5. Kết cấu của đề tài
4.3.7. Kiểm soát thực hiện sảnphẩm dịch vụ, quản lý phòng ngừa rủi ro
Cần phải tăng cƣờng trách nhiệm của các phòng nghiệp vụ, các phòng giao dịch và chi nhánh trực thuộc trong việc thực hiện triển khai các dịch vụ. Nâng cao chất lƣợng dịch vụ ngân hàng, tiến hành kiểm soát việc thực hiện dịch vụ, tìm hiểu phản ứng của khách hàng đối với những dịch vụ mà mình cung cấp, cải tiến dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày một cao hơn của khách hàng. Thu thập thông tin nhằm đƣa ra các chính sách điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Yêu cầu từng bộ phận phải theo dõi tình hình cụ thể phát triển dịch vụ và báo cáo với lãnh đạo để kịp thời điều chỉnh, giải quyết những tồn tại, vƣớng mắc trong phát triển dịch vụ.
Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn luôn phải đối đầu với rủi ro nhƣ rủi ro tín dụng, rủi ro hối đoái, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất… Rủi ro làm cho ngân hàng rơi vào tình trạng tổn thất về tài chính, uy tín và thậm chí có thể bị phá sản. Ví dụ vào năm 1997, nhiều NHTM Việt Nam do mở rộng cho vay lan tràn đã rơi vào tình trạng nợ quá hạn, nợ khó đòi cao. Hay sự cố xảy ra tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu (ACB) vào ngày 13/10/2003, một tin đồn thất thiệt rằng Ngài Tổng giám đốc đã bỏ trốn. Ngày 14 và 15 tháng 10/2003 số lƣợng lớn khách hàng đã tập trung đến ngân hàng này để rút hàng trăm tỷ đồng tiền gửi trƣớc hạn. Và cũng tại Ngân hàng ACB ngày 20/8/2012 khi ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt ngân hàng này đã đứng trƣớc nguy cơ mất thanh khoản, phải nhờ đến Ngân Hàng nhà nƣớc hỗ trợ.
Thực tế tại Agribank Bắc Kạn chƣa có các chính sách quản lý rủi ro riêng và cũng chƣa có một bộ phận nào nghiên cứu đƣa ra các chính sách quản lý, phòng chống rủi ro. Cách thức quản lý phòng ngừa rủi ro đƣợc thực hiện một cách tự phát, nhiều khi dựa vào phán đoán, cảm tính của từng cán bộ nghiệp vụ. Đó là chƣa kể đến các cán bộ có trình độ nghiệp vụ yếu kém, chƣa lƣờng hết đƣợc rủi ro nên thƣờng rơi vào hai thái cực, hoặc là lúng túng, không dám làm hoặc là làm liều và gây ra rủi ro cho ngân hàng. Về mặt nguyên lý cho thấy không có cách nào để loại trừ rủi ro một cách hoàn toàn bởi lợi nhuận và rủi ro luôn đi kèm. Do vậy, chúng ta phải tìm cách quản lý nhằm khống chế rủi ro một cách tối ƣu nhất. Vậy giải pháp quản lý rủi ro là gì?
Ngân hàng phải thành lập một bộ phận quản lý rủi ro riêng. Bộ phận này có trách nhiệm nghiên cứu và đề ra chính sách quản lý rủi ro cho từng dịch vụ ngân hàng cụ thể, xây dựng và hoàn thiện hệ thống phòng ngừa rủi ro, kết hợp với bộ phận nghiên cứu chiến lƣợc phát triển để đƣa ra một chiến lƣợc phát triển hiệu quả nhất, an toàn nhất.
Sử dụng các công cụ phái sinh nhƣ hợp đồng tƣơng lai, hợp đồng quyền chọn, hoán đổi… Sử dụng công cụ VAR – Value at Risk - giá trị chịu rủi ro, giúp ngân hàng có thể phân bổ các nguồn để đảm bảo lợi nhuận.