a. Giới thiệu chung
Mặc dù cây hồ tiêu được trồng ở Việt Nam từ cuối thế kỷ 19 nhưng phải sau một thế kỷ mới hình thành rõ nét và tới khoảng 10 năm gần đây bắt đầu khẳng định vị trí độc tôn của mình. Do có vị trí địa lý thuận lợi, điều kiện thiên nhiên ưu đãi, lực lượng lao động dày kinh nghiệm, cây hồ tiêu đã phát triển ở nhiều địa phương trong cả nước, trong đó tập trung trọng điểm tại 6 tỉnh: Bình Phước, Gia Lai, Đắc Nông, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Đắc Lắc. Chỉ riêng 6 tỉnh này đã chiếm tới 80% về diện tích và 75% về sản lượng tiêu cả nước. Điều này có lợi thế đặc biệt về vùng nguyên liệu tập trung cho chỉ đạo sản xuất lớn, chuyên môn hóa, phát triển cơ sở hạ tầng cho thu mua, chế biến, tạo chân hàng tại vùng nguyên liệu, giảm chi phí cho xuất khẩu. Một số vùng ở Tây Nguyên có nhiều hộ canh tác 5 – 7 ha tiêu, nhiều hộ đạt năng suất 4 – 5 tấn/ha cá biệt lên tới 15 tấn/ha/vụ, đã có hàng trăm hộ nông dân trồng tiêu trở thành tỷ phú.
Từ năm 2003 đến nay, sản lượng hồ tiêu Việt Nam luôn dẫn đầu thế giới, bình quân khoảng 77.500 tấn/năm (theo thống kê sơ bộ), chiếm gần 30% sản lượng tiêu toàn cầu, 3 năm gần đây đều chiếm trên 35% sản lượng hồ tiêu toàn thế giới.
SẢN LƯỢNG HỒ TIÊU CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 1998 – 2008 (Đơn vị: Tấn) (Nguồn: Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam – VPA)
Năm Việt Nam Thế giới Việt Nam so vớiTỷ trọng của
thế giới 1998 22.000 206.284 10,7 % 1999 30.000 218.340 13,7 % 2000 36.000 259.186 13,9 % 2001 56.000 308.195 18,2 % 2002 75.000 341.060 22% 2003 85.000 362.160 23,5 % 2004 100.000 323.480 31% 2005 95.000 314.270 30,2 % 2006 100.000 289.230 34,6 % 2007 90.000 271.000 33,2 % Ước tính 2008 90.000 270.000 34,6 %
Biểu đồ sản lượng hồ tiêu Việt Nam và thế giới 1998 - 2008 (Đơn vị: Tấn) (Nguồn: Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam – VPA)