B)Những hạn chế khó khăn trong xuất khẩu đồ gỗ

Một phần của tài liệu thực trạng xuất khẩu 10 ngành chủ lực việt nam (Trang 30 - 31)

Tuy kim ngạch xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ chưa lớn, nhưng Cục Xúc tiến thương mại rất coi trọng tiềm năng của nhóm hàng này, bởi nước ta có truyền thống lâu đời sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Hiện nay, cả nước có hơn 2.000 làng nghề, thu hút trên 10 triệu lao động, và khoảng 1.000 doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, Cục Xúc tiến thương mại đã tổ chức nhiều hội chợ triển lãm, cùng những chương trình hội thảo, mời các chuyên gia nước ngoài đến để phổ biến kiến thức về thị trường, giao thương cho các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam.

Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vẫn còn nhiều khó khăn cần giải quyết

Một là, hiện nay, ta vẫn nặng lối tư duy cũ là chỉ bán những sản phẩm mình có, mà chưa quan tâm tới nhu cầu của từng nước. Để cởi bỏ, doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất cần phải làm ra những sản phẩm phù hợp thị hiếu người tiêu dùng.

Hai là kiến thức về các thị trường nước ngoài vẫn còn hạn chế.

Ba là, rất nhiều nước đang có những sản phẩm cạnh tranh với chúng ta, như Trung Quốc, Thái Lan.

Bốn là, trình độ ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp quốc tế của các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế.

Năm là, đa phần doanh nghiệp còn nóng vội, chưa kiên nhẫn trong việc nghiên cứu và thâm nhập thị trường nước ngoài, nhất là những thị trường khó tính.

Sáu là, nguồn cung của chúng ta càng ngày càng khan hiếm. Trong những năm qua, uy tín của sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã tăng cao tại nhiều nước. Đặc biệt ở Nhật Bản, đang bùng nổ xu thế sử dụng sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Đó là nhờ thành quả từ những hoạt động xúc tiến thương mại.

Sau khi VN gia nhập WTO thì các DN sẽ được giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu thành phẩm từ các đối tác thành viên. Tuy nhiên, do các “cường quốc” xuất

khẩu đồ gỗ trên thế giới cũng là thành viên WTO nên họ cũng hưởng chính sách thuế ưu đãi như DN của VN, vì vậy “vũ khí” này không phải là lợi thế riêng của VN.

Trong khi nhiều nước tự lực nguồn gỗ nguyên liệu (nhờ trồng rừng tốt) thì VN phải nhập khẩu gần như toàn bộ nguyên liệu, cho nên về lâu dài mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ có thể tăng cao nhưng hiệu quả kinh tế sẽ giảm sút. Mặt khác, do khả năng thiết kế mẫu mã kém hơn đối thủ nước ngoài cũng góp phần làm cho ngành xuất khẩu đồ gỗ VN khó cạnh tranh trên thương trường thế giới.

Tính đến đầu năm nay, gần 420 nhà sản xuất nước ngoài đã đầu tư hoạt động tại Việt Nam trong lĩnh vực lâm sản, với khoảng 330 triệu USD được thực hiện. Nhà đầu tư này chủ yếu đến từ châu Á (Đài Loan, Singapore, Malaysia, Trung Quốc) và một số nước châu Âu khác. Đến nay, hầu hết các dự án đầu tư nước ngoài đều tập trung vào chế biến sản phẩm gỗ từ nguyên liệu nhập khẩu.

Đồ gỗ có thể bị kiện bán phá giá tại Mỹ

Khả năng phía Mỹ khởi kiện là đến 90%, bởi các nhà sản xuất của Mỹ lên tiếng cho rằng đồ gỗ nhập khẩu (NK) từ VN đang gây áp lực lên ngành sản xuất đồ gỗ nước họ, khiến nhiều nhà máy đóng cửa và công nhân không có việc làm.

Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Bên cạnh những khó khăn, chúng ta cũng có nhiều lợi thế. Chúng ta được thừa hưởng truyền thống sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ lâu đời, đồng thời nhận được sự ưu tiên của Chính phủ với nhiều chính sách thiết thực.

Trong những năm qua, uy tín của sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã tăng cao tại nhiều nước. Đặc biệt ở Nhật Bản, đang bùng nổ xu thế sử dụng sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Đó là nhờ thành quả từ những hoạt động xúc tiến thương mại.

Một phần của tài liệu thực trạng xuất khẩu 10 ngành chủ lực việt nam (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w