Thực trạng xuất khẩu cao su của Việt Nam

Một phần của tài liệu thực trạng xuất khẩu 10 ngành chủ lực việt nam (Trang 46 - 48)

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao su của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2006

bình quân đạt 17,66%/năm, là cao nhất so với các nước Thái Lan (2,37%), Indonesia (5,27%), Malaysia (3,52%). Năm 2005, tổng kim ngạch xuất khẩu cao su đạt 804 triệu USD (xếp thứ 2 trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu sau gạo); năm 2006 đã đạt 1,27 tỷ USD và là mức cao nhất từ trước tới nay. Cao su là một trong ba mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong nhiều năm qua ở nước ta.

Theo tính toán, năm 2006, bình quân mỗi ha cao su đã đạt mức tổng thu khoảng 46 triệu đồng (đối với khối quốc doanh), và khoảng 27 triệu đồng (đối với cao su tiểu điền), riêng của Tổng công ty Cao su Việt Nam đạt mức bình quân hơn 50 triệu đồng/ha.

Từ nhiều năm qua Việt Nam đứng hàng thứ 4 trên thế giới về xuất khẩu.

Biểu đồ sản lượng cao su thế giới năm 2007 (ĐVT: %)

*Năm 2007

Có thể nói, năm 2007 là một năm khó khăn đối với xuất khẩu cao su của Việt Nam. Xuất khẩu cao su đạt 700 nghìn tấn, trị giá 1,36 tỉ USD, so với năm trước đạt xấp xỉ về lượng, tăng 5,6% về kim ngạch. Mặc dù giá cao su xuất khẩu bình quân năm 2007 đạt khoảng 1.944 USD/tấn, tăng 7% so với năm trước, nhưng xuất khẩu cao su chỉ đạt khoảng 85% về lượng và 94% về kim ngạch so với kế hoạch năm. Như vậy cao su là một trong những mặt hàng không đạt được mục tiêu kế hoạch xuất khẩu của năm 2007.

Nhập khẩu cao su của Việt Nam trong năm 2007 đạt xấp xỉ 200.000 tấn, so với 236.000 tấn năm ngoái, chủ yếu để tái xuất khẩu sang Trung Quốc - nước tiêu thụ lớn nhất thế giới. Việt nam xuất khẩu 80% sản lượng mủ cao su của mình và mua cao su từ Thái lan, Campuchia và Indonexia để tái xuất khẩu. Hầu hết cao su nhập khẩu đến từ Campuchia. Khoảng 65% lượng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Hiện nay, Việt Nam có gần 10 chủng loại cao su xuất khẩu, nhưng cao su khối SVR3L vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất, tới 70% tổng sản lượng xuất khẩu. Đây cũng là chủng loại cao su xuất được giá cao nhất hiện nay so với các chủng loại khác. Hai chủng loại cao su đen SVR10 và SVR20 cũng đang được thị trường ưa chuộng.

Trong năm 2007, cao su khối SVR3L là chủng loại xuất khẩu chiếm tỉ trọng cao

nhất, chiếm 42,78% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước đạt 308,58 ngàn tấn với trị

giá trên 641 triệu USD/T, tăng 11,72% về lượng và tăng 18,83% về trị giá so với năm 2006. Giá xuất khẩu trung bình đạt 2.078 USD/T, tăng 6,35% so với giá xuất khẩu trung bình năm ngoái. Giá xuất khẩu loại cao su này sang cộng hoà Séc đạt cao nhất, đạt 2.326 USD/T, tăng 11% so với năm ngoái. Đáng chú ý, giá xuất khẩu trung bình cao su khối SVR3L năm 2007 sang thị trường Malaysia lại giảm 2% so với giá xuất khẩu trung bình năm 2006, xuống còn 2.066 USD/T.

Xuất khẩu cao su SVR10 cũng tăng 6,48% về lượng và tăng 14,11% về trị giá so với năm trước đạt trên 116 ngàn tấn với trị giá 224 triệu USD. Loại cao su này được xuất khẩu sang Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc và Đức. Đáng chú ý, giá xuất khẩu cao su SVR10 sang thị trường Trung Quốc thấp hơn từ 100 đến 195 USD/T so với các nước trên.

Ngoài ra, lượng xuất khẩu một số loại cao su khác cũng tăng như CSR 10 tăng 19,62%; CSRL tăng 18,41%, SVR5 tăng 23,48%… Trong khi đó, xuất khẩu mủ cao su Latex lại giảm, giảm 2,93% về lượng nhưng lại tăng 1,19% về trị giá so với năm 2006. Giá xuất khẩu trung bình đạt 1.300 USD/T, tăng 4,25% so với xuất khẩu trung bình năm 2006. Loại cao su này được xuất chủ yếu sang các thị trường Bỉ, Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc…

*Thị trường xuất khẩu

Thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam có trên 40 nước, nhưng lớn nhất vẫn là Trung Quốc. Cao su Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang các nước như Trung Quốc,

Đức, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản... Hiện tại, ngành cao su có khoảng 100 doanh nghiệp xuất khẩu đến hơn 45 quốc gia, trong đó có 10 doanh nghiệp xuất khẩu lớn.

Tình hình xuất khẩu cao su Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2008

(Nguồn: Tổng cục hải quan)

Mặc dù, xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm 11,54% về lượng và giảm 4,07% về trị giá so với năm 2006, nhưng vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của nước ta trong năm 2007, đạt 415,7 ngàn tấn với trị giá 816,7 triệu USD.

Các thị trường khác chỉ ở mức 5% trở xuống, chiếm từ 4-5% là Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan, Đức. Lượng cao su xuất khẩu sang một số thị trường khác trong năm 2007 cũng giảm như xuất khẩu sang Đức giảm 4,05%, Nga giảm 11,54%, Bỉ giảm 7,98%, Italia giảm 19,42%… so với năm 2006. Riêng thị trường Malaysia tăng rất đáng kể, gấp hơn 2 lần so với năm 2006, đạt trên 34 ngàn tấn. Đáng chú ý, trong năm 2007 xuất khẩu cao su sang thị trường Malaysia tăng rất mạnh, tăng tới 236,6% về lượng và tăng 254,07% về trị giá so với năm 2006. Chủng loại cao su xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường này là cao su SVR10 đạt 13 ngàn tấn với giá xuất trung bình 2.005 USD/T, tiếp đến cao su khối SVR3L đạt 7,3 ngàn tấn với giá xuất khẩu 2.066 USD/T…

Một phần của tài liệu thực trạng xuất khẩu 10 ngành chủ lực việt nam (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w