Nâng cao chất lượng café
Theo Trung tâm Nghiên cứu và Kiểm nghiệm càphê (CAFECONTROL), chất lượng càphê do người nông dân sản xuất ra rất thấp so với tiêu chuẩn xuất khẩu. Tỷ lệ hạt đen, hạt mốc quá cao, đó là chưa kể có nhiều mùi lạ xuất hiện do phơi sấy không đảm bảo, mùi hóa chất sản sinh trong quá trình chế biến. Thực trạng thu hoạch càphê cũng là điều đáng lo ngại khi tình trạng “vơ tuốt” quả xanh, quả chín vẫn diễn ra phổ biến; thậm chí tỷ lệ quả xanh khi thu hái còn chiếm tới 50-70%.
Nguyên nhân của thực trạng trên là do người nông dân thường thu hoạch sớm (trước Tết Nguyên đán), điều này đã làm dịch chuyển lịch thời vụ về gần mùa mưa, khiến hạt càphê bị đen, mốc, sản lượng giảm, mất đi hương vị đích thực. Chính vì vậy, nhiều nhà
nhập khẩu e ngại khi mua càphê Việt Nam, mặc dù vẫn công nhận hương vị thuộc loại hàng đầu thế giới. Đã đến lúc người nông dân phải thực sự thấy rõ việc nâng cao chất lượng sản phẩm là yêu cầu cấp bách, không thể phó mặc cho doanh nghiệp hoặc trông chờ vào sự ăn may như lâu nay. Tuy nhiên, để khuyến khích nông dân thay đổi phương thức sản xuất, từ bỏ cách làm ăn cũ, các doanh nghiệp xuất khẩu cần có những bước đi đồng hành trong việc đề ra chính sách thu mua hợp lý, không nên đánh đồng mọi sản phẩm bằng nhau về giá cả. Đồng thời mạnh dạn đặt ra những điều kiện ràng buộc về chất lượng sản phẩm đối với người bán, gắn việc xuất khẩu với đầu tư phát triển vùng nguyên liệu và chế biến ở cơ sở.
Nếu để tình hình sản xuất càphê như hiện nay, người sản xuất rất khó thực hiện được yêu cầu kỹ thuật từ thu hái đến bảo quản. Cây càphê không chỉ là lợi thế của Tây Nguyên mà còn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chính vì thế, bên cạnh những chính sách vĩ mô, chúng ta cần bắt đầu từ việc nhỏ nhất: Thay đổi nhận thức của nông dân, bởi chỉ có họ mới quyết định được chất lượng càphê xuất khẩu ngay từ những bước đi đầu tiên.
Nâng cao sức cạnh tranh cho cà phê Việt
Một trong những mục tiêu quan trọng để khẳng định lai thương hiệu café Việt là phải khẩn trương nâng cao chất lượng của cà phê. Dự kiến, diện tích cà phê sẽ được giữ ổn định ở mức 450.000-500.000 ha, năng suất 2-2,5 tấn/ha, trong đó cà phê arabica (chè) chiếm khoảng 10% diện tích ở những vùng có điều kiện sinh thái phù hợp. Tiếp tục phát huy ưu thế của cà phê robusta (vối) ở các tỉnh Tây Nguyên; tiến hành thâm canh cao 200.000 ha cà phê và kiên quyết chuyển những diện tích cà phê trồng không đúng quy hoạch sang trồng cây khác. Đồng thời, áp dụng quy trình thâm canh thực hành nông nghiệp tốt (GAP), thân thiện với môi trường lớn như EU, Mỹ...
Ngoài việc phải có một hệ quy chuẩn thống nhất giữa người trồng cà phê - nhà sản xuất chế biến kinh doanh cà phê, một hệ thống pháp lý hoàn thiện sẽ là cách để Việt Nam tránh được những tác động ngược khi “bơi” trong sân chơi WTO.
Ổn định lại tỷ giá và phòng chống lạm phát
Những bất ổn từ tỷ giá trong thời gian qua đã tác động không tốt đến DN, làm giảm khả năng xuất khẩu, hạn chế mua ngay bán ngay, tăng đầu cơ găm hàng. Để tháo gỡ khó khăn cho DN xuất khẩu, các Hiệp hội ngành hàng xuất nhập khẩu cho rằng, Ngân hàng Nhà nước cần “vào cuộc” để có chính sách xử lý ngoại tệ do DN thu về từ hoạt động xuất khẩu để đảm bảo chênh lệch giữa mua và bán không quá cao ảnh hưởng không tốt đến hoạt động xuất khẩu.
Đề nghị Ngân hàng Nhà nước yêu cầu và có biện pháp hỗ trợ các ngân hàng thương mại mua toàn bộ số ngoại tệ mà các DN đã thu được từ xuất khẩu bằng đúng tỷ giá do Nhà nước công bố, không thu thêm phí. Đồng thời, tạo điều kiện để các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay và cho DN chế biến thủy sản xuất khẩu vay đủ tiền mặt
để có thể mua hết sản lượng nuôi trồng và khai thác của ngư dân; xem xét các biện pháp bù lỗ giá dầu cho nông, ngư dân để họ có thể duy trì sản xuất.