Thực trạng xuất khẩu than đá

Một phần của tài liệu thực trạng xuất khẩu 10 ngành chủ lực việt nam (Trang 51 - 54)

Năm 2007, Việt Nam xuất khẩu hơn 32,5 triệu tấn than, thu về khoảng 1,018 tỷ USD . Chỉ năm 2012 thì ta sẽ phải chi tới 1,066 tỉ để mua 7,9 triệu tấn than về dùng (tính theo thời điểm giá hiện nay là 135 USD/tấn, đã bao gồm phí vận chuyển).

Trong 2 quý đầu năm 2008, giá than xuất khẩu bình quân của Việt Nam ở mức khá cao 53 USD/tấn (bình quân 6 tháng năm 2007 và cả năm 2007 đều là 31 USD/tấn). Đặc biệt, theo số liệu thống kê hải quan, từ tháng 4/2008, giá than đá xuất khẩu bình quân tăng mạnh. Tháng 6/2008, đơn giá bình quân than xuất khẩu đã lên tới hơn 81 USD/tấn, cao hơn giá bình quân của tháng 1/2008 là 36 USD/tấn (tăng 80%).

Dự kiến, sản lượng than tiêu thụ năm 2008 đạt 43 triệu tấn, tăng 3 triệu tấn và doanh thu tăng 15% so với kế hoạch.

Các thị trường chính nhập khẩu than đá của nước ta năm 2007 là Trung Quốc: 26,4 triệu tấn, Nhật Bản: 2,07 triệu tấn, Hàn Quốc: 775 nghìn tấn, Braxin: 417 nghìn tấn, Philipin: 402 nghìn tấn,...

Việt Nam đã qua mặt Australia để trở thành nước xuất khẩu than đá nhiều nhất cho tỉnh Quảng đông của Trung quốc.

Hãng thông tấn điện tử Xinhuanet trích dẫn các số liệu của hải quan cho biết trong khoảng thời gian từ tháng giêng tới tháng 5 năm 2006, lượng than đá nhập khẩu vào tỉnh Quảng đông từ Việt nam đã lên tới 2 triệu 180 ngàn tấn, tăng 65,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong cùng thời gian này, tỉnh Quảng đông cũng nhập khẩu 522 ngàn tấn than đá từ Indonesia, tăng hơn gấp đôi so với số lượng của cùng kỳ trong năm 204. Khối lượng than đá mà tỉnh Quảng đông nhập khẩu đã gia tăng 64,7%, nhưng trị giá đã gia tăng hơn gấp đôi trong lúc tỉnh này gặp phải tình trạng thiếu hụt năng lượng nghiêm trọng.

Trong khi đó, 3 tỉnh miền bắc Việt nam đã bắt đầu nhập khẩu điện từ tỉnh Vân Nam của Trung quốc để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong lúc bị thiếu điện vì nạn hạn hán.

*Giá than đá:

Dự báo giá than đá trung bình trên thế giới trong năm 2008 sẽ gấp 3 lần năm 2007.

Giá than đá trung bình trên thế giới trong năm 2008 dự báo sẽ tăng gấp 3 lần so với năm ngoái do nhu cầu tăng mạnh. Trong khi tại cảng giao than lớn nhất của Trung Quốc Qinhunagdao, giá than giao ngay loại tốt nhất được giữ ổn định ở mức 625-635 NDT (89,06-90,48 USD/T) và giá than đốt nhiệt chất lượng tốt đã giảm 2% trong tháng 4 cùng với giá than đốt nhiệt loại xấu nhất giảm 14% so với cùng kỳ, còn 440-450 NDT/T, thì giá than đá xuất khẩu hiện nay của Trung Quốc tăng 150% so với thời điểm giá trung bình là 199,6 USD/T của năm ngoái, đạt 500 USD/T. Hàng nghìn doanh nghiệp than cốc nhỏ và trung bình đã đóng cửa để tiết kiệm năng lượng và giảm thoát khí thải làm giảm công suất sản xuất. Ngoài ra, Trung Quốc lại có kế hoạch sẽ hạn chế thêm khoảng 70 triệu tấn công suất sản xuất than luyện cốc trong tương lai. Những động thái này sẽ khiến

giá than của Trung Quốc tăng và làm dấy lên những lo ngại về nguồn cung thắt chặt cũng như khả năng thiếu điện trong mùa hè này.

Tại Ôxtrâylia, giá hầu hết các loại than đều đã tăng trong quý I/2008. Giá than đá đốt nhiệt giao ngay, sử dụng trong các nhà máy điện và chế tạo xi măng tăng khoảng 156% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức cao kỷ lục 150 USD/T.

Trước tình hình mậu dịch than có nhiều biến động, nhu cầu và giá than thế giới tăng mạnh, Mỹ đã tăng cường xuất khẩu. Xuất khẩu than của Mỹ trong quý I/2008 đã tăng 81% so với cùng kỳ năm ngoái tại các cảng chủ chốt ở ang Virginia. Dự kiến, xuất khẩu than của Mỹ đạt tổng cộng 80 triệu tấn trong năm nay, tăng mạnh so với con số chưa đầy 50 triệu tấn năm 2006 và 59 triệu tấn năm 2007. Hiện, Anh, Nhật, Tây Ban Nha và một số nước khác đang nhập khẩu than từ nước này.

Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh dẫn đến nhu cầu sử dụng than trong nước tăng mạnh nên Trung Quốc phải cắt giảm xuất khẩu và sẽ trở thành quốc gia nhập khẩu ròng về than. Thiên tai tại Australia cũng đã ảnh hưởng tới việc vận chuyển than cho xuất khẩu. Một số quốc gia xuất khẩu than khác như Nam Phi, Indonesia và Việt Nam cũng giảm lượng than xuất khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu trong nhát triển kinh tế đất nước nên nhu cầu nhập khẩu than tăng mạnh. Chính những yếu tố này đã hậu thuẫn cho xuất khẩu than của Mỹ và có thể khiến Mỹ sẽ trở thành quốc gia xuất khẩu than lớn nhất thế giới. Dự báo, sản lượng than năm 2008 của Mỹ sẽ tăng 1% lên đạt 1,19 tỉ tấn và xuất khẩu tăng 50% đạt 89 triệu tấn, chiếm 7,5%.

Hiện có dấu hiệu chứng tỏ các nhà máy thép Trung Quốc sẽ thiếu than luyện kim trong những năm tới và sẽ phải tăng cường nhập khẩu. Trung Quốc lại đang xây dựng các nhà máy điện chạy bằng than đá với tỉ lệ 1 nhà máy/1 tuần. Dự kiến, Trung Quốc sẽ trở thành nước nhập khẩu ròng trong năm nay và tỉ lệ tăng nhập khẩu của Trung Quốc trong năm 2008 sẽ tăng 14% đạt 51 triệu tấn. Còn xuất khẩu than của Trung Quốc sẽ giảm 31%, còn 35 triệu tấn trong năm 2008.

Và mặc dù xuất khẩu than từ Ôxtrâylia, nước cung cấp than đốt nhiệt lớn thứ hai thế giới, dự kiến tăng 10% đạt 119 triệu tấn trong năm nay và dự kiến đạt 199,3 triệu tấn trong năm 2009, nguồn cung than của Indonesia cũng dự kiến sẽ tăng 8% trong năm nay đạt 201 triệu tấn, nhưng những nguồn cung này sẽ không thể đáp ứng đủ nhu cầu than toàn cầu. Theo thống kê của Văn phòng nông nghiệp và thương mại Ôxtrâylia (ABARE), nhu cầu tiêu thụ than đá nhập khẩu tại châu Á sẽ tăng thêm 23 triệu tấn trong năm nay đạt 390,9 triệu tấn. Một số nước, kể cả Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia, Bắc Triều Tiên đã tăng công suất sản xuất điện sử dụng nhiên liệu than để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năng lượng gia tăng.

Dự báo, tình trạng thiếu cung than đá cho ngành sản xuất thép sẽ còn kéo dài thêm vài năm nữa. Giá than đá trung bình sẽ tăng lên đến 285-300 USD/T (loại than Australia và Canada, bán cho các nhà máy thép Nhật Bản) gấp 3 lần so với mức trung bình 96-98 USD/T của năm 2007.

Tại hội nghị APEC hồi đầu tháng 9, WWF đã công bố một bản báo cáo nghiên cứu những số liệu thực tế và tương lai của ngành than tại khu vực APEC. Trong báo này nhấn mạnh rằng than đá đóng một vai trò quan trọng trong việc đáp ứng về nhu cầu năng lương của khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Tuy nhiên, cần phải giảm tỉ lệ sử dụng than đá xuống không quá 20% trong tổng năng lượng.

Theo nhận định từ bản báo cáo, mặc dù dù than đá tại khu vực APEC vẫn đang bị khai thác một cách thiếu kiểm soát và góp phần vào việc phát tán khí nhà kính nhưng lại đóng vai trò rất lớn đối với các nước đang tăng trưởng nhanh, như Trung Quốc và Ấn Độ. Trong lượng nhu cầu sử dụng than đá đang gia tăng trên thế giới hiện nay, 88% xuất phát từ các quốc gia châu Á đang phát triển. Các nước này cần được sự hỗ trợ về mặt công nghệ từ phía các nước phát triển, để làm được điều này thì cần phải có phương thức chuyển giao công nghệ mới.

Hiện nay, giá bán của than chưa phản ánh được những thiệt hại do than gây ra đối với sức khoẻ con người, môi trường khu vực và toàn cầu. Nếu những nhân tố này được tính đến, các công nghệ năng lượng thay thế, trong đó có công nghệ làm giảm sự phát ra nhiệt than, sẽ mang ý nghĩa kinh tế thực sự hơn.

Cho tới nay, người ta đã nhận biết được những mặt trái của ngành than đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương như làm giảm diện tích đất trồng, giảm nguồn nước sạch, gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng kéo theo việc gây ra các căn bệnh về hô hấp, khiến một bộ phận dân cư phải tị nạn hay trở thành vô gia cư. Tuy nhiên, mối đe doạ lớn nhất mà than đá gây ra đối với môi trường là sự góp phần làm gia tăng biến đổi khí hậu và đó nguy cơ tiềm tàng cho những tai biến môi trường cơ thể ập xuống.

Phát biểu về vấn đề này, bà Ina Pozon, điều phối viên của WWF Chương trình nghiên cứu ngành than khu vực APEC, đồng thời là tác giả của bản báo cáo cho rằng việc sử dụng than đá không chỉ là nguyên nhân làm thay đổi khí hậu trái đất mà còn gây ra các vấn đề nan giải về cộng đồng và môi trường trong khu vực. Hiện nay, than đá chiếm vị thế gần như độc quyền tại các nước đang phát triển đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ, vì vậy không thể hy vọng các nước này sẽ không sử dụng than đá nữa.

Một điểm đáng chú ý là bản báo cáo đưa ra những tham số xác định rõ trách nhiệm trong việc sử dụng than đá. Điều này giúp các quốc gia đang phát triển có thể tiếp tục sử dụng nguồn nhiên liệu này để phát triển nền kinh tế, đồng thời giảm thiểu tối đa những tác động do ngành than gây ra đối với con

Một phần của tài liệu thực trạng xuất khẩu 10 ngành chủ lực việt nam (Trang 51 - 54)