Thực trạng xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam

Một phần của tài liệu thực trạng xuất khẩu 10 ngành chủ lực việt nam (Trang 58 - 61)

Suốt từ năm 2001 cho đến nay, Việt Nam luôn chiếm ngôi số 1 thế giới về sản lượng xuất khẩu hồ tiêu, bình quân 70.600 tấn/năm (chiếm 31,2% thị phần thế giới).

Với hàng trăm thương lái, đại lý, các doanh nghiệp đủ loại thành phần trong và ngoài nước, tham gia xuất khẩu trực tiếp tới hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tạo nên hệ thống kênh lưu thông và các dịch vụ rộng khắp, bình đẳng, cực kỳ sôi động phục vụ cho xuất khẩu hồ tiêu.

Với hơn 100.000 tấn hạt tiêu cung cấp cho thị trường, Việt Nam hiện nay là nước xuất khẩu hạt tiêu số 1 thế giới, chiếm gần 60% thị phần mặt hàng này trên toàn cầu. Ngay các nhà kinh doanh hồ tiêu quốc tế cũng thừa nhận chỉ cần ngành hồ tiêu Việt Nam “hắt hơi” hay “sổ mũi” cũng ảnh hưởng đến thị trường hồ tiêu thế giới.

Lý do hạt tiêu Việt Nam có tỷ trọng lớn như vậy vì nguồn cung ở nhiều nước sản xuất lớn như Ấn Độ, Brazil và Indonesia đang giảm dần do diện tích hồ tiêu đang bị thu hẹp cộng với thời tiết bất lợi và dịch bệnh lan rộng. Tại Ấn Độ, niên vụ 2007-2008 dự kiến sẽ bị chậm lại vì mưa nhiều và kéo dài ở những khu vực trồng tiêu, sản lượng dự báo sẽ giảm 15 – 20%. Theo báo cáo mới nhất sản lượng của Brazil sẽ chỉ đạt 30.000 – 35.000 tấn, giảm so với mức dự báo 40.000 – 45.000 tấn. Ngoài ra, tại Ấn Độ, phần lớn hạt tiêu dự trữ đã và đang được đem ra sử dụng nên nguồn dự trữ năm 2007 cạn kiệt, ảnh hưởng tới tổng cung vào năm 2008. Sự sụt giảm sản lượng của các quốc gia dẫn đầu về hạt tiêu chắc chắn sẽ tác động mạnh đến thị trường thế giới, giá hạt tiêu sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Có thể nói chưa bao giờ người trồng tiêu Việt Nam và các doanh nghiệp xuất khẩu tiêu đang nắm trong tay thời cơ tốt như hiện nay.

Biểu đồ xuất khẩu hồ tiêu thế giới năm 2007 (ĐVT: %) (Nguồn: IPC)

Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam 2000 – 2008 (ĐVT: triệu USD) (Nguồn: Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam – VPA)

*Thị trường xuất khẩu:

Nhìn chung, do áp lực về sản lượng và giá rẻ của tiêu Việt Nam, nhiều nước đã chú trọng nhập khẩu tiêu Việt nam thay thế cho các nguồn khác. Hai thị trường nhập khẩu điển hình là Mỹ và Đức phản ảnh rõ điều này.

Đối với mặt hàng tiêu đen, Việt Nam đã dần thay thế vị trí của Brazil và Indonesia ở thị trường Đức. Tương tự như vậy đối với vị trí của Brazil, Indonesia và Ấn Độ ở thị trường Mỹ.

Ở thị trường Đức, tiêu đen nhập khẩu từ Việt Nam đã tăng từ 3,2 ngàn tấn năm 2001 (đứng vị trí thứ 3, sau Brazil và Indonesia) đã tăng lên đến 10 ngàn tấn năm 2005, chiếm vị trí số một.

Tương tự như vậy, ở thị trường Mỹ, tiêu đen Việt Nam đã tăng từ 5,3 ngàn tấn năm 2001 (vị trí thứ 4) lên đến 18,2 ngàn tấn năm 2005, chiếm vị trí thứ nhất (bảng 8). Đáng lưu ý là đối với mặt hàng tiêu trắng, từ chỗ không có thị phần, nay mức tiêu thụ tiêu trắng Việt Nam tại Mỹ đã đạt hơn 2 ngàn tấn/năm, chiếm vị trí thứ nhất.

Không chỉ đứng đầu về sản lượng, hồ tiêu Việt Nam đã đảm bảo mọi nhu cầu về chất lượng cho mọi khách hàng nhập khẩu. Việt Nam đã có hơn 10 nhà máy chế biến hạt tiêu đạt tiêu chuẩn thị trường Mỹ (ASTA), tiêu chuẩn thị trường châu Âu (ESA).

Biểu đồ cơ cấu các thị trường xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam năm 2007 (ĐVT: %) (Nguồn: IPC)

Một phần của tài liệu thực trạng xuất khẩu 10 ngành chủ lực việt nam (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w