Giải pháp cho ngành than đá

Một phần của tài liệu thực trạng xuất khẩu 10 ngành chủ lực việt nam (Trang 56 - 57)

Theo Tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam (TVN), tổng trữ lượng than của Việt Nam là 220 tỷ tấn, trong đó vùng than Quảng Ninh chỉ chiếm khoảng 10,5 tỷ tấn. Nhưng trữ lượng than khai thác tốt nhất, theo các chuyên gia khoảng 3,2 tỷ tấn, tập trung ở khu vực Quảng Ninh.

Ông Nguyễn Duy Hưng cho biết, trong thời gian gần đây, giá xuất khẩu than có tăng, nhưng nếu chỉ tiếp tục xuất khẩu như những năm qua thì chưa đảm bảo tính bền vững.

Với chiến lược phát triển ngành điện, xi măng, phân bón hoá chất…, đến năm 2010, khả năng tiêu thụ than trong nước có thể lên đến 80 triệu tấn. Điều đó cũng có nghĩa, nếu không có chiến lược phát triển hợp lý, trong tương lai chúng ta sẽ phải… nhập khẩu than hoặc đóng cửa một số nhà máy.

Do đó, việc tổ chức, đẩy mạnh và phát triển nhanh các loại hình du lịch, dịch vụ ở Quảng Ninh sẽ bù đắp được ngoại tệ cho ngành than, và cứu vãn được môi trường sinh thái đang ở mức báo động. Điều đó đồng nghĩa với việc phải nhanh chóng có biện pháp

giữ vững môi trường, đầu tư để thu hút khách du lịch và khai thác tốt hơn tiềm năng du lịch nơi đây.

“Hàng năm, Quảng Ninh thu hút từ 3,5-4,5 triệu khách du lịch. Nếu để cho môi trường kém đi, chất lượng dịch vụ thấp thì không thu hút được khách du lịch, và khoản thu 2000 tỷ/năm cũng khó mà làm được”, ông Nguyễn Duy Hưng, Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ninh khẳng định.

Quảng Ninh có nhiều lợi thế phát triển, mà theo cách nói của ông Hưng là “chỉ cần đầu tư tốt là sinh ra tiền”. Với di sản văn hoá thế giới là Vịnh Hạ Long- và đang trong danh sách bầu chọn là 1 trong 7 Kỳ quan thiên nhiên thế giới, nếu có quy hoạch khai thác hợp lý sẽ tạo ra nguồn thu chính và bền vững cho Quảng Ninh trong tương lai.

“Thiên nhiên ban tặng nhưng yếu tố chính vẫn là con người. Nếu khai thác và sử dụng không hợp lý sẽ không tận dụng và phát huy được thế mạnh mà tự nhiên đã ban cho, thậm chí là bị thua thiệt”, ông Hưng nhấn mạnh.

Do đó, bài toán về môi trường, đặc biệt từ khai thác than phải cần sớm tìm ra lời giải đáp. Đó cũng là điều tất yếu trong xu thế phát triển đảm bảo sự bền vững và đóng góp quan trọng trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta.

Theo Bộ Tài nguyên Môi trường, “trước mắt cần hạn chế khai thác than xuất khẩu, chỉ nên khai thác than sử dụng trong nước và dành một phần nhỏ xuất khẩu đủ lấy vốn nhập khẩu trang thiết bị khai thác. Mặt khác, việc hạn chế khai thác than cũng rất có ích trong việc bảo vệ môi trường cho di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long và phát triển du lịch”.

Bộ Tài chính đang đề nghị sửa đổi khung thuế suất đối với một số mặt hàng xuất khẩu và khai thác tài nguyên. Theo đó, thuế xuất khẩu than đá sẽ tăng hơn gấp đôi hiện nay. Cụ thể, mức thuế xuất khẩu tối đa cho than đá tăng lên 45% từ mức 20% hiện nay.

Một phần của tài liệu thực trạng xuất khẩu 10 ngành chủ lực việt nam (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w