Giải pháp phát triển ngành điều Việt Nam

Một phần của tài liệu thực trạng xuất khẩu 10 ngành chủ lực việt nam (Trang 70 - 72)

Để giữ vững vị thế và tăng khả năng phát triển thị trường điều trong điều kiện hội nhập, thì các doanh nghiệp cũng như nông dân hoạt động trong ngành hàng điều cần nâng cao năng suất, chú trọng đến chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Nâng cao năng suất bằng việc trồng mới và thay thế giống điều đã thái hoá. Cụ thể là các tỉnh trồng điều trọng điểm tại vùng Đông Nam Bộ đã và đang thực hiện kế hoạch quy hoạch lại các vùng trồng điều theo hướng chuyên canh và thâm canh cây điều bằng các giống cao sản mới, nhằm phát triển điều một cách bền vững. Các tỉnh này phấn đấu đến năm 2010, diện tích trồng điều bằng giống cao sản mới đạt hơn 50% tổng diện tích của khu vực. Và đưa diện tích trồng điều của cả nước từ 350.000 ha lên 450.000 ha vào năm 2010. Năng suất bình quân của ngành điều cả nước sẽ đạt 1,4-2 tấn/ha nhằm đưa sản lượng điều thô lên 500.000 tấn. Kim ngạch xuất khẩu nông sản này dự tính ở mức gần 700 triệu USD vào năm 2010 và 820 triệu USD vào năm 2020.

Tuy nhiên, sản lượng điều thô trên vẫn chưa đủ cho chế biến xuất khẩu. Vì vậy, trong quyết định số 39/2007/QĐ-BNN phê duyệt phát triển ngành điều đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Bộ NN-PTNT dự tính sẽ nhập khẩu 125.000 tấn điều thô từ

nay đến năm 2010. Quyết định này yêu cầu các tỉnh và địa phương sắp xếp lại các cơ sở chế biến điều theo hướng đến năm 2010 không mở thêm công suất, giảm dần các cơ sở chế biến nhỏ bằng cách lập các công ty, tập đoàn có tiềm lực tài chính mạnh, trình độ công nghệ cao, thương hiệu mạnh để tham gia thị trường thế giới. Căn cứ nhu cầu thị trường, các nhà máy nên đầu tư phát triển chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm, tạo nên sự phát triển bền vững. Phấn đấu đến 2010 có khoảng 20% nhân điều được chế biến ra các sản phẩm ăn trực tiếp (nhân điều rang muối, chiên bơ, bánh kẹo nhân điều…), sản xuất các sản phẩm chế biến từ quả điều (rượu, nước giải khát…), dầu điều cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Hiệp hội Điều Việt Nam sẽ tích cực nâng cao vai trò hoạt động hơn nữa để thực hiện tốt việc phối hợp các doanh nghiệp trong công tác dự báo thị trường, khoa học công nghệ, thông tin, xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm; xây dựng quỹ bảo hiểm cho sản xuất, xuất khẩu nhân điều. Đồng thời, tiến tới thành lập các câu lạc bộ và hiệp hội những người trồng điều ở các vùng trọng điểm như Bình Phước, Đồng Nai, Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Bình Thuận…Các hợp tác xã dịch vụ làm đầu mối cung cấp vật tư, phân bón và tiêu thụ sản phẩm, quản lý chất lượng, giữ uy tín và thương hiệu hạt điều thô của từng vùng cũng sẽ sớm được triển khai thực hiện. Nhằm nâng cao giá trị gia tăng của xuất khẩu Điều, Hiệp hội Điều Việt Nam đã xây dựng và triển khai chiến lược giải quyết 5 vấn đề:

- Thứ nhất là hệ thống chính sách của Nhà nước tác động trực tiếp thúc đẩy sự phát triển của ngành điều, mang tính ổn định, phù hợp với hội nhập kinh tế WTO.

- Thứ hai là nâng cao chuỗi giá trị của ngành điều, cái bánh lợi nhuận của ngành điều phải được chia hợp lý cho các đối tượng đó là: Người sản xuất trồng điều, nhà thu mua chế biến, thị trường tiêu thụ, nhà nước, môi trường sinh thái bền vững, hội nhập theo hướng bền vững.

- Thứ ba là đầu tư xây dựng chuẩn GAP: vùng nguyên liệu hướng tới canh tác sạch bền vững.

- Thứ tư là đầu tư chế biến sâu các sản phẩm điều, đó là: nhân điều ăn liền, dầu vỏ điều, bột ma sát, trái điều,... Tăng cường kinh phí cho xúc tiến hướng dẫn tiêu dùng trong nước.

- Thứ năm là phải xây dựng được Hiệp hội cây điều Việt Nam thực sự vững mạnh là cầu nối giữa doanh nghiệp và Nhà nước và các tỉnh trồng điều và là đại diện của doanh nghiệp để giải quyết khó khăn vướng mắc về đầu tư thiết bị, công nghệ, tranh chấp thương mại và qui hoạch phát triển ...

Muốn xuất khẩu gia tăng về lượng và cả về giá trị thì yêu cầu đặt ra, đó là: Các doanh nghiệp chế biến điều phải áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc tế BRC, HACCP, GMP, ISO, ISO14000, đầu tư xây dựng thương hiệu ngành điều và thương hiệu doanh nghiệp để trở thành thương hiệu uy tín và thương hiệu mạnh ngành điều Việt Nam trên thế giới. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần tập trung nghiên cứu và đưa thiết bị cơ khí tự động, hiện đại phục vụ cho công nghiệp chế biến nhân điều và các sản phẩm sau

nhân điều, phù hợp với yêu cầu của thị trường; tiếp thu đầu tư nghiên cứu giống điều cao sản, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người trồng, liên kết dọc giữa doanh nghiệp chế biến và người sản xuất, mục tiêu là tăng trưởng về năng suất và chất lượng, giảm diện tích trồng điều đến năm 2010, phấn đấu bình quân đạt 2 tấn/ha.

Một phần của tài liệu thực trạng xuất khẩu 10 ngành chủ lực việt nam (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w