Năm 2006 là năm đánh dấu mốc quan trọng đối với giới CNTT - TT Việt Nam với nhiều sự kiện tiêu biểu và cũng là thời điểm cất cánh của ngành. Điều đó đã được thể hiện qua bức tranh môi trường chính sách đã ngày càng hoàn thiện hơn.
Đã có hai Bộ luật liên quan trực tiếp tới ngành ICT được phê chuẩn và đi vào cuộc sống: Luật CNTT và Luật Giao dịch điện tử. Cùng với đó cũng đã có ba nghị định: Nghị định về Thương mại điện tử; Nghị định quy định chi tiết giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính và Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và
dịch vụ chứng thực chữ ký số mới được Thủ tướng ban hành ngay sau Tết nguyên đán Đinh Hợi.
Rồi hạ tầng cho phát triển CNTT - TT; uy tín Việt Nam trong tiến trình Hội nhập WTO ngày càng được nâng cao với các sự kiện Intel đầu tư 1 tỷ USD vào khu công nghệ cao TP.Hồ Chí Minh; Chủ tịch Microsoft Bill Gates đến thăm Việt Nam... đã là những tín hiệu khởi đầu tốt đẹp cho làn sóng đầu tư, kích thích sự cất cánh phát triển của ngành CNTT - TT Việt Nam trong thời gian tới
Đó là những nỗ lực rất đáng được ghi nhận. Tuy nhiên, để thực sự khởi sắc và có thể cất cánh cao hơn, năm tới sẽ là năm giới CNTT-TT Việt Nam và các Hội, Hiệp hội xã hội nghề nghiệp hoạt đồng trong lĩnh vực này sẽ bước vào một năm với nhiều hoạt động sôi nổi nhưng cũng sẽ không kém phần khó khăn. Sự hợp tác, đoàn kết trong phát triển sẽ là kết nối phấn đấu cho sự thành công, trưởng thành của ngành CNTT - TT Việt Nam.
Mục tiêu đến năm 2010 ngành công nghiệp điện tử Việt Nam sẽ đạt doanh số khoảng 4-6 tỷ USD và kim ngạch xuất khẩu đạt 3-5 tỷ USD, đạt tốc độ tăng trưởng 2- 30%/năm. Đồng thời, ngành công nghiệp điện tử cũng sẽ khoảng 300.000 việc làm. Ngoài ra, cơ cấu của ngành này cũng được thay đổi cho phù hợp với thế mạch của Việt Nam và thích ứng một cách tốt nhất với môi trường hội nhập sâu rộng. Theo đó, sẽ tiến hành chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng phát triển điện tử chuyên dùng, bao gồm sản xuất sản phẩm, linh kiện, phụ tùng và sản phẩm phụ trợ cho các lĩnh vực tin học, viễn thông, điện tử y tế, điện tử công nghiệp, cơ điện tử, đo lường, tự động hóa.
Đối với các sản phẩm điện tử chuyên dùng và phụ tùng linh kiện, các doanh nghiệp cần có biện pháp nâng cao chất lượng, tăng cường tính năng sản phẩm để đạt được giá trị gia tăng cao. Nhóm sản phẩm điện tử dân dụng sẽ áp dụng các biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, cải thiện mẫu mã để tăng thị phần và thị trường trong nước.
Cơ cấu của ngành cần được thay đổi cho phù hợp với sở trường của Việt Nam và thích ứng một cách tốt nhất với môi trường hội nhập sâu rộng. Theo đó, sẽ tiến hành chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng phát triển điện tử chuyên dùng, bao gồm sản xuất sản phẩm, linh kiện, phụ tùng và sản phẩm phụ trợ cho các lĩnh vực tin học, viễn thông, điện tử y tế, điện tử công nghiệp, cơ điện tử, đo lường, tự động hoá.
Nắm bắt kịp thời những biến động trên thị trường thế giới cũng như ở các nước ASEAN có ảnh hưởng nhiều tới giao dịch và giá cả; tiếp đó là tình hình chính trị thiếu ổn định ở một số nước cũng tác động mạnh đến quan hệ thương mại và khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam. Có như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam mới điều chỉnh tốt chính sách thị trường, giá cả trong giao dịch.
Từ nay đến năm 2020, thị trường châu Á và các nước ASEAN vẫn tiếp tục giữ tỷ trọng nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tương đối cao, doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng lợi thế vị trí địa lý gần
Công tác xúc tiến thương mại luôn là nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với xuất khẩu. Cần xây dựng thương hiệu quốc gia và thương hiệu riêng cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam để đảm bảo chất lượng, ổn định thị trường tiêu thụ và thu hút sự quan tâm của khách hàng ngày càng nhiều.
Củng cố hoạt động của các Cơ quan thương vụ ở nước ngoài. Việc thành lập các phòng trưng bầy giới thiệu sản phẩm tại các nước phải được các cơ quan thương vụ quan tâm hơn.