Nhân tố ảnh hƣởng đến sựphát triểnSPDV của AgribankBắc Kạn

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Kạn (Trang 70 - 72)

5. Kết cấu của đề tài

3.2.1.Nhân tố ảnh hƣởng đến sựphát triểnSPDV của AgribankBắc Kạn

Những nhân tố chủ quan

- Về năng lực tài chính, hằng năm Chi nhánh chủ động đầu tƣ tài chính rất lớn để mua sắm các trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác kinh doanh. Về cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ của Ngân hàng, do có đầu tƣ lớn về tài chính nên cơ sở vật chất kỹ thuật của Ngân hàng rất hiện đại, ngang tầm các Ngân hàng khác trong khu vực. Đây là những yếu tố thuận lợi cho việc phát triển SPDV hiện đại.

- Về trình độ đội ngũ cán bộ ngân hàng. Đây là mặt hạn chế lớn nhất của Agribank Bắc Kạn, với hơn 50% cán bộ nhân viện chỉ có trình độ cao đẳng, trung cấp và dƣới trung cấp. Đây thực sự là một rào cản cho việc tiếp cận với công nghệ hiện đại, kèm theo với phần lớn cán bộ nhân viên là ngƣời dân tộc thiểu số. Dân tộc Kinh chiếm 72/207 ngƣời bằng 35% cũng hạn chế cho việc áp dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên việc ngƣời địa phƣơng chiếm đa số trong chi nhánh cũng là một yếu tố tích cực trong việc xâm nhập thị trƣờng để phát triển SPDV do am hiểu phong tục tập quán, ngôn ngữ bản địa.

- Hoạt động Marketing ngân hàng cũng còn rất nhiều hạn chế,đội ngũ nhân viên không chuyên nghiệp, trình độ về tiếp thị chƣa cao, làm ảnh hƣởng đến phát triển SPDV.

- Tình hình khai thác mối quan hệ tƣơng quan, gắn kết chặt chẽ giữa các dịch vụ ngân hàng chƣa đƣợc chú trọng dẫn đến việc sử dụng các SPDV vẫn đơn điệu, mất cân đối, các SPDV không kết hợp với nhau để khai thác triệt để các lợi thế của các SPDV này.

- Phí dịch vụ ngân hàng hay là giá cả dịch vụ là một vấn đề đƣợc khách hàng quan tâm khi lựa chọn ngân hàng giao dịch. Chính sách giá cả dịch vụ là chính sách quan trọng quyết định đến khả năng cạnh tranh và thu nhập của ngân hàng. Mặc dù mức phí dịch vụ đƣợc Agribank Việt Nam quy định một cách chặt chẽ qua từng thời kỳvàquy chế tài chính của Agribank Việt Nam lại cho phép Giám đốc các chi nhánh trong cùng hệ thống đƣợc quyết định mức phí áp dụng cho khách hàng của mình đối với biểu phí có biên độ thì đƣợc phép thay đổi trong biên độ, đối với biểu phí không có biên độ thì đƣợc phép tăng giảm không quá 30% mức quy định của Agribank Việt Nam (quyết định số 628/QĐ-NHNo-TCKT ngày 31/5/2010). Do vậy, chi nhánh có chính sách khách hàng, mức phí linh hoạt, áp dụng cho từng khách hàng. Đối với

khách hàng truyền thống, chi nhánh áp dụng mức phí ƣu đãi nhƣ: lãi suất cho vay nội, ngoại tệ áp dụng theo từng thời kỳ nhƣng thấp hơn lãi suất áp dụng chung. Phí thanh toán, chuyển tiền giảm thấp từ 0,1% xuống 0.07% trên tổng số tiền chuyển. Nếu khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ ngân hàng thì có thể cung cấp miễn phí cho một số dịch vụ đi kèm….

- Tuy nhiên thời gian qua do ảnh hƣởng của một số yếu tố vĩ mô về kinh tế xã hội cộng với tình hình khó khăn về nguồn vốn, dƣới sự chỉ đạo của Agribank Việt Nam chi nhánh phải tăng mức mức lãi suất cho vay cao hơn so với ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Hiện nay, lãi suất cho vay đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ là 14% năm, lãi suất cho vay ngắn hạn tối thiểu là 15,6%, trung hạn vàdài hạn tối thiểu là 16%. Trong khi đó, lãi suất cho vay ở Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển, Ngân hàng Công thƣơnglãi suất cho vay nhƣ sau: lãi suất cho vay ngắn hạn là 14%/nămtrở lên, lãi suất cho vay trung hạn là 17%/năm. Tuy nhiên với các ngân hàng này họ có 1 lãi suất linh hoạt tùy theo từng đối tƣợng khách hàng, tuy từng món vay. Điềunày đã làm dịch chuyển một số khách hàng từ Agribank sang các ngân hàng bạn, làm hạn chế việc phát triển các dịch vụ khác.

Thực hiện mức lãi suất cho vay không linh hoạt. Đối với lãi suất cho vay chi nhánh phải thực hiện mức lãi suất cho vay thấp nhất bằng lãi suất sàn do Agribank Việt Nam đƣa ra trong từng thời kỳ. Các trƣờng hợp đặc biệt phải có sự phê chuẩn của Tổng Giám đốc.

- Mức lãi suất huy động của chi nhánh cũng thực hiện theo sự chỉ đạo của Agribank Việt Nam và Ngân hàng nhà nƣớc. Ngoài ra, mức lãi suất huy động cũng chƣa thực sự linh động, chi nhánh đƣa ra lãi suất tiền gửi tiết kiệm, tiết kiệm bậc thang với kỳ hạn 1 tháng nhƣng lại không có kỳ hạn 2 tháng, 4 tháng, 5 tháng…. hay mức kỳ hạn theo ngày, tuần, đã không khuyến khích ngƣời gửi tiền. Nhƣng do tích cực huy động vốn nêncông tác huy động vẫn đạt kết quả tốt.

- Việc áp dụng mức phí với các SPDV thanh toán của chi nhánh cung tuân thủ theo quyết định số 628/QĐ-NHNo-TCKT ngày 31/5/2010 của Agribank. Theo quyết định này thì chi nhánh đƣợc phép áp dụng mức phí khá linh hoạt, với mức phí tối thiểu số tiền nhỏ và tối đa số tiền lớn khi khách hàng thực hiện giao dịch. Tỷ lệ thu phí khá linh hoạt đƣợc áp dụng trong khoảng từ 0,01% đến 0,7% trên tổng số tiền giao dịch tùy theo từng loại hình dịch vụ. Hoặc quy định định mức phí cố định cho từng loại hình dịch vụ. Với mức phí linh hoạt nhƣ vậy thì chi nhánh đã phục vụ cho rất nhiều đối tƣợng tham gia dịch vụ của ngân hàng. Tuy nhiên với mức phí tối thiểu 20.000

đồng/lần là quá cao khi áp dụng cho các đối tƣợng là học sinh, sinh viên. Mỗi lần giao dịch của các đối tƣợng này tƣơng đối nhỏ, từ 1 triệu đồng trở nên thì mức phí này là quá cao nên họ thƣờng chuyển sang sử dụng dịch vụ của bƣu điện tuy có chậm không an toàn bằng nhƣng lại đáp ứng đƣợc về giá. Chi nhánh cần xem xét để giảm mức phí cho các đối tƣợng này để thu hút thêm khách hàng.

- Chi nhánh cần phát huy các nhân tố tích cực nhƣ nhanh chóng triển khai các SPDV dựa trên công nghệ hiện đại, mở rộng phạm vi ảnh hƣởng bằng chính đội ngũ nhân viên ngƣời địa phƣơng thông thạo địa bàn, nắm vững tập tục địa phƣơng. Ngoài ra chi nhánh cũng cần phải củng cố lại hoạt động Marketing, đƣa đi đào tạo và đạo tạo lại đội ngũ nhân viên về công tác tiếp thi tuyên truyền. Triển khai các sản phẩm một cách bài bản, đồng bộ, chuyên nghiệp và kết hợp tốt với việc bán chéo các SPDV.

Những nhân tố khách quan

- Môi trƣờng pháp lý: đây cũng là một hạn chế trong việc phát triển SPDV của chi nhánh. Việc các văn bản, các dịch vụ công không phát triển đồng bộ làm ảnh hƣởng đến phát triển SPDV của Chi nhánh. Ví dụ nhƣ việc không có cơ quan đứng ra chứng thực giao dịch đảm bảo cho các giấy tờ sở hữu tài sản là ô tô, máy móc thiết bị đã ảnh hƣởng không nhỏ đến việc thế chấp vay vốn của các doanh nghiệp. Để chứng thực các giấy tờ này khách hàng phải về tận Hà Nội thực hiện, rất bất tiện, tốn kém phiền hà.

- Môi trƣờng kinh tế: là một tác nhân lớn cản trở đến việc phát triển SPDV của Chi nhánh. Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2010 là 12 triệu đồng, năm 2011 là 14 triệu, số hộ nghèo mặc dù đã giảm 8,61% so với năm 2010 song vẫn chiếm tỷ lệ 23,52%, làm cho việc phát triển SPDV gặp nhiều khó khăn.

- Môi trƣờng xã hội: với mặt bằng dân trí tƣớng đối thấp so với cả nƣớc, đã cản trở việc ngƣời dân tham gia vào các dịch vụ của ngân hàng. Làm ảnh hƣởng đến sự phát triển của khoa học công nghệ ngân hàng, cũng nhƣ môi trƣờng cạnh tranh, hội nhập quốc tế.

- Để phát huy các nhân tố khách quan có lợi cũng nhƣ hạn chế các nhân tố bất lợi, chi nhánh cần kiến nghị các cơ quan chức năng hoàn thiện các thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng. Nghiên cứu giảm thiểu chi phí, đơn giản hóa các thao tác để mọi ngƣời dân đều sử dụng SPDV của Agribank.

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Kạn (Trang 70 - 72)