Thách thức, khó khăn

Một phần của tài liệu thực trạng xuất khẩu 10 ngành chủ lực việt nam (Trang 41 - 43)

Được xem là ngành xuất khẩu hái ra tiền, WTO đã mang lại cho ngành café cơ hội vàng hiếm có khi mở rộng thị trường khổng lồ với hơn 5 tỷ người tiêu thụ, 95% giá trị thương mại thế giới và kim ngạch nhập khẩu trị giá 635 tỷ USD/năm.

Theo đánh giá của các chuyên gia, độ phủ sóng của café Việt đến thời điểm này là khá rộng, trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Chỉ tính riêng năm 2007, lượng café xuất khẩu sang các nước đạt trên 1 triệu tấn, tương ứng 1,6 tỷ USD. Đây là lý do để năm 2008, ngành café được kỳ vọng sẽ mang lại kim ngạch xuất khẩu 2 tỷ USD . Thực tế, trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu đã đạt trên 1 tỷ USD, đồng nghĩa với mục tiêu 2 tỷ USD hoàn toàn trong tầm tay

Song đáng nói là câu chuyện về lượng và giá trị thực thu được từ xuất khẩu mặt hàng này. Là một trong những nước xuất khẩu hàng đầu về café, song Việt Nam luôn phải xuống nước một bước, chịu mức giá thấp hơn các nước như Brazil. Thói quen chào bán và xuất khẩu cà phê sơ chế theo tiêu chuẩn 13-5-1 (thuỷ phần, hạt đen vỡ, tạp chất…) với giá thường thấp hơn so với thị trường cùng loại, cụ thể so với giá LIFFE (London) trừ từ 120-240 USD/tấn đã khiến nông dân và nhà xuất khẩu Việt Nam bị thua thiệt lớn.

Bài toán khẳng định vị thế ngành café Việt trên trường quốc tế càng nan giải hơn khi ngoài những điểm yếu về mặt chất lượng và công nghệ, café Việt vẫn chưa có nổi thương hiệu mạnh tương xứng với độ phủ sóng của mình. Một lo ngại khác cũng được các chuyên gia đặt ra là tác động tiêu cực của WTO, một khi bảo hộ của Nhà nước với ngành hàng này không còn do các ràng buộc từ cam kết WTO.

Nguy cơ thua cả sân ngoại lẫn sân nội

Nếu xuất khẩu cà phê sạch chất lượng cao (tạp chất từ 0% đến tối đa là 0,5%, tính lỗi hạt và thuỷ phần không quá 12,5% để được cộng thêm từ 50USD – 100 USD/tấn thì lượng ngoại tệ thu về hàng năm sẽ tăng lên từ 50 triệu – 100 triệu USD

Chất lượng và thị trường đang là hai mối lo lớn đối với café Việt hiện nay. Dù đã là thành viên của Tổ chức Cà phê thế giới, nhưng Việt Nam hiện lại nằm trong số 26,9% lượng cà phê không tuân thủ tiêu chuẩn nào của Tổ chức này. Số lượng cà phê xuất khẩu bị thải loại còn chiếm tỷ lệ cao (hơn 80%) trong tổng số cà phê xuất khẩu bị thải loại của thế giới.

Sự cạnh tranh gay gắt trên cả sân nhà lẫn sân ngoại khiến các doanh nghiệp đang phải nhìn nhận lại cách kinh doanh trước đây. Trong khi đó, WTO đang đặt ra những rào cản “thép” đối với café bằng hàng loạt tiêu chuẩn ngặt nghèo, mà nếu không tìm cách thích ứng, café Việt sẽ đánh mất những ưu thế hiện có của mình.

Chưa kể, các doanh nghiệp nội rất có thể sẽ thua trên thị trường nội nếu không tự nâng cấp mình. Với việc trực tiếp thu mua sản phẩm café từ các hộ nông dân và doanh nghiệp nhỏ trong nước, sau đó chế biến các loại café đạt chuẩn như UTZ Certified, Rein Fruit

Nguy cơ lạm phát

Với giá xuất khẩu cao như hiện nay kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này năm 2008 có thể đạt 2 tỷ USD. Tuy nhiên, theo ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch VICOFA, khó khăn lớn nhất đối với các DN xuất khẩu là chênh lệch tỷ giá ngoại tệ và tiền đồng Việt Nam đang khiến các DN càng xuất khẩu nhiều, càng bị thiệt.

Theo tính toán, cứ xuất khẩu 1.000 tấn cà phê thì số tiền chênh lệch do tỷ giá lên tới 300 - 350 triệu đồng. Tuy nhiên nếu Đồng Việt Nam tăng giá cũng khiến chi phí DN bỏ ra mua hàng trong nước tăng cao.

Thực tế trên đang đẩy nhiều DN rơi vào tình trạng có dư ngoại tệ nhưng không bán được cho ngân hàng trong khi vẫn phải vay vốn tiền đồng với lãi suất cao hơn trước đây (do các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất cho vay lên 1,1 - 1,4%/tháng). Các DN đang phải chịu lỗ để duy trì sản xuất và thực hiện các đơn hàng đã ký với khách hàng trước đây.

Giá café biến động thất thường

Từ cuối năm 2007 đến nay, giá cà phê XK trên thị trường thế giới và của Việt Nam tăng rất cao. Vì vậy giá cà phê thu mua cũng được đẩy lên. Từ thời điểm mức giá dưới 30.000 đồng/kg được đẩy lên 35.000 đồng/kg rồi 40.000 đồng/kg, thậm chí ngày 5/3/2008 có nơi giá thu mua lên tới 42.000 đồng/kg. Vì vậy thay vì bán ra, nhiều bà con nông dân đã găm hàng lại.Cũng chỉ sau một đêm (từ ngày 5/3), giá cà phê thế giới bỗng đột ngột giảm mạnh, khiến cho giá cà phê trong nước giảm mất tới 5.000 đồng/kg. Việc giá cà phê đột ngột quay đầu sau khi lập nên những kỷ lục về giá là điều quá bất ngờ, song nguy hiểm hơn là đã tác động đến tâm lý bất ổn của người trồng cà phê. Nhiều người đã ồ ạt bán ra sau khi giá thị trường giảm xuống làm cho thị trường càng trở nên khó dự đoán. Tại thành phố Buôn Ma Thuột khi thấy giá cà phê chững lại ở mức cao và bắt đầu có dấu hiệu giảm, không ít chủ cà phê cũng vội vàng bán ra với mức giá 39.500 đồng/kg nhưng nhiều đại lý vẫn không mua với lý do… thiếu tiền mặt. Dự báo, trước tình hình người trồng cà phê ồ ạt bán ra như hiện nay thì giá cà phê trong những ngày tới chắc chắn sẽ tiếp tục giảm. Sáng ngày 9/3, tại Đắk Lắk, giá cà phê nhân xô Robusta mua vào là 36.200 đồng/kg, giảm 200 đồng so với hôm trước đó. Tại Lâm Đồng, giá mua vào sáng ngày 9/3 chỉ còn 35.000 đồng – 35.600 đồng/kg, bằng với giá của 2 ngày trước đó. Theo ông Đoàn Triệu Nhạn, cố vấn Hiệp hội Cà phê Việt Nam, việc người dân biết giữ hàng là việc đáng mừng, tuy nhiên việc làm đó đều do tự phát. Nhất là việc các hộ trồng cà phê không có thông tin cụ thể về số lượng cung - cầu dẫn tới nguy cơ số lượng hàng dự trữ lại quá nhiều, giá cao không bán, đến khi giá xuống phải ào ạt bán ra thì sẽ hối tiếc.

Một phần của tài liệu thực trạng xuất khẩu 10 ngành chủ lực việt nam (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w