động từ “tà dâm” rồi cho nàng là

“đoạn trường”, “đáng kiếp”…Tác giả đã thật nghiêm khắc, nghiêm khắc đến

nỗi bất công khi đánh giá một ngƣời phụ nữ trong chế độ cũ.

So với đề tài thuật trí, ở đề tài thế thái nhân tình lƣợng động từ mạnh xuất hiện ít hơn (31 / 64 động từ).

Ở những đề tài còn lại nhƣ vịnh cảnh (“Vịnh mùa xuân”, “Vịnh cảnh

Hà Nội”, “Vịnh hồ Tây”),…, vịnh vật (“Vịnh đồng tiền”), vịnh văn chƣơng

(“Vịnh tiền Xích Bích”, “Vịnh hậu Xích Bích”,…) mật độ xuất hiện của các

động từ mạnh không nhiều. Do khuôn khổ của luận văn nên chúng tôi không đi sâu tìm hiểu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu nghệ thuật tổ chức ngôn từ trong thơ hát nói của nguyễn công trứ (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)