Giải pháp phát triển ngành cao su Việt Nam

Một phần của tài liệu thực trạng xuất khẩu 10 ngành chủ lực việt nam (Trang 50 - 51)

- Tăng cường đầu tư nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực giống cao su, kỹ thuật trồng, cạo mủ cao su và chế biến cao su nguyên liệu với sự đầu tư kinh phí của Nhà nước.

- Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các công ty cao su thuộc sở hữu Nhà nước để tạo điều kiện thu hút với các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là khu hạ nguồn tham gia vào khu vực thượng nguồn cung cấp nguyên liệu cao su.

- Nhà nước hỗ trợ tài chính cho các xí nghiệp chế biến cao su nguyên liệu trong khâu nghiên cứu và áp dụng các biện pháp xử lý nước thải nhằm bảo vệ môi trường, đồng thời là một biện pháp gián tiếp thúc đẩy khu vực hạ nguồn phát triển. Quản lý chặt chẽ chất lượng sản phẩm cao su nguyên liệu do các xí nghiệp chế biến sản xuất ra, đặc biệt là các xí nghiệp vừa và nhỏ không thuộc Tổng công ty Cao su Việt Nam để bảo đảm uy tín chung của cao su Việt Nam.

- Khuyến khích thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào khu vực sản xuất các sản phẩm công nghiệp cao su, đặc biệt là các sản phẩm latex. Đưa ngành công nghiệp này vào danh mục ưu đãi đầu tư. Các khu công nghiệp, đặc biệt là ở các vùng sản xuất cao su tập trung như các tỉnh miền Đông Nam bộ, cần dành quỹ đất cho các nhà đầu tư đầu tư vào công nghiệp sản xuất các sản phẩm cao su. Tiến tới xây dựng thí điểm một "thành phố cao su" ở vùng này (ví dụ ở Nhân Trạch tỉnh Đồng Nai) để tập trung sản xuất các sản phẩm công nghiệp cao su.

- Có chính sách khuyến khích phát triển sản xuất các loại nguyên phụ liệu cho ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm cao su trong nước để giảm lệ thuộc vào nhập khẩu từ nước ngoài. Trước mắt giảm thuế các mặt hàng nhập khẩu là nguyên phụ liệu cho ngành công nghiệp này xuống 5 - 10% như Tổng công ty Hóa chất Việt Nam đề nghị.

- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho ngành cao su. Bộ Lao động Thương binh Xã hội cần bố trí kinh phí đào tạo công nhân kỹ thuật cho ngành cao su, trước hết là công nhân sản xuất các sản phẩm công nghiệp cao su, công nhân chế biến gỗ.

- Xây dựng trung tâm giao dịch cao su theo mô hình Malaixia hoặc Inđônêxia để giúp người mua và người bán có cơ hội mua bán trực tiếp công bằng thông qua đấu giá, tránh tình trạng khi ít hàng người bán ép giá.

- Bộ Thương Mại tăng cường hỗ trợ ngành cao su trong công tác thông tin thị trường thông qua các cơ quan chuyên trách của Bộ như Viện nghiên cứu thương mại, Trung tâm thông tin thương mại, các tham tán thương mại Việt Nam ở nước ngoài, các Vụ thị trường hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp ngành cao su thông qua các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia mà Tổng công ty Cao su và Hiệp hội Cao su Việt Nam làm đầu mối.

- Củng cố Hiệp hội Cao su Việt Nam vững mạnh làm cơ sở để liên kết tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế cả khu vực thượng nguồn và hạ nguồn, cả người sản xuất lẫn người buôn bán.

Một phần của tài liệu thực trạng xuất khẩu 10 ngành chủ lực việt nam (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w