Luật bằng – trắc trên các dòng thơ

Một phần của tài liệu nghệ thuật tổ chức ngôn từ trong thơ hát nói của nguyễn công trứ (Trang 67 - 143)

Khảo sát thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ, chúng tôi thấy: Với dòng 5 âm tiết:

Những bài thơ hát nói có 1 dòng 5 âm tiết và nằm ở bất kỳ vị trí nào trong bài thì âm tiết cuối bao giờ cũng mang thanh trắc (10 / 60 bài, chiếm 16,7 %) . Ví dụ:

“Thi tửu cầm kỳ khách”

B T B B T (Cầm kỳ thi tửu II)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Những bài hát nói có 2 dòng thơ 5 âm tiết đặt liền nhau (5 / 60 bài, chiếm 8,3 %) ở bất kỳ vị trí nào trong bài thì âm tiết cuối dòng thứ nhất sẽ mang thanh trắc, âm tiết cuối dòng thứ hai mang thanh bằng. Ví dụ:

“Thông minh nhất nam tử

T

Yếu vi thiên hạ kỳ”.

B

(Chí nam nhi) Với dòng thơ 6, 8 âm tiết:

Trong các bài thơ hát nói của nguyễn Công Trứ, luật bằng – trắc trên các dòng thơ 6, 8 âm tiết phần lớn rất đúng với luật bằng – trắc trong thơ lục bát truyền thống của dân tộc. Tức là các âm tiết trong dòng lục ở các vị trí 2, 4, 6 có sự đối xứng bằng – trắc và các âm tiết ở dòng bát ở vị trí 6, 8 có sự đối lập về âm vực. Ví dụ: “Hôi tanh chẳng thú vị gì, 2B 4T 6B Thế mà ai cũng kẻ vì người yêu”. 6 8 (Vịnh đồng tiền)

Ở vị trí 2, 4, 6 trong dòng 6 âm tiết có sự đối xứng B – T – B của

“tanh”, “thú”“gì”. Còn“vì” “yêu” có sự đối lập nhau về âm vực cao –

thấp của thanh huyền với thanh không dấu ở dòng 8 âm tiết.

Trong thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ, có 5 trƣờng hợp sau là không đúng với sự đối xứng bằng – trắc trên dòng 6 âm tiết nhƣ:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn “Chim thì lông, hoa thì cánh”

2B 4B 6T

Trƣờng hợp 2: dòng 9 của bài “Nợ phong lưu”. “Giải kiết dẫu sao sao nữa”

2T 4B 6T

Trƣờng hợp 3:dòng 6 của bài “Đánh thức người đời”.

“Lại muốn theo phường thái cực”

2T 4B 6T

Trƣờng hợp 4: dòng 3 của bài “Gánh trung hiếu”.

“Thượng vị đức, hạ vị dân”

2T 4T 6B

Trƣờng hợp 5: dòng 7 của bài “Nhàn nhân với quý nhân”.

“Khi gió mát, lúc trăng thâu”

2T 4T 6B

Với dòng thơ 7 âm tiết:

Các dòng thơ 7 âm tiết thƣờng có sự đối xứng B – T – B và T – B – T ở các vị trí 2, 4, 6. Trong 60 bài hát nói của Nguyễn Công Trứ có 131 / 911 dòng (chiếm 14,4 %) có sự đối xứng trên. Chẳng hạn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Ngâm cùng trăng gió vài câu kiểng,

2B 4T 6B

Tính với giang sơn mấy chuyện đời”

2T 4B 6T (Thích chí ngao du)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Không những vậy, luật bằng – trắc còn tạo ra sự tƣơng xứng trực tiếp về bằng – trắc giữa hai dòng thất liền kề. Trong 60 bài hát nói của Nguyễn Công Trứ có 84 / 911 dòng (chiếm 9,2 %) có sự tƣơng xứng nhƣ vậy. Ví dụ dòng 7 và 8:

Thuốc độc phun Tần lên mây Sở

T T B B B B T

Mùi thơm ngậm Hán trún cho Hàn

B B T T T B B

bài “Vịnh Trương Lưu Hầu” có sự đối xứng nhƣ vậy.

Sự xuất hiện của phép tƣơng xứng trực tiếp về bằng – trắc trong thơ hát nói đã chứng tỏ đƣợc sự tài tình trong cách thức tổ chức, sắp xếp các đơn vị từ ngữ của Nguyễn Công Trứ để tạo ra những dòng thơ hay, độc đáo cả về hình thức lẫn nội dung.

Với các dòng thơ 9, 10, 11, 12, 13, 14 âm tiết:

Luật bằng – trắc chi phối các dòng thơ nhiều âm tiết không theo những quy tắc nhất định. Vì vậy, chúng tôi không đi sâu tìm hiểu.

Ở một số dòng thơ, Nguyễn Công Trứ sử dụng rất nhiều âm tiết đứng liền nhau mang thanh bằng hoặc thanh trắc. Kết quả khảo sát cho thấy có 22/ 911 dòng thơ xuất hiện nhiều âm tiết kề nhau mang thanh bằng. Phần lớn chúng nằm trong các câu lục cuối bài để tạo âm điệu bằng phẳng, để tác giả tổng kết nội dung phần cuối bài. Ngoài ra, những dòng thơ chứa nhiều âm tiết mang thanh bằng này còn nằm rải rác trong một số bài nhƣ dòng 3

(Trong trần mấy mặt làng chơi, Cân tạo hóa, Công khai thác), dòng 14 (Yêu

hoa), dòng 11(Thú tổ tôm), dòng 17, 19 (Vịnh tiền Xích Bích)…Ví dụ dòng 12

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

“Ngàn năm dầu đục dầu trong khôn bàn”

B B B T B B B B

Có 6 / 911 dòng thơ có nhiều âm tiết kề nhau mang thanh trắc nhƣ dòng

7 (Vịnh Phật), dòng 1 (Gánh trung hiếu, Bài ca ngất ngưởng), dòng 9 (Hàn

Tín), dòng 3 (Vịnh đồng tiền). Ví dụ:

“Vũ trụ nội mạc phi phận sự”

T T T T B T T

(Bài ca ngất ngƣởng)

Các dòng thơ mang thanh trắc thƣờng tạo ra âm điệu rắn rỏi, gân guốc rất thích hợp để Nguyễn Công Trứ khoe tài, cậy tài. Còn các dòng thơ mang thanh bằng thƣờng tạo ra âm điệu phẳng lặng thƣờng đƣợc tác giả sử dụng để viết về đề tài “thế thái nhân tình”.

Tóm lại, phần lớn cách ngắt nhịp, gieo vần, vị trí của âm tiết trong các dòng thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ đều chịu sự chi phối của luật bằng – trắc.

Những bài hát nói của các bậc “tiền bối” trƣớc Nguyễn Công Trứ nhƣ Nguyễn Bá Xuyến, Nguyễn Quý Tân,…không có sự nhất quán về luật bằng – trắc ở các âm tiết cuối dòng thơ. So sánh hai bài thơ hát nói của Nguyễn Bá Xuyến: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ 1: bài Ba vạn sáu ngàn ngày là chẵn vốn”

“Ba vạn sáu ngàn ngày là chẵn vốn, (T)

Nợ buôn già ai kẻ đã quen lừa. Khác nhau ra kẻ nhỏ người to, Co cỏm mãi lấy đâu làm lãi lớn. (T) Vạn vạn lợi cũng xoay trong một vốn, (T)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Hãy khao cho thiên hạ cùng tiêu.

Thu vào tính nọ bao nhiêu”.

Ví dụ 2: bài “Vừng ngân chếch choáng”:

Vừng ngân chếch choáng chưa tròn, (B)

Cây quanh ô thước véo von cành dài. Vòng vây quanh cây,

Ô thước véo von cành dài. (B) Vòng tròn tính độ đêm hai, (B)

Lòng quê thương kẻ sớm mai đeo tiền.”

chúng ta sẽ thấy đƣợc điều đó. 2.5 ĐẶC ĐIỂM CỦA VẦN

2.5.1 Lối gieo vần chân

Thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ chủ yếu gieo vần chân (368 / 487 cặp vần, chiếm 75,6 %) theo quy tắc luân phiên bằng – trắc giữa các cặp vần với nhau tính từ dòng thứ 2 trở đi. Ví dụ bài “Gánh trung hiếu”:

Dòng 1: “Vũ trụ chức phận nội,

Dòng 2: Đấng trượng phu một túi kinh luân.

Dòng 3: Thượng vị đức, hạ vị dân,

Dòng 4: Sắp hai chữ quân thân mà gánh vác. Dòng 5: Có trung hiếu nên đứng trong trời đất,

Dòng 6: Không công danh thời nát với cỏ cây

Dòng 7: Chí tang bồng hồ thỉ dạ nào khuây,

Dòng 8: Phải hăm hở ra tài kinh tế, Dòng 9: Người thế giả nợ đời là thế,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Dòng 10: Của đồng lần thiên hạ tiêu chung. Dòng 11: Hơn nhau hai chữ anh hùng”.

(Gánh trung hiếu)

có 5 cặp vần chân ở các vị trí dòng 2 và 3, 4 và 5, 6 và 7, 8 và 9, 10 và 11. Tóm lại, trong thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ, các cặp vần chân luôn chiếm ƣu thế về mặt số lƣợng, cố định về mặt vị trí.

Trong thơ hát nói của Nguyễn Bá Xuyến, các cặp vần chân thƣờng không cố định về mặt vị trí. Chẳng hạn trong bài “Bất quá tức sở cư”

“Bất quá tức sở cư chi vị, Hoặc xuân du hoặc hạ thưởng, Hoặc thu ẩm hoặc đông ngâm. Người đầm sen biết thú sen đầm, ….v…v…

Của Nguyễn Bá Xuyến thì vần chân đƣợc gieo từ âm tiết cuối dòng thứ 3. Còn trong bài “Tu kỉ đãn tri” thì vần chân lại đƣợc gieo từ âm tiết cuối dòng 2:

“Tu kỉ đãn tri vi lạc thiện, Trí thân vị tất độc thư đa. Phận ở trời mà họa của nhà, …………..v………v……….

Sau Nguyễn Công Trứ, lối gieo vần chân trong thơ hát nói của Dƣơng Khuê, Nguyễn Khuyến,…đã ổn định hơn, không bị xáo trộn về vị trí nhƣ của các bậc tiền bối. Bài “Vườn Bùi chốn cũ” của Nguyễn Khuyến, các cặp vần chân đã đúng về mặt vị trí theo luật bằng trắc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vườn Bùi chốn cũ

Bốn mươi năm lụ khụ về đây,

Trông ngoài sân đua nở mấy chồi cây. Thú khâu hác lâm tuyền âu cũng thế, Bành Trạch cầm xoang ngâm trước ghế. Ôn Công rượu nạt chuốc chiều xuân. Ngọn gió xuân ngoảnh lại lệ đầm khăn, Chí thương hải tang điền qua mấy lớp. Ngươi chớ hận Lỗ Hầu chẳng gặp, Như lơ thơ tóc trắng làm chi, Đi về sao chẳng về đi.”

Khác với thơ hát nói, thể Từ của Trung Quốc chỉ dùng một loại vần cố định (cùng bằng hoặc cùng trắc). Chẳng hạn điệu “Mãn giang hồng”:

“Nộ phát xung quan, Bằng lan xứ,

Tiêu tiêu vũ yết. Đài vọng nhỡn,

Ngưỡng thiên trường khiếu, Tráng hoài khích liệt.

Tam thập công danh trần dữ thổ, Bát thiên lý lộ vân hòa nguyệt. Mặc đẳng nhàn,

Bạch liễu thiếu niên đầu. Không bi thiết,

…..v….v…..”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.5.2 Lối gieo vần lƣng

Ngoài lối gieo vần chân, thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ còn xuất hiện lối gieo vần lƣng (119 / 487 cặp, chiếm 24,4 %) ở các vị trí khác nhau trong dòng thơ. Cụ thể là:

2.5.2.1 Gieo vần lưng ở âm tiết thứ 2

Vần lƣng đƣợc gieo ở âm tiết 2 chỉ xuất hiện trên dòng thơ 7 – 8 âm tiết (7 trƣờng hợp, chiếm 1,4 %). Ví dụ về cách gieo vần lƣng ở vị trí 2 trên dòng 7 âm tiết (4 trƣờng hợp, chiếm 0,8 %):

“Trót đa mang khúc hát cung đàn, Nên dan díu mối tình chưa dứt.”

1 2 3 4 5 6 7 (Cảnh biệt ly)

Ví dụ cách gieo vần lƣng ở vị trí 2 trên dòng 8 âm tiết (3 trƣờng hợp, chiếm 0,6 %):

“Đành hay trời đất dành cho,

Hai kho phong nguyệt nghìn thu hãy còn”.

1 2 3 4 5 6 7 8 (Vịnh tiền Xích Bích)

Các dòng thơ có 5, 6, 9, 10, 11, 12, 13, 14 âm tiết không xuất hiện lối gieo vần lƣng ở âm tiết thứ 2.

2.5.2.2 Gieo vần lưng ở âm tiết thứ 3

Có 15 trƣờng hợp vần lƣng đƣợc gieo ở âm tiết thứ 3 (chiếm 3,0 %), phần lớn nằm trên dòng thơ 7 âm tiết (11 / 15 trƣờng hợp, chiếm 2,3 %). Ví dụ:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn “Tỳ bà hữu hạnh phùng Tư mã,

Quân tử đa tình cánh khả lân”.

1 2 3 4 5 6 7 (Duyên gặp gỡ)

Những dòng thơ có 5, 6, 10, 11, 12, 13, 14 âm tiết không xuất hiện lối gieo vần trên.

2.5.2.3 Gieo vần lưng ở âm tiết thứ 4

Có 18 trƣờng hợp vần lƣng đƣợc gieo ở vị trí thứ 4 (chiếm 3,7 %) chủ yếu xuất hiện trên dòng thơ 7 âm tiết (7 trƣờng hợp, chiếm 1,4 % ), 8 âm tiết (9 trƣờng hợp, chiếm 1,6 %). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ1: hai dòng thơ

“Gánh kiền khôn ai chẳng dám anh hùng, Sách có câu: cùng đạt biến thông”.

1 2 3 4 5 6 7

bài “Danh lợi” có vần “cùng” đƣợc gieo ở vị trí 4 trên dòng thơ 7 âm tiết. Ví dụ 2: hai dòng thơ

“Con cò lặn lội bờ sông,

Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non”.

1 2 3 4 5 5 7 8 (Gánh gạo đƣa chồng)

Có vần “ông” đƣợc gieo ở vị trí 4 trên dòng thơ 8 âm tiết.

Trong 60 bài thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ, chỉ xuất hiện 1 trƣờng hợp vần lƣng đƣợc gieo ở vị trí 4 trên dòng 6 âm tiết. Ví dụ:

“Đã đem vào cuộc hý trường, Lại muốn theo phường thái cực”

1 2 3 4 5 6 (Đánh thức ngƣời đời)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.5.2.4 Gieo vần lưng ở âm tiết thứ 5

Vần lƣng đƣợc gieo ở âm tiết thứ 5 (37 / 487 cặp vần, chiếm 7,6 %) xuất hiện chủ yếu trên dòng 7 âm tiết (13 trƣờng hợp, chiếm 2,7 %), dòng 8 âm tiết (24 trƣờng hợp, chiếm 4,9 %). Ví dụ về cách gieo vần lƣng ở vị trí 5 trên dòng thơ 7 âm tiết:

Trai anh hùng gặp gái thuyền quyên,

Trong nhất kiến tình duyên như đã”.

1 2 3 4 5 6 7 (Duyên gặp gỡ)

Ví dụ về cách gieo vần lƣng ở vị trí 5 trên dòng 8 âm tiết:

“Tang bồng là cái nợ,

Làm tài trai chi sợ áng công danh.”

1 2 3 4 5 6 7 8 (Quân tử cố cùng)

2.5.2.5 Gieo vần lưng ở âm tiết thứ 6

Trong 60 bài thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ, vần lƣng đƣợc gieo nhiều nhất ở âm tiết thứ 6 (42 trƣờng hợp, chiếm 8,6 %). Trong đó có 6 trƣờng hợp vần lƣng đƣợc gieo ở dòng 7 âm tiết, chiếm 1,2 %. Ví dụ:

“Thôi thôi chơi cũng là chơi vậy, Biết mùi chơi chưa dễ mấy người”.

1 2 3 4 5 6 7 (Trong trần mấy mặt làng chơi)

Phần lớn vần lƣng ở vị trí 6 đƣợc gieo trên dòng 8 âm tiết (34 trƣờng hợp, chiếm 7,0 %). Ví dụ:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn “Lúc tuổi xanh chi khỏi cậy tài.

Sức bay nhảy tưởng ra ngoài đào chú”.

1 2 3 4 5 6 7 8 (Con tạo ghét ghen)

Ngoài ra, cách gieo vần lƣng ở vị trí 6 còn xuất hiện trên cả dòng 9 âm tiết nhƣng rất ít, chỉ có 2 trƣờng hợp, chiếm 0,4 %. Ví dụ:

“Từ Mã Giám Sinh cho đến chàng Từ Hải, Cánh hoa tàn đem bán lại chốn thanh lâu”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 2 3 4 5 6 7 8 9 (Vịnh Thúy Kiều)

2.5.2.6 Gieo vần theo lối vắt dòng

Trong 60 bài hát thơ nói của Nguyễn Công Trứ có hiện tƣợng gieo vần vắt dòng (13 trƣờng hợp, chiếm 2,6 %), tức là âm tiết cuối cùng của dòng trƣớc hiệp vần với âm tiết đầu tiên của dòng sau. Ví dụ:

Bài “Nghĩa người đời” có một cặp vần “trừ - từ” đƣợc gieo theo

lối vắt dòng:

“Công đâu tạo hóa khéo thừa trừ, Từ nghìn trước để nghìn sau”.

Bài “Vịnh sầu tình” có một cặp vần “ái – cái” đƣợc gieo theo lối vắt dòng:

“Càng tài tử càng nhiều tình ái, Cái sầu kia theo hình ấy mà ra.” 2.5.2.7 Gieo vần tập trung

Có rất nhiều bài trong thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ có hiện tƣợng gieo vần tập trung trên một số dòng thơ cạnh nhau để nhấn mạnh, để tạo ra âm hƣởng riêng trong toàn bài cho từng bài. Chẳng hạn:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn “Ngoài biên thùy rạch mũi can tương,

Sĩ làm cho bách thế lưu phương, Trước là sĩ sau là khanh tướng. Kinh luân khởi tâm thượng”,

(Luận kẻ sĩ) Hoặc:

“Duyên ngư thủy hội long vân còn đó, Miếng đỉnh chung cho biết mùi đời. Nhắn trăng nhủ gió đưa người, Bẻ ngành đơn quế cho rồi liền tay. Trần ai ai có kém ai”.

(Nợ tang bồng)

Tóm lại, lối gieo vần chân trong 60 bài thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ bị cố định về mặt vị trí, chịu sự chi phối chặt chẽ của luật bằng – trắc. Còn lối gieo vần lƣng thì rất đa dạng, phong phú. Chúng không bị bó buộc về mặt vị trí, không chụi sự chi phối chặt chẽ của luật bằng – trắc nhƣ lối gieo vần chân. Trong lối gieo vần lƣng, phổ biến hơn cả vẫn là lối gieo vần vị trí 6 trên dòng 8 âm tiết vì trong các bài hát nói của Nguyễn Công Trứ xuất hiện rất nhiều dòng thơ lục bát. Những dòng thơ nhiều âm tiết (9, 10, 11, 12, 14 âm tiết) thƣờng không xuất hiện lối gieo vần lƣng. So với các thể thơ khác nhƣ thể ngũ ngôn, lục ngôn, lục bát, song thất lục bát thì lối gieo vần trong thơ hát nói trội hơn nhiều về mặt số lƣợng lẫn vị trí của vần. Nhƣ vậy, cách gieo vần đã tạo ra một đặc điểm rất riêng để phân biệt thơ hát nói với các thể thơ khác của dân tộc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Khảo sát các bài thơ hát nói của các bậc tiền bối nhƣ Nguyễn Bá Xuyến, Cao Bá Quát,…chúng tôi nhận thấy lối gieo vần lƣng xuất hiện rất ít và hầu nhƣ không có. Chẳng hạn, bài “Bài ca tỏ chí” của Nguyễn Bá Xuyến:

“Long vân thiên tải hội Cung kiếm nhất nhàn quan

Áng vũ thành muôn nghìn dặm giang san. Tay chế gấm mới học đòi niên ngoại, Dấu cung kiếm gỡ lần dây Bột Hải, Đặt chiếu chăn cho êm lũ Nhạn hồng. Những đoàn thử tước vắng không, Hỏi án độc chẳng rung chi một tiếng.

Một phần của tài liệu nghệ thuật tổ chức ngôn từ trong thơ hát nói của nguyễn công trứ (Trang 67 - 143)