Các giải pháp cho tình hình xuất khẩu gao hiện nay

Một phần của tài liệu thực trạng xuất khẩu 10 ngành chủ lực việt nam (Trang 25 - 27)

Điều hành xuất khẩu cần thận trọng

Các đơn hàng mà DN Việt Nam ký kết vừa qua là thực hiện hợp đồng từ trước cho đến tháng 2. Những hợp đồng mới sẽ được điều tiết theo quy chế xuất khẩu 2008.

việc điều hành xuất khẩu gạo năm nay cần hết sức thận trọng và có lưu ý đến việc mất mùa có thể xảy ra ở miền Bắc (do giá rét). Bộ Công thương đã lên kế hoạch với các công ty lương thực lớn, như Công ty Lương thực miền Nam, để có kế hoạch điều tiết gạo ra miền Bắc khi cần thiết.

Trong khi đó, Hiệp hội Lương thực dự báo giá gạo còn tăng cao do nhu cầu tăng mạnh trên thị trường thế giới. Điển hình là cầu gạo từ châu Phi và khu vực Trung Đông (do hạn hán và dân số tăng) lên cao ngay trong những tháng đầu năm. Hơn nữa, theo ông Thông, thời tiết giá lạnh không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà cả Trung Quốc cũng mất mùa do giá rét. Do vậy, xu hướng lương thực khan hiếm, giá tăng dễ xảy ra. Ngoài ra, nguồn cung cũng khan hiếm tại một số nước xuất khẩu gạo khiến Thái Lan, sau một thời gian đẩy mạnh xuất khẩu, đã phải mở cửa cả kho dự trữ.

trong công tác điều hành xuất khẩu gạo, đã có lúc Việt Nam thực hiện rất nghiêm ngặt để khống chế số lượng gạo xuất khẩu hàng tháng và hàng quý nhằm đảm bảo an ninh lương thực và giá cả trong nước.

Điển hình như năm ngoái, khi miền Trung bị lũ lụt, bên cạnh gạo việc xuất gạo dự trữ, Bộ Công thương đã phải điều chuyển gạo từ miền Nam ra để cân đối thị trường.

Do vậy, năm nay, Bộ Công thương đã thống nhất với Bộ NN-PTNT, Hiệp hội Lương thực, một số tỉnh xuất khẩu gạo ĐBSCL đề xuất cơ chế xuất khẩu gạo trình Chính phủ xem xét. Nguyên tắc chung là điều hành xuất khẩu gạo đề đảm bảo an ninh lương thực, đảm bảo đời sống người dân. Không để xuất khẩu gạo ảnh hưởng đến giá gạo trong nước. Việc xuất khẩu gạo cũng phải cân đối lợi ích 3 nhà: Nhà nước - DN - nhà nông.

Một khối lượng lương thực thực phẩm khổng lồ được điều tiết hỗ trợ ngành chăn nuôi, cùng với sự chuyển dịch cơ cấu đất trồng và thành phẩm lương thực thực phẩm cho sản xuất nhiên liệu sinh học (biofuel) thay thế xăng dầu; sự tác động tiêu cực của khí hậu toàn cầu được coi là những nguyên nhân chính khiến lương thực thế giới khan hiếm, giá leo thang. Giá gạo hiện đã ở mức cao nhất kể từ năm 1974.

Khảo sát của Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) cho thấy, đến cuối năm ngoái, 37 quốc gia đã lâm vào khủng hoảng lương thực, 20 nước khác áp đặt các hình thức kiểm soát giá thực phẩm. Đây quả là một thảm họa. Tổ chức này đang cần 600-700 triệu USD để mua thức ăn cấp bách cho 89 triệu người.

Một loạt quốc gia xuất khẩu gạo trên thế giới đã ra quyết định cấm hoặc hạn chế xuất khẩu để đảm bảo nguồn cung nội địa, góp phần hạ nhiệt giá gạo. Mới đây nhất, Chính phủ Ấn Độ, đã quyết định cấm xuất khẩu gạo non-basmati để kiểm soát giá lương thực trong nước tăng vọt. Giá gạo thơm basmati xuất khẩu cũng tăng lên 1.200 USD/tấn nhằm giảm bớt lượng xuất khẩu.

Ai Cập ngày 27/3 cũng thông báo sẽ cấm xuất khẩu gạo từ tháng 4 cho tới 10/2008, khi vụ mới được thu hoạch. Quốc gia láng giềng Việt Nam là Campuchia cuối tháng 3 quyết định hạn chế xuất khẩu, do hàng ngày, một lượng lớn gạo nước này đã xuất qua biên giới Việt, Thái.

Trung Quốc - quốc gia hàng đầu thế giới về sản xuất gạo, một mặt áp đặt hạn ngạch khống chế và tăng thuế xuất khẩu gạo, mặt khác bỏ thuế nhập khẩu nhóm lương thực cơ bản. Lần thứ 2 trong năm nay nước này tăng mức giá thu mua tối thiểu đối với gạo và lúa mỳ nhằm khuyến khích nông dân sản xuất lương thực và khống chế tình trạng lạm phát.

Tại Việt Nam, Chính phủ đã hạ chỉ tiêu xuất khẩu gạo 10 tháng đầu năm nay xuống còn 3,5 triệu tấn, tức sản lượng gạo xuất khẩu giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Bộ Công thương đã giao Hiệp hội Lương thực điều hành tiến độ xuất khẩu gạo từng quý trong khoảng: quý I/2008 từ 700.000-800.000 tấn; quý II từ 1,3-1,5 triệu tấn; quý III từ 1,3-1,4 triệu tấn và quý IV từ 700.000-800.000 tấn.

Trong khi đó, Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) cho biết, chỉ số giá lương thực trong năm 2007 đã tăng lên mức kỷ lục, sẽ tiếp tục tăng. Nhiều chuyên gia dự đoán, giá gạo thế giới nhiều khả năng đạt và vượt ngưỡng 1.000 USD/tấn.

Việt Nam: Đón đầu cơ hội hay cẩn trọng?

Trong bối cảnh này, các chuyên gia kinh tế cho rằng, bài toán đặt ra đối với các cơ quan điều hành cũng như DN xuất khẩu gạo đó là: giữ vững sản xuất; ổn định giá góp phần quan trọng trong kiểm soát tình hình lạm phát; cân đối đảm bảo an ninh lương thực và cung cấp hàng hóa cho xuất khẩu.

Rõ ràng, giá lúa gạo thế giới tăng là cơ hội để Việt Nam đón đầu xuất khẩu . Tổng lượng gạo xuất khẩu quý I năm nay dự kiến đạt gần 800.000 tấn, thu về khoảng 310 triệu USD, chỉ tăng 20% về lượng song đạt trên 61% về giá trị.

Tuy nhiên số lượng xuất khẩu gạo hiện chưa có lý do để điều chỉnh. Kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng nhờ giá gạo đang tăng mạnh. Nếu chúng ta duy trì được sản lượng thì kim ngạch sẽ tăng lên. Song, xuất khẩu chỉ là một phần của vấn đề, mà quan trọng là cần cung cấp đủ lương thực cho nông dân, nhất là vùng thiên tai và vùng khó khăn.

Một quan chức Bộ Công thương cũng khuyến cáo, phải xem xét lượng tiêu dùng trong nước so với xuất khẩu nhiều hay ít. Từ đó, cân nhắc số lượng xuất khẩu có giúp nâng mức sống của 75% nông dân không hay làm ảnh hưởng đến 85 triệu người đang sử dụng lương thực?

Trong tình hình giao dịch gạo thế giới khoảng 20 triệu tấn, trong đó, riêng Việt Nam xuất khẩu khoảng 1/4-1/5 tổng lượng gạo. Trung Quốc cũng như các nước đang đứng trước nỗi lo về thiếu lương thực nên trong tương lai, cây lúa sẽ là cây chiến lược. Ông Hoàn nhận định, bất ổn về lương thực thì xã hội sẽ bất ổn ngay, điển hình như ở Indonesia.

Do vậy, tương lai giá gạo có thể sẽ lên tới 1.000 USD/tấn (nay là khoảng 750 USD/tấn) nên với 4-5 triệu tấn gạo xuất khẩu, Việt Nam sẽ thu về nguồn kim ngạch lớn.,

Ở khía cạnh khác, giá một số nông sản như lúa mì, ngô, đậu tương đang tăng rất nhanh trên thị trường thế giới mà chúng ta vẫn nghĩ đến việc nhập khẩu, không nhân cơ hội này để phát triển sản xuất trong nước.

nông thôn Việt Nam đang có xu hướng quay trở về độc canh lúa, từ giã việc đa dạng hoá sản xuất. Chúng ta thiếu các biện pháp để chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, thiếu biện pháp để tăng năng suất lao động. Tình trạng này sẽ dẫn dến nguy cơ mất an ninh lương thực và thực phẩm như các nước công nghiệp mới Đông Á và Đông Nam Á. Dự báo của các tổ chức quốc tế thì trong thế kỷ XIX thế giới sẽ thiếu lương thực, vậy đây có phải là một thời cơ cho Việt Nam phát triển nông nghiệp không

Một phần của tài liệu thực trạng xuất khẩu 10 ngành chủ lực việt nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w