A)Thực trạng xuất khẩu café

Một phần của tài liệu thực trạng xuất khẩu 10 ngành chủ lực việt nam (Trang 38 - 40)

Cây cà phê đầu tiên được đem về trồng tại Việt Nam đến nay đã tròn 150 năm. Trong 7 tháng đầu năm cả nước đã xuất khẩu 888.000 tấn cà phê, thu 1,32 tỷ USD, tăng 56% về lượng, nhưng kim ngạch gấp 2 lần so cùng kỳ năm trước.

Hai tháng nữa là mùa thu hoạch mới nên xuất khẩu cà phê cả năm có thể vượt 1 triệu tấn, đem lại kim ngạch hơn 1,5 tỷ USD. Cây cà phê đang có đà "thẳng tiến" vượt lên, sau một thời kỳ suy thoái trầm trọng.

Vừa được mùa lại được giá, không chỉ ở Tây Nguyên mà tại các vùng Đông Trường Sơn, miền Đông Nam Bộ, các nhà vườn đang ào ạt khôi phục các vườn cà phê mấy năm bỏ hóa hoặc ít chăm sóc, và ra sức trồng thêm.

Cà phê là mặt hàng buôn bán lớn thứ 2 của các nước đang phát triển, chỉ đứng sau dầu mỏ. Kim ngạch bán buôn cà phê trên thế giới mỗi năm đạt khoảng 55 tỷ USD. Kết luận mới nhất của y học về tác dụng của cà phê cho thấy nếu dùng đúng mức, nó cũng góp phần ngừa bệnh ung thư.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Cà phê thế giới (ICO), các nước trồng nhiều cà phê sẽ tiến hành chiến lược quảng bá bằng nhiều hình thức để mở rộng tiêu dùng ngay tại thị trường trong nước. Lệ thuộc vào thời tiết và nguồn dự trữ luôn được giữ bí mật nên thị trường cà phê thế giới hàng năm có sự trồi sụt khó lường. Sự tăng trưởng nóng về diện tích và sản lượng có thể lại dẫn theo vết lầy cũ (từ 2000-2005 giá cà phê có lúc xuống dưới 400 USD/tấn).

Sản lượng cà phê Việt Nam đạt mức 100.000 tấn vào năm 1990. Theo tổng kết của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Hội nghị Nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu vừa diễn ra đầu tháng 8/2007, trong 17 năm qua, có đến 9 năm cà phê có giá chỉ từ 420- 1.000 USD/tấn, chiếm 54%. Như vậy, cà phê Việt Nam chủ yếu thuộc nhóm giá trung bình thấp. Hiệu quả sản xuất, chế biến, xuất khẩu cà phê còn khá hạn chế.

Diễn tiến của hệ thống sản xuất kinh doanh cà phê bao gồm: hộ trồng cà phê, người thu mua (nhân xô) - đại lý thu mua chế biến (nhân xô đã phân loại) - đại lý thu mua, chế biến, xuất khẩu (tái chế 1,2) - nhà nhập khẩu.

Chênh lệch giá giữa các khâu chủ yếu là công tái chế, làm sạch, phân loại, vận chuyển. Lợi nhuận của các cấp thu mua chiếm đến gần 30% giá bán của người trồng cà phê. Nếu cà phê thế giới tụt giá, các nhà thu mua không mua nữa thì người trồng chỉ việc "khóc", 1 ký cà phê chín còn thua 1 ký cà pháo như đã từng xảy ra.

Nhưng có khi giá cà phê lên cao, người trồng cà phê lại bán ra ngoài, không theo cam kết trong hợp đồng đã ký. Chính vì vậy chất lượng và hiệu quả sản xuất cà phê đến nay vẫn chưa được cải thiện.Việt Nam đang dẫn đầu lượng cà phê Robusta trên thế giới.

Chất lượng cà phê vối (Robusta) Việt Nam cũng được công nhận là ngon nhất thế giới. Đây có phải là điều đáng mừng không khi trong thực tế trên toàn thế giới nhu cầu Robusta chỉ chiếm 30% trong tổng sản phẩm rang xay. Giá cà phê Robusta cũng thường thấp hơn cà phê chè (Arabica) ít nhất là 30%.

Còn khá nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. Các cơ quan quản lý đều khuyến cáo tăng diện tích trồng cà phê Arabica nhưng nhiều dự án cà phê chè gặp thất bại. Tại Đak Nông, người sơ chế chỉ mua giá Arabica bằng giá Robusta. Các chủ vườn do đó vẫn thích trồng cà phê vối vì dễ bán.

Công ty Giám định cà phê và Nông sản xuất nhập khẩu (Cafe Control) cho biết thị trường Trung Quốc và một số nước cho rằng cà phê Việt Nam chất lượng thấp do thu hoạch lẫn lộn quả chín, quả xanh, sơ chế. Nhưng những năm gần đây toàn bộ cà phê Robusta do Việt Nam sản xuất đều được tiêu thụ hết. Thậm chí hiện nay nếu Việt Nam không bán hàng cũng có thể tạo những đợt tăng giá cà phê mạnh.

Với xu hướng tạo hương vị đặc trưng trong thành phẩm cà phê tiêu dùng, Robusta có lợi thế vì là nguyên liệu để pha trộn ra nhiều loại.

Một số doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cà phê ở tỉnh Đắc Lắc cho biết khi tiến hành cuộc vận động để người nông dân sản xuất ra hạt cà phê có giấy chứng nhận, một số bà con trả lời rằng việc theo dõi sổ sách, ghi chép, kiểm tra hàng trăn chỉ tiêu từ giống đến phân bón, thu hái, phơi sấy khá phức tạp nên khi nào không có ai mua hàng nữa thì bà con mới làm theo.

Sản xuất cà phê không cần giấy chứng nhận thường bị áp lực về giá nhưng dễ dàng trong việc mua bán, thị trường rộng, cạnh tranh rộng; số sản phẩm chọn lọc ra đạt chất lượng cao thì lại có tiền thưởng lớn từ nhà thu mua. Sản xuất ra sản phẩm cà phê có giấy chứng nhận phải chịu sự kiểm tra giám sát nhưng thị trường hạn chế, sức cạnh tranh vừa phải vì phải giữ giá cao.

Trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cà phê đã đạt trên 1 tỷ USD, vượt xa con số cùng kỳ năm 2007, trong bối cảnh giá cà phê thế giới tăng theo chiều hướng tích cực. Nhiều chuyên gia cho rằng ngành cà phê Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để phát triển mạnh mẽ và nếu giải quyết tốt đầu tư cơ bản để phát triển giá trị thặng dư thì ngành này có khả năng đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 2 tỷ USD/năm.

- Tháng 5/2008, kim ngạch xuất khẩu cà phê sang thị trường Bồ Đào Nha đạt 1.393.805 tấn, với số lượng 567 tấn. Tính chung 5 tháng, kim ngạch xuất khẩu đạt 5.724.270 tấn, với lượng xuất 2.638 tấn.

- 5 tháng/2008, Việt Nam xuất khẩu 2.546 tấn cà phê sang thị trường Bugary, với trị giá 1.387.186 USD.

- Theo số liệu thống kê, trong tháng 5/2008, kim ngạch xuất khẩu cà phê sang Hoa Kỳ đạt 23.592.110 USD, với lượng xuất 4.120 tấn. Tính chung 5 tháng đầu năm kim ngạch đạt 108.993.771 USD, với 52.532 tấn.

- 5 tháng đầu năm, xuất khẩu 1.543 tấn cà phê sang thị trường Indonêsia, với trị giá đạt 3.049.374 USD.

- Theo số liệu thống kê, trong tháng 5/2008, kim ngạch xuất khẩu cà phê sang Italia đạt 12.842.690 USD, với lượng xuất 5.631 tấn. Tính chung 5 tháng, kim ngạch xuất khẩu đạt 81.301.082 USD, với lượng xuất 39.848 tấn.

*Thị trường xuất khẩu

Hiện nay, ở Việt Nam, cà phê là mặt hàng nông sản xuất xuất khẩu có giá trị lớn đứng thứ hai sau gạo. Giá trị cà phê xuất khẩu thường chiếm gần 10% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Vụ 2000/01 Việt Nam đã xuất cà phê đi 61 nước, trong đó, 10 nước nhập khẩu cà phê đứng đầu.

Một phần của tài liệu thực trạng xuất khẩu 10 ngành chủ lực việt nam (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w