7. Cấu trúc đề tài
2.3. Phân tích SWOT trong du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên
2.3.1.Thế mạnh
Phú Yên là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, nằm ở vị trí giao điểm thuận lợi trong giao lưu kinh tế Bắc Nam và Đông Tây, có vị trí du lịch quan trọng và hệ thống tài nguyên du lịch nổi trội, hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước.
- 70 -
Ngành du lịch tỉnh Phú Yên nhận được sự quan tâm của các cơ quan Trung ương và sự nhìn nhận đúng đắn của các cấp lãnh đạo tỉnh trong xu thế phát triển lâu dài, cụ thể là:
Du lịch, dịch vụ du lịch đã được định hướng là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh; kết cấu hạ tầng trong đó có hạ tầng du lịch đang được quan tâm đầu tư phát triển mang nhiều hướng thuận lợi, được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm; Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành một số cơ chế chính sách thông thoáng ưu đãi trong công tác đầu tư nhằm tạo môi trường thuận lợi, hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh.
Có thể nói, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là đầu tàu phát triển kinh tế dịch vụ du lịch của khu vực, sự phát triển của vùng sẽ hình thành sức lan tỏa có tác dụng tạo đà cho kinh tế các tỉnh trong vùng phát triển. Phú Yên là tỉnh liền kề, có nhiều cơ hội để tận dụng sự lan tỏa này.
Nhận thức về du lịch của người dân trong tỉnh đang dần dần được cải thiện, tạo môi trường xã hội thuận lợi để phát triển du lịch theo đúng mục tiêu đề ra.
Tóm lại: Phú Yên có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái như: Vị trí địa lý, thị trường khách nội địa và quốc tế, thiên nhiên trong lành, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, giá cả thấp, nguồn nhân lực dồi dào, người dân địa phương thân thiện và mến khách,…
2.3.2. Điểm yếu
Phú Yên có điểm xuất phát kinh tế thấp, tiềm lực và lợi thế cạnh tranh chưa cao, khả năng tiếp cận nguồn vốn từ bên ngoài thấp, khiến cho nguy cơ tụt hậu cả về kinh tế và du lịch của Phú Yên so với các tỉnh và cả nước gia tăng. Những mặt hạn chế của tỉnh là:
- Sản phẩm du lịch còn đơn điệu và chưa mang tính đặc thù cao.
- Các hoạt động kinh doanh du lịch chưa có sự đầu tư để tạo thêm nhiều sản phẩm mới.
- Khó có điều kiện mở rộng đầu tư phát triển du lịch do thiếu kinh phí đầu tư và chưa có kinh nghiệm nhiều về phát triển du lịch sinh thái.
- Lực lượng lao động phục vụ cho ngành du lịch còn nhiều hạn chế cả về số lượng và chất lượng.
- Một số điểm du lịch làm mất lòng tin nơi khách hàng vì tình trạng chặt, chém khách du lịch từ nơi xa đến.
- Đường đến một số điểm tham quan còn gặp nhiều khó khăn do cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch chưa phát triển kịp tốc độ phát triển của du lịch. Ngoài ra, Phú Yên đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, các vấn đề xã hội và đặc biệt là vấn đề biến đổi khí hậu. Phú Yên là tỉnh có lực lượng lao động trẻ nhưng còn yếu về nhận thức và kinh nghiệm, chưa hoặc ít được đào tạo chính quy sẽ làm ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng dịch vụ du lịch đối với một ngành đòi hỏi dịch vụ chất lượng cao.
Thường xuyên bị các sự cố về thiên tai như hạn hán và lũ lụt. Địa hình bị chia cắt mạnh do nhiều đèo dốc, sông, suối. Kinh phí đầu tư cho hạ tầng giao thông thủy lợi nhiều và thường xuyên bị tác động xấu qua các mùa mưa bão, ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động du lịch.
Những khó khăn trên, đối với việc phát triển du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên cần được nghiên cứu, xác định và tháo gỡ khắc phục dần từng bước. Không nên vội vàng, hấp tấp mà khắc phục một cách sơ sài, chủ quan, thiếu suy nghĩ.
2.3.3. Cơ hội
Phú Yên nằm kề các tỉnh Tây Nguyên, giao thông đi lại thuận tiện, tạo cho tỉnh có điều kiện trong xây dựng để trở thành cửa ngõ ra biển Đông của các tỉnh Tây Nguyên. Ngoài ra, các tỉnh Tây Nguyên thuộc vùng tam giác phát triển kinh tế trong vùng đã hình thành các cửa khẩu quốc tế: Bờ Y (Kon Tum); Đức Cơ (Gia Lai) tạo cơ hội cho Phú Yên dễ dàng tiếp cận và kết nối với thị trường du lịch Lào, Đông Bắc Thái Lan và Campuchia.
- 72 -
Nhiều dự án, chương trình phát triển các ngành kinh tế có liên quan đến hoạt động du lịch như xóa đối giảm nghèo, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, phát triển khu kinh tế,... được các Bộ, Ngành ở Trung ương triển khai trên địa bàn tỉnh có ảnh hưởng tích cực đến du lịch nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung, tạo cơ hội cho Phú Yên trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại dịch vụ, phát triển du lịch sinh thái của tiểu vùng và là cửa ngõ lối ra hướng đông cho các tỉnh khu vực Tây nguyên và các vùng lân cận.
Ngoài ra, Phú Yên còn được xem là một thị trường tiềm năng cho thị trường khách quốc tế lớn khi đến với Việt Nam. Thị trường ASEAN là thị trường tiềm năng của du lịch sinh thái Phú Yên vì xu hướng khách đi lại trong tỉnh vẫn không thay đổi. Hơn nữa, giá cả hợp với mức thu nhập của người dân ở các nước này, điều kiện đi lại trong khu vực ngày một dễ dàng hơn.
Đối với du lịch sinh thái Việt Nam nói chung và Phú Yên nói riêng thì thị trường các nước Đông Dương và ASEAN (chủ yếu là Lào, Đông Bắc Thái Lan, Campuchia) sẽ là thị trường hết sức quan trọng. Vì vậy, cần hướng tới khai thác qua các chương trình du lịch chung của các quốc gia trong khu vực, du lịch caravan. Tóm lại: Phú Yên có nhiều cơ hội để quảng bá hình ảnh về những danh lam thắng cảnh của tỉnh thông qua nhiều hình thức. Cơ sở hạ tầng được xây dựng khá hoàn thiện và đồng bộ. Doanh thu về du lịch không ngừng tăng lên theo thời gian. 2.3.4. Thách thức
Tài nguyên phong phú đa dạng, song trữ lượng thấp; không đảm bảo cho khai thác sử dụng lâu dài với quy mô lớn, điều này kém hấp dẫn trong việc thu hút các nhà đầu tư. Bên cạnh đó Phú Yên chưa tạo ra được những đặc điểm nổi trội, sản phẩm du lịch nhìn chung còn đồng dạng với các tỉnh trong khu vực.
Quá trình hội nhập mở cửa của Việt Nam vào thị trường du lịch của khu vực và thế giới sẽ đặt các doanh nghiệp du lịch trước sự cạnh tranh không cân sức.
Thị trường ASEAN được xem là thị trường tiềm năng của du lịch sinh thái Phú Yên. Tuy nhiên, thị trường này cũng có những đòi hỏi cao như giá rẻ, dịch vụ chất lượng, hiệu quả, mặt hàng phong phú phù hợp với ý thích mua sắm, đồng thời
các sản phẩm du lịch phải khác và có nét riêng biệt so với sản phẩm ở nước họ, tránh sự nhàm chán, lặp lại giữa các nước trong khu vực.
Thiếu nguồn vốn và nguồn nhân lực, thiếu cơ chế chính sách xã hội phát triển du lịch sinh thái để thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài.
Với sự hình thành vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (phía Bắc), Khánh Hòa (phía Nam) đang trên đà phát triển mạnh, đặt ra nhiều yếu tố bất lợi về lợi thế cạnh tranh. Phú Yên nằm gần các trung tâm công nghiệp, thương mại và dịch vụ du lịch lớn của miền Trung như: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang,… các ngành thương mại, dịch vụ du lịch của Phú Yên sẽ bị ảnh hưởng và phải đối mặt với các trung tâm này. Du khách sẽ có sự đánh giá và so sánh về chất lượng dịch vụ du lịch tại tỉnh Phú Yên với những tỉnh lân cận, đồng thời khách du lịch cũng sẽ đòi hỏi cao về tiêu chuẩn phục vụ. Một thực tế mà tỉnh phải đối mặt đó là thiếu kinh nghiệm, đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ cao, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn chậm phát triển,... Mặt khác, đời sống dân cư còn nghèo, trình độ dân trí nhiều nơi còn thấp đặc biệt là dân cư các vùng dân tộc thiểu số dẫn đến nhận thức về du lịch không đầy đủ và còn nhiều bất cập.
Ngoài ra, nhu cầu của khách du lịch ngày càng cao yêu cầu tỉnh Phú Yên phải không ngừng cải thiện chất lượng sản phẩm du lịch như: Chất lượng dịch vụ, thái độ của hướng dẫn viên và người dân địa phương, cơ sở hạ tầng, sản phẩm du lịch mang dấu ấn riêng của tỉnh,… Phát triển du lịch có thể gây ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan tự nhiên và làm phức tạp hóa một số vấn đề liên quan đến an ninh, trật tự xã hội, giữ gìn thuần phong mỹ tục,… Nên yêu cầu tỉnh phải có những hướng đi đúng đắn và chính xác để giúp ngành du lịch phát triển mà không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường và cuộc sống của người dân địa phương đang sinh sống tại điểm phát triển du lịch sinh thái. Sau đây là bảng phân tích swot nhằm tìm ra những điểm mạnh và yếu kém của tỉnh để phát huy thế mạnh vốn có, đồng thời cũng tìm ra những giải pháp khả thi nhất để khắc phục những yếu kém mà tỉnh vấp phải.
- 74 - Bảng phân tích SWOT T O W S
ĐIỂM MẠNH (S) ĐIỂM YẾU (W)
Có nhiều tiềm năng phát triển du lịch:
- Vị trí địa lý thuận lợi.
- Thị trường khách nội địa dồi dào. • Thiên nhiên trong lành, cảnh quan đẹp. • Tỉnh Phú Yên từ lâu đã nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh đẹp như: Gành Đá Dĩa, Đập Hàn, Mũi Điện - Bãi Môn... • Được thưởng thức nhiều món ăn ngon và hấp dẫn từ biển.
• Lựa chọn các sản phẩm từ biển làm quà. - Chủ trương của tỉnh là phát triển du lịch, xem du lịch là ngành mũi nhọn.
- Người dân hiền lành, chất phát và hiếu khách
- Cơ sở hạ tầng được đầu tư và xây dựng. - Doanh thu không ngừng tăng về mọi mặt - Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khá hoàn thiện và đồng bộ.
- Sản phẩm đơn điệu và chưa mang tính đặc thù cao.
• Các hoạt động kinh doanh du lịch chưa có sự đầu tư để tạo thêm nhiều sản phẩm mới. - Chất lượng của các dịch vụ còn nhiều hạn chế.
- Lực lượng lao động còn nhiều hạn chế cả về số lượng và chất lượng.
- Vẫn còn một số điểm du lịch có tình trạng chặt, chém khách du lịch từ nơi xa đến gây mất lòng tin nơi khách hàng.
- Đường đến địa điểm tham quan du lịch còn gặp nhiều trở ngại, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch chưa phát triển kịp tốc độ phát triển của du lịch.
CƠ HỘI (O) THÁCH THỨC (T)
- Có nhiều cơ hội quảng bá hình ảnh về những danh lam thắng cảnh của tỉnh thông qua nhiều hình thức.
- Nhu cầu khách hàng ngày càng tăng, yêu cầu tỉnh Phú Yên phải không ngừng cải thiện chất lượng sản phẩm.
- Phát triển du lịch có thể gây ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan tự nhiên và làm phức tạp hóa một số vấn đề liên quan đến an ninh, trật tự xã hội, giữ gìn thuần phong mỹ tục.
- Khó có điều kiện mở rộng, đầu tư phát triển du lịch do thiếu kinh phí đầu tư và chưa có kinh nghiệm nhiều về phát triển du lịch sinh thái. Cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn nhiều bất cập.
Tiểu kết chƣơng 2
Có thể nói, tỉnh Phú Yên có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái từ cả tiềm năng tự nhiên cho tới cơ sở hạ tầng vật chất phục vụ du lịch. Phú Yên được thiên nhiên ban tặng những thắng cảnh tuyệt đẹp như: Vịnh Xuân Đài, Ghềnh Đá Dĩa, Vũng Rô, Mũi Điện - Bãi Môn, Tháp Nhạn, Núi Đá Bia, Biển Long Thủy, Biển Tuy Hòa, Đầm Ô Loan,… Ngoài ra, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch đang được nâng cấp và xây mới, chất lượng phục vụ cũng vì vậy mà ngày càng được nâng cao hơn.
Ngoài việc nổi tiếng về các món ăn từ biển, cảnh quan đẹp và yên bình, hạ tầng giao thông nơi đây cũng rất được chú trọng. Những tuyến đường huyết mạch đang được phủ nhựa toàn bộ, kết nối giữa các vùng trong huyện và thành phố Tuy Hòa.
Dù có những lợi thế và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái với những vẻ đẹp thiên nhiên độc đáo nhưng tỉnh Phú Yên vẫn chưa có những định hướng và giải pháp thật sự có hiệu quả để đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái. Đây chính là một trong những yếu tố kìm hãm sự phát triển du lịch sinh thái của tỉnh Phú Yên.
- 76 -
CHƢƠNG III
ĐỊNH HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TỈNH PHÚ YÊN
3.1. Định hƣớng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên 3.1.1. Định hƣớng chung
Phát triển du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên cần bảo đảm với tốc độ nhanh và bền vững một cách toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, môi trường và an ninh quốc phòng gắn với việc bảo tồn thiên nhiên, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa bản địa; gắn với lợi ích cộng đồng dân cư, xóa đối giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống nhân dân; và gắn với giữ vững an ninh quốc phòng, ổn định chính trị, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội khu vực biên giới.
3.1.2. Định hƣớng cụ thể
Phát huy thế mạnh về vị trí “cầu nối” của tỉnh với hai đầu Bắc - Nam của cả nước và “cửa ngõ” phía Đông nối ra biển để tăng cường hợp tác phát triển du lịch với các địa phương trong cả nước, các tỉnh khu vực duyên hải Miền Trung và đặc biệt các tỉnh Tây Nguyên, mở rộng cửa hợp tác với các tỉnh thuộc Nam Lào và Campuchia.
Phát huy các giá trị bản sắc văn hóa của dân cư miền biển Phú Yên và của các dân tộc khác, các di tích lịch sử, các giá trị sinh thái vùng ven biển miền Trung và danh lam thắng cảnh của tỉnh để xây dựng nên các loại hình và sản phẩm du lịch đặc thù cho du lịch Phú Yên và của cả vùng duyên hải Miền Trung để thu hút khách du lịch.
Phát huy tiềm năng du lịch sinh thái của tỉnh, cũng như vị trí và vai trò của Phú Yên trong hệ thống lãnh thổ du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, trong việc phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái đặc trưng của vùng và cả nước.
Phát huy mức độ tăng trưởng của dòng khách du lịch quốc tế và nội địa đến Phú Yên. Phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch sinh thái của tỉnh, đồng thời kêu gọi các dự án trong và ngoài nước.
Đặc biệt quan tâm đến đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, từng bước thực hiện xã hội hóa phát triển du lịch để phát huy nội lực từ sức mạnh tổng hợp của cộng đồng các dân tộc cùng chung sống trên địa bàn.
3.2. Một số giải pháp cơ bản để phát triển du lịch sinh thái tại tỉnh Phú Yên
Để đưa ra được những giải pháp có tính thực tiễn cao thì phải có cái nhìn tổng quát về tài nguyên du lịch sinh thái của tỉnh:
Phú Yên có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng. Có lợi thế phát triển du lịch biển, trong đó đáng kể nhất là du lịch vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng biển. Cần xem xét việc đầu tư phát triển một khu du lịch biển tổng hợp ở khu vực Vũng Rô hoặc Vịnh Xuân Đài để tăng tính cạnh tranh của du lịch sinh thái tỉnh Phú