Thực trạng nguồn nhân lực phục vụ du lịch sinh thái

Một phần của tài liệu phát triển du lịch sinh thái tỉnh phú yên thực trạng và giải pháp (Trang 64 - 67)

7. Cấu trúc đề tài

2.1.4.Thực trạng nguồn nhân lực phục vụ du lịch sinh thái

a. Số lượng lao động

Số lượng lao động và cơ cấu đào tạo của đội ngũ lao động trong du lịch có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của dịch vụ du lịch. Lao động trong du lịch bao gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Lao động trực tiếp là số lao động làm việc trong các công ty lữ hành, khách sạn, nhà hàng và các cơ sở dịch vụ khác. Lao động gián tiếp tham gia vào các hoạt động có liên quan đến hoạt động du lịch. Tỷ lệ giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp thường là 1/22. Hiện nay trong một số khách sạn, số lao động bình quân trên một buồng khá cao, điều này chứng tỏ hệ thống các dịch vụ bổ sung dần hoàn chỉnh. Đối với các khách sạn đạt chuẩn, đầy đủ các dịch vụ tỷ lệ phục cụ có thể lên tới 2 - 2,2 người/buồng.

Theo số liệu thống kê của Viện nghiên cứu Phát triển du lịch thì vào năm 2001 cả tỉnh Phú Yên có 252 lao động trong ngành du lịch. Đến năm 2006 con số này là 880 và năm 2009 là khoảng 2.000 lao động. Nhìn chung, số lượng lao động

- 60 -

có tăng lên hàng năm nhưng chất lượng về chuyên môn chưa được cải thiện nhiều. Tốc độ tăng trưởng trung bình lao động trong giai đoạn 2000 - 2009 là 28,9 . Điều này cho thấy ngành du lịch thực sự là một ngành có triển vọng trong việc tạo việc làm và cải thiện thu nhập của người dân.

Chất lượng lao động

Nhìn chung, số lao động chưa qua đào tạo chuyên nghiệp trong ngành du lịch còn cao. Trình độ nghiệp vụ sơ cấp chiếm số lượng lớn, trình độ ngoại ngữ còn rất thấp. Trình độ đại học của lao động trong du lịch chỉ dao động ở mức độ 10% vào năm 2000 đến 18,4% trên tổng số lao động trong ngành du lịch vào năm 2009. Có thể nói lực lượng lao động để đáp ứng cho yêu cầu phát triển du lịch đang thiếu cả về số lượng và chất lượng.

Tác động của du lịch về nghề nghiệp: Về mặt kinh tế, du lịch tồn tại dưới dạng tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ, do đó ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến cơ hội kinh doanh và có việc làm. Du lịch phát triển tạo ra việc làm và có những ảnh hưởng tích cực giúp cho xã hội ổn định, bao gồm:

Tạo nên sự gắn kết không để cho các cộng đồng địa phương tan rã.

Giảm bớt lượng nhân công lao động bỏ quê hương đi nơi khác tìm việc làm. Củng cố tính đồng nhất và lòng tự hào về di sản của địa phương qua việc cung cấp những sản phẩm mỹ nghệ và thủ công nghiệp cho khách du lịch trong nước và quốc tế.

Du lịch cũng ảnh hưởng đến cách thức làm việc. Nét đặc biệt của hoạt động du lịch là làm thêm ngoài giờ, nhiều loại việc làm và mang tính thời vụ. Việc phát triển các hoạt động du lịch sẽ làm giảm bớt các hoạt động ngành nghề truyền thống ở địa phương cả tính chất, thời gian và nhân công tham gia làm việc, nhưng lại phát triển một số ngành nghề mới liên quan đến dịch vụ du lịch sinh thái.

Bảng 2.4: Hiện trạng lao động du lịch Phú Yên đã qua đào tạo năm 2000 - 2009

Đơn vị: Lao động

Năm Tổng số

Trình độ đào tạo

ĐH - Trên ĐH Cao đẳng Lao động khác Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 2000 203 20 10 29 14 154 76 2001 252 42 17 35 13,5 175 69,5 2002 268 45 17 40 14,5 183 68,5 2003 255 47 18,4 37 14,5 171 67,1 2004 297 56 18,9 46 15,5 195 65,6 2005 349 63 18,1 59 16,9 227 65 2006 880 98 11,1 138 15,7 644 73,2 2007 1.456 146 10,1 230 15,7 1080 74,2 2008 1.670 164 9,8 264 15,8 1242 74,4 2009 2.000 368 18,4 404 20,2 1228 61,4 (Nguồn: Sở VHTTDL Phú Yên)

Nhìn vào bảng trên có thể thấy đến tháng 12/2009 tổng số lao động làm việc trong ngành du lịch có 2000 người tăng gấp 5,73 lần năm 2005 và 9,8 lần năm 2000.

Trong đó, số lao động đại học và trên đại học chiếm 18,4%, số lao động cao đẳng chiếm 20,2%,... Số lao động được đào tạo về chuyên ngành du lịch: Đại học, cao đẳng 29 người, trung cấp 50 người, sơ cấp 55 người. Số lao động có trình độ ngoại ngữ chủ yếu là tiếng Anh chiếm 6,6 , trong đó trình độ đại học, cao đẳng là 10%, trình độ B là 24,5 , trình độ A là 65,5%. Mặc dù, tỷ lệ lao động trong ngành du lịch chưa qua đào tạo có giảm theo thời gian nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng cao, năm 2000 chiếm 76% trong tổng số lao động đến năm 2006 giảm xuống còn 73,2% và đến năm 2009 là 62,4%. Tỷ lệ lao động trong ngành du lịch chưa qua đào tạo cao đã làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của ngành du lịch tỉnh nhà.

- 62 -

Một phần của tài liệu phát triển du lịch sinh thái tỉnh phú yên thực trạng và giải pháp (Trang 64 - 67)