PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Kạn (Trang 39 - 106)

5. Kết cấu của đề tài

2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin

Bao gồm các dữ liệu đã đƣợc phân tích tổng hợp từ quá trình hoạt động kinh doanh, các báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2009, năm 2010 và năm 2011. Từ các nguồn báo cáo của các sở ban ngành nhƣ các báo cáo tổng kết các năm 2009, 2010, 2011 của Ngân hàng nhà nƣớc tỉnh Bắc Kạn, các báo cáo của các sở ban ngành phục vụ cho việc ra quyết định trong quá trình kinh doanh của chi nhánh, các số liệu lƣu trữ trên hệ thống máy tính…

Ngoài ra một số nguồn dữ liệu dƣới đây đã đƣợc tác giả sử dụng bao gồm: Các báo cáo của chính phủ, bộ ngành, số liệu của các cơ quan thống kê về tình hình kinh tế xã hội, ngân sách quốc gia, xuất nhập khẩu, đầu tƣ nƣớc ngoài, dữ liệu của các công ty về báo cáo kết quả tình hình hoạt động kinh doanh, nghiên cứu thị trƣờng, thông tin trên các trang web, công thông tin điện tử. Tạp chí Thị trƣờng Tài chính tiền tệ, số 20, số 21 năm 2010, số 5, số 7, số 9, số 14 + 15 năm 2011; số 5 năm 2012[8]. Luật tổ chức tín dụng (Đã sửa đổi, bổ sung năm 2004), Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

Các báo cáo nghiên cứu của cơ quan, viện, trƣờng đại học. Các bài viết đăng trên báo hoặc các tạp chí khoa học chuyên ngành và tạp chí mang tính hàn lâm có liên quan. Tài liệu giáo trình, các xuất bản khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Cuối cùng là các bài báo cáo, luận văn của các sinh viên trong trƣờng và ở các trƣờng khác.

2.2.2. Phƣơng pháp tổng hợp thông tin

- Xử lý và tính toán các số liệu, các chỉ tiêu nghiên cứu đƣợc tiến hành trên máy tính bằng các phần mềm Excel và phần mềm tin học của Agribank Việt Nam, Agribank Bắc Kạn.

- Phƣơng pháp đồ thị : Sử dụng mô hình hóa thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị. Trong đề tài , sử dụng đồ thị tƣ̀ các bảng số liệu cung cấp thông tin để ngƣời sƣ̉ dụng dễ dàng hơn trong tiếp cận và phân tích thông tin...

2.2.3. Phƣơng pháp phân tích thông tin

2.1.3.1. Phương pháp thống kê kinh tế

Là phƣơng pháp dùng các chỉ số để phân tích, đánh giá mức độ biến động của các hiện tƣợng. Giúp cho việc tổng hợp số liệu, tính toán các chỉ tiêu một cách đúng đắn, khách quan, có tính suy rộng cho nội dung nghiên cứu.

Thông qua các số liệu đã thu thập, tìm ra đƣợc quy luật, bản chất của hiện tƣợng. Từ đó so sánh với các đối thủ khác để thấy đƣợc những ƣu điểm cũng nhƣ những tồn tại của đơn vị đang nghiên cứu. Qua đó, đề ra các giải pháp thực tế và hƣớng đi phù hợp cho quá trình phát triển sản phẩm trong tƣơng lai.

2.1.3.3. Phương pháp phân tích SWOT

Sử dụng phƣơng pháp phân tích SWOT để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của đơn vị trong bối cảnh cạnh tranh trên địa bàn.

Lý thuyết về mô hình SWOT nhƣ sau:

Ma trận SWOT Điểm mạnh (Strengths - S) Điểm yếu (Weaknesses - W) Cơ hội (Opportunities - O) Thách thức (Threats - T)

- Điểm mạnh: Yếu tố lợi thế của Agribank Bắc Kạn có thể phát huy trong phát triển SPDV.

- Điểm yếu: Những yếu kém về năng lực quản lý, về con ngƣời, có thể khắc phục đƣợc.

- Cơ hội: Những thuận lợi do môi trƣờng bên ngoài mang lại mà Agribank Bắc Kạn có thể tận dụng phát triển SPDV.

- Thách thức: Những trở ngại cho việc phát triển SPDV ở Agribank Bắc Kạn.

2.3. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU

2.3.1. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng

1/ Sự gia tăng số lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng

Số lƣợng dịch vụ ngân hàng là một tiêu chí để đánh giá sự phát triển theo hƣớng mở rộng dịch vụ ngân hàng. Có thể nói dịch vụ ngân hàng càng đa dạng, ngân hàng càng có khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng đầy đủ hơn. Điều đó làm tăng khả năng thu hút khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trƣờng. Mặt khác số lƣợng dịch vụ lớn tạo cho ngân hàng có thể đa dạng hoá sản phẩm, hạn chế đƣợc rủi ro tăng khả năng sinh lời trong hoạt động kinh doanh. Đây là những điều kiện ngân hàng tiếp tục mở rộng dịch vụ của mình.

2/ Sự cải tiến chất lượng dịch sản phẩm vụ ngân hàng.

Đây là một tiêu chí phản ánh sự phát triển dịch vụ ngân hàng theo chiều sâu. Chất lƣợng dịch vụ ngân hàng phản ánh mức độ thoả mãn của khách hàng về dịch vụ ngân hàng. Khách hàng mong muốn dịch vụ ngân hàng phù hợp với nhu cầu, có tiện ích cao, đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện… Dịch vụ đáp ứng tốt nhất những mong

muốn của khách hàng đƣợc gọi là dịch vụ có chất lƣợng cao. Ngân hàng có dịch vụ chất lƣợng cao sẽ thu hút đƣợc khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh, uy tín và vị thế của mình trên thị trƣờng.

3/ Sự gia tăng số lượng khách hàng sử dụng sản phẩmdụng dịch vụ ngân hàng.

Đây cũng là một tiêu chí thể hiện sự phát triển dịch vụ ngân hàng. Số lƣợng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng càng nhiều chứng tỏ dịch vụ đó đã đáp ứng nhu cầu của khách hàng, thích ứng đƣợc với thị trƣờng và dịch vụ đó có khả năng phát triển.

4/ Sự tăng trưởng doanh số hoạt động sau khi có sản phẩmdịch vụ

Sự tăng trƣởng về doanh số hoạt động từng dịch vụ qua các thời kỳ thể hiện dịch vụ đó phát triển đến mức độ nào và đƣợc ngân hàng quan tâm đẩy mạnh phát triển nó ra sao.

5/ Sự tăng trưởng thu nhậpcủa ngân hàng sau khi cósản phẩmdịch vụ.

Đây là con số tƣơng đối thể hiện hiệu quả của việc phát triển dịch vụ ngân hàng. Đƣợc các ngân hàng sử dụng để đánh giá sự phát triển của dịch vụ ngân hàng qua các thời kỳ.

2.3.2. Chu kỳ sống của sản phẩm dịch vụ ngân hàng

1/ Giai đoạn giới thiệu :

Trong giai đoạn này, cần phải bỏ ra rất nhiều chi phí để giới thiệu, quảng cáo về SPDV. Để thâm nhập vào thị trƣờng, cần phải tổ chức tiếp thị quảng bá sản phẩm. Mức giá phí của sản phẩm nên đƣợc định thấp hơn giá phí của các đối thủ cạnh tranh thậm chí có thể dùng thử miễn phí nhằm thu hút khách hàng, tăng nhanh doanh số, mở rộng thị phần. Ngoài ra, cũng cần phải hoàn thiện hơn nữa sản phẩm của mình, nhằm tạo thêm niềm tin, cảm tình của khách hàng để có đƣợc chỗ đứng lâu dài trên thị trƣờng.

2/ Giai đoạn tăng trưởng :

Đây là giai đoạn mà SPDV đã có đƣợc lòng tin của khách hàng và số lƣợng ngƣời dùng ngày càng lớn đã làm giảm đáng kể chi phí và giá thành sản phẩm vì vậy, doanh thu và lợi nhuận tăng, thị phần ngày càng phát triển.

Mục tiêu cơ bản của giai đoạn này là xâm nhập vào những thị trƣờng mới hay len lỏi vào những đoạn mới của những thị trƣờng đã có. Đồng thời không ngừng củng cố và hoàn thiện chất lƣợng cũng nhƣ tính năng của sản phẩm đã đƣợc khách hàng chấp nhận.

Giá phí ở giai đoạn này có thể vẫn giữ ở mức cũ hoặc có thể áp dụng các biện pháp khuyến mãi nếu nhƣ đã đạt đƣợc doanh số và lợi nhuận cao và bù đắp đƣợc cho chi phí của giai đoạn trƣớc.

3/ Giai đoạn chín muồi ( bão hòa ):

Là giai đoạn mà doanh số của SPDV đã lên đến đỉnh điểm và không thể tăng cao hơn nữa, bắt đầu có hiện tƣợng bão hòa.

Ở giai đoạn này, cần phải cải tiến chất SPDV nhằm vực dậy uy tín của sản phẩm, tăng cƣờng khâu quảng cáo và các khâu dịch vụ chăm sóc khách hàng hơn nữa.

4/ Giai đoạn suy thoái :

Giai đoạn này là giai đoạn SPDV giảm sút nghiêm trọng, doanh số, thị phần và lợi nhuận đều bị giảm mạnh. Lúc này phải mạnh dạn quyết định ngƣng cung cấp SPDV này và có kế hoạch từng bƣớc tung ra SPDV mới theo kiểu chiến lƣợc “ Gối Đầu” các chu kỳ sống của sản phẩm và tăng cƣờng quảng cáo dịch vụ…

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ NGÂN HÀNGTẠI AGRIBANK BẮC KẠN

3.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦAAGRIBANKBẮC KẠN CỦAAGRIBANKBẮC KẠN

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Agribank Bắc Kạn.

Đƣợc thành lập vào ngày 26/03/1988 đến nay Agribank Việt Nam là một trong những NHTM quốc doanh mạnh nhất ở Việt Nam. Trải qua hơn 20 năm xây dựng và trƣởng thành, đến nay Agribank Việt Nam đã thực hiện kinh doanh đa năng. Ngoài lĩnh vực dịch vụ truyền thống, Agribank Việt Nam còn phát triển nhiều dịch vụ hiện đại áp dụng công nghệ tiên tiến của thế giới, từng bƣớc mở rộng kinh doanh đối ngoại và trở thành một ngân hàng có vị thế, uy tín trong khu vực và trên thế giới.

Sự thành công của Agribank Việt Nam hôm nay là sự thành công của hơn 2300 chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc trên toàn quốc. Trong đó, có sự đóng góp không nhỏ của Agribank Bắc Kạn. Đƣợc chia tách và tái lập từ Agribank Bắc Thái và 2 Chi nhánh huyện Ngân Sơn và Huyện Ba Bể của Agribank Cao Bằng,theo quyết định số 575/QĐ-NHNo-02 ngày 16 tháng 12 năm 1996 của Tổng Giám đốc Agribank Việt Nam.Agribank Bắc Kạn là chi nhánh loại I trực thuộc Agribank Việt Nam, có trụ sở tại thị xã Bắc Kạn tỉnh Bắc Kạn, 7 chi nhánh loại II và 9 phòng giao dịch trực thuộc trên địa bàn các huyện thị trong tỉnh Bắc Kạn, là đơn vị hạch toán kinh tế phụ thuộc, có con dấu riêng, hoạt động theo điều lệ của Agribank Việt Nam và quy chế uỷ quyền của Tổng giám đốc.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh trực tiếp, hoàn thành về khoán tài chính, Ban giám đốc Agribank Bắc Kạn đã củng cố tổ chức, sắp xếp lại các phòng, chi nhánh trực thuộc, xây dựng chiến lƣợc kinh doanh bài bản, khoa học để tạo đà phát triển đi lên và đạt đƣợc kết quả đáng khích lệ:

Đến nay chi nhánh đã khẳng định đƣợc vị trí vai trò của mình trong toàn hệ thống, đứng vững và phát triển trong cơ chế mới, chủ động mở rộng mạng lƣới giao dịch, đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng, thƣờng xuyên tăng cƣờng cơ sở vật chất kỹ thuật để từng bƣớc đổi mới công nghệ - hiện đại hoá ngân hàng.

Mƣời lăm năm tuy chƣa dài nhƣng nhìn lại chặng đƣờng đã qua, Agribank Bắc Kạn đã lớn mạnh và trƣởng thành. Hiện tại chi nhánh đã và đang củng cố lại hoạt động, mở mang các dịch vụ tiện ích để tiếp tục vƣơn ra, chiếm lĩnh thị trƣờng Tỉnh Bắc Kạn.

3.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh SPDV của Agribank Bắc Kạn

Những năm gần đây, Agribank có những bƣớc đi dài vững chắc trong việc đổi mới, hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển SPDV. Thành tựu nổi bật nhất đó là, Agribank đã hoàn thành triển khai dự án hiện đại hóa “Hệ thống thanh toán nội bộ và kế toán khách hàng” (IPCAS) với phần mềm lõi CoreBank, đã kết nối trực tuyến toàn bộ trên 2.300 Chi nhánh và Phòng giao dịch khắp cả nƣớc, mở ra thời kỳ mới phát triển mạnh mẽ và hiệu quả các SPDV mới, tạo ƣu thế cạnh tranh tuyệt đối trên thị trƣờng trong nƣớc.

Trên nền tảng công nghệ hiện đại, cơ sở dữ liệu tập trung, đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, am hiểu địa phƣơng, đến nay Agribank đã bứt phá cung cấp cho thị trƣờng gần 200 SPDV, trong đó có nhiều sản phẩm đƣợc đông đảo cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tin dùng, nhƣ: Chuyển tiền trong và ngoài nƣớc; Thu Ngân sách nhà nƣớc; Gửi, rút tiền nhiều nơi; Thanh toán hóa đơn; Ngân hàng điện tử (E-Banking); Nhờ thu, nhờ trả qua ngân hàng; Kết nối thanh toán với khách hàng và quản lý luồng tiền; Quản lý vốn; Đầu tƣ tự động; Trả lƣơng qua tài khoản; Thanh toán biên mậu v.v... Với những sản phẩm này, Agribank đem lại nhiều tiện ích, giúp ngƣời sử dụng tiết kiệm thời gian, chi phí, đồng thời đƣợc tiếp cận các phƣơng tiện giao dịch, thanh toán hiện đại.

Từ việc nhận thức sâu sắc về vấn đề hội nhập, thời gian qua Agribank Bắc Kạn đã cố gắng tập trung cho việc phát triển dịch vụ của mình, có thể kể đến các dịch vụ chủ yếu của chi nhánh nhƣ sau:

1/ Dịch vụ huy động vốn

Đây là một SPDV truyền thống của Agribank, dịch vụ này ngày càng phong phú và nhiều tiện ích đi kèm. Dịch vụ này nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của tất cả các tổ chức, cá nhân trong nƣớc, nƣớc ngoài bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và thực hiện các hình thức huy động vốn khác. Đây là nguồn vốn chủ yếu để đáp ứng hoạt động tín dụng của chi nhánh.

Với phƣơng châm "tự chủ về nguồn vốn", việc khai thác các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội là mục tiêu hàng đầu đƣợc đặt ra. Bằng các hình thức huy động vốn hấp dẫn và phong phú, chủ động nhạy bén trong công tác tiếp thị, đổi mới phong cách giao dịch và phát triển mạng lƣới hợp lý, Agribank Bắc Kạn đã thu hút đƣợc nguồn tiền gửi lớn của các tầng lớp dân cƣ và các tổ chức kinh tế, xã hội.

Biểu 3. 1: Tình hình huy động vốn tại Agribank Bắc Kạn (2009 -2011) (cả ngoại tệ quy đổi)

STT Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Tốc độ tăng trƣởng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % 2010/ 2009 2011/ 2010 A Theo kỳ hạn 877,3 100 1.084,5 100 1.372,9 100 24 27 1 Tiền gửi không kỳ hạn 329,9 37,6 301,1 27,8 296,8 21,6 (9) (1)

2 Tiền gửi có kỳ hạn 547,5 62,4 783,5 72,2 1.076,1 78,4 43 37

2.1 Tiền gửi dƣới 12 tháng 412 47 675,4 62,3 946,0 68,9 64 40 2.2 Kỳ hạn từ 12 đến dƣới 24 tháng 102,3 11,7 75,4 7 68,2 5 (26) (10)

2.3 Kỳ hạn trên 24 tháng 8,8 1 7,1 0,7 3,0 0,2 (19) (58)

2.4 Tiền gửi vốn chuyên dùng 23,5 2,7 24,8 2,3 58,4 4,3 6 135

2.5 Tiền gửi ký quỹ 0,9 0,1 0,8 0,1 0,5 0,04 (11) (38)

B Theo đối tƣợng khách hàng 877,3 100 1.084,5 100 1.372,9 100 24 27

1 Tiền gửi Kho bạc 191 21,8 127,6 11,8 107,8 7,9 (33) (16)

2 Tiền gửi TCTD 0,5 0,1 4,1 0,4 4,3 0,3 720 5

3 Tiền gửi của Tổ chức Kinh Tế 84,7 9,7 89,1 8,2 103,4 7,5 5 16 4 Tiền gửi cá nhân 601,1 68,5 863,7 79,6 1.157,4 84,3 44 34

Biểu 3.1thể hiện hoạt động huy động vốn qua các năm của chi nhánh.Qua số liệu này ta thấy nguồn vốn có kỳ hạn chiến tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn của chi nhánh và tăng trƣởng qua các năm. Cụ thể năm 2009 là 547,4 tỷ đồng chiếm 62% tổng nguồn, năm 2010 là 783,4 tỷ đồng chiếm 72% tổng nguồn, năm 2011 1076,1 tỷ đồng chiếm 78,4% tổng nguồn. Đây là nguồn vốn ổn định phục vụ cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Tuy nhiên tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn dƣới 12 thánglại chiếm khá lớn trong cơ cấu nguồn, cụ thể lần lƣợt các năm 2009, 2010, 2011 là 412 tỷ đồng, 675,4 tỷ đồng, 946 tỷ đồng và chiếm 47%; 62,3%; 68,9% tổng nguồn,cho thấy sự mất cân đối nguồn của chi nhánh. Sự mất cân đối này còn tăng lên theo các năm cụ thể tiền gửi trên 12 tháng giảm liên tục theo các năm. Năm 2010 tiền gửi dƣới 24 tháng giảm 26%, tiền gửi trên 24 tháng giảm 19%, năm 2011 tiền gửi dƣới 24 tháng giảm 10%, tiền gửi trên 24 tháng giảm 58%.

Xét cơ cấu nguồn theo đối tƣợng khách hàng ta thấy nguồn vốn huy động từ cá nhân chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn của chi nhánh cụ thể năm 2009 là 601,1 tỷ đồng chiếm 68,5%, năm 2010 là 863,7 tỷ đồng chiếm 79,6% tăng 44% so với 2009, năm 2011 là 1157,4 tỷ đồng chiếm 84,3% tăng 34% so với 2010. Đây là dấu hiệu tốt cho công tác huy động vốn của chi nhánh vì đây là nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cƣ và rất ổn định.

Nếu xét cơ cấu nguồn theo kỳ hạn thì thấy sự mất cân đối nguồn giữa các kỳ hạn,nguồn vốn ngắn hạn của chi nhánh chiếm tỷ trọng quá lớn trong cơ cấu nguồn, làm mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu nguồn. Ảnh hƣởng đến cơ cấu cho vay trong dịch vụ tín dụng, khi mà các doanh nghiệp đang thiếu vốn trung và dài hạn.

Để khắc phục vấn đề này chi nhánh cần phải có giải pháp tăng cƣờng phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu vốn trung và dài hạn của khách hàng. Đặc biệt khi thị trƣờng chứng khoán chƣa đáp ứng đƣợc nguồn vốn này.

Sự cạnh tranh về lãi suất giữa các ngân hàng diễn ra liên tục đã thu hẹp chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra của các ngân hàng, đẩy các ngân hàng vào nguy cơ rủi ro cao. Trong trung và dài hạn, cạnh tranh về lãi suất có thể tổn hại đối với hệ thống tài

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Kạn (Trang 39 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)