Giải pháp về phát triển cơ sở vật chất phục vụ du lịch

Một phần của tài liệu phát triển du lịch sinh thái tỉnh phú yên thực trạng và giải pháp (Trang 99 - 132)

7. Cấu trúc đề tài

3.2.5. Giải pháp về phát triển cơ sở vật chất phục vụ du lịch

3.2.5.1. Phƣơng tiện vận chuyển

Tỉnh Phú Yên cần tiếp tục củng cố, nâng cấp các công trình giao thông đường bộ hiện có, hoàn chỉnh mạng lưới, xây dựng mới một tuyến đường hoặc cầu, nếu như cần thiết. Đẩy nhanh việc xây dựng đầu mối giao thông trọng yếu như cảng biển, sân bay, nhà ga, hệ thống bến xe,... Phát triển hơn nữa đồng thời nâng cao chất lượng các loại hình vận tải để đáp ứng nhu cầu vận tải phục vụ phát triển chung.

a. Về giao thông đường bộ

Hình thành ba trục giao thông chạy dọc suốt tỉnh theo hướng Bắc Nam (QL1A, trục giao thông phía Tây, trục giao thông phía Đông trong tương lai sẽ hình thành tiếp quốc lộ cao tốc chạy dọc suốt chiều dài tỉnh), nâng cấp các trục theo hướng Đông Tây để tạo mạng lưới liên hoàn, làm động lực thúc đẩy phát triển nhanh hơn nữa nền kinh tế, xã hội, đảm bảo và giữ vững an ninh quốc phòng của tỉnh.

Mở thêm một số tuyến phục vụ khai thác tiềm năng về du lịch, kinh tế biển, các tuyến đường lên các vùng núi để kích thích phát triển các vùng này.

Đầu tư xây dựng các cầu vượt, các điểm giao nhau trong đô thị đặc biệt là các ngã ba, ngã tư, các tuyến vành đai, xây dựng hầm đường bộ Đèo Cả.

b. Về đường sắt

Tỉnh Phú Yên nên kiến nghị Chính Phủ và các Bộ Ngành TW, ngành đường sắt sớm đẩy nhanh việc đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Phú Yên - Tây Nguyên qua Campuchia - Lào - Thái Lan, nối các khu kinh tế Vân Phong (Khánh Hòa) đến Phú Yên làm cầu nối tuyến đường sắt đi Tây Nguyên,... nâng cấp đường sắt Thống Nhất, đầu tư xây dựng ga Tuy Hòa trở thành ga hàng hóa chính của tỉnh. Đầu tư hệ thống thông tin, tín hiệu để nâng cao hiệu quả khai thác. Xây dựng hệ thống đường gom dọc theo đường sắt để tránh giao cắt quá nhiều điểm giữa đường bộ và đường sắt.

c. Về đường hàng không

Tỉnh Phú Yên nên chú trọng nâng cấp sân bay Tuy Hòa để phục vụ cho phát triển chung của vùng nam Phú Yên, bắc Khánh Hòa và vùng Tây Nguyên. Trong tương lai sẽ tiến tới nâng cấp sân bay Tuy Hòa thành sân bay quốc tế khi có điều kiện. Nâng tần suất bay đồng thời mở thêm các đường bay mới từ sân bay Tuy Hòa.

d. Cảng biển, hệ thống bến cảng

Tỉnh cần hoàn chỉnh và khai thác hiệu quả cảng biển Vũng Rô đạt công suất 300.000 tấn/năm, giai đoạn sau đầu tư mở rộng và kéo dài thêm để đạt công suất 1.500.000 - 2 triệu tấn/năm; nghiên cứu xây dựng một số cảng nước sâu chuyên dùng: Cảng Bãi Cốc ở Vũng Rô, cảng bắc Sông Cầu để phục vụ phát triển công nghiệp và du lịch. Đầu tư xây dựng nâng cấp cảng bãi Lách, xây dựng cảng vận tải tổng hợp Bãi Chính - Vũng Rô, xây dựng các cảng chuyên dụng cho các nhà đầu tư, thúc đẩy nhanh tốc độ phát triển của tỉnh, mở cửa với khu vực thế giới. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống bến cảng trên địa bàn.

3.2.5.2. Đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng

Hiện nay hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch như khách sạn, các công trình vui chơi giải trí, nhà hàng ở Phú Yên còn thiếu và chất lượng chưa cao. Vì vậy, để tăng

- 96 -

cường thu hút khách du lịch, tỉnh phải tập trung đầu tư phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng trong giai đoạn ban đầu.

Phát triển hệ thống cơ sở lưu trú: Tiếp tục đầu tư phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở lưu trú đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du lịch.

Về chất lượng: Cần phát triển số phòng đạt tiêu chuẩn ba đến năm sao để đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách hạng sang, nhất là tập trung vào đối tượng khách kinh doanh thương mại, công vụ. Phát triển các hệ thống khu nghỉ dưỡng biển cao cấp trên bờ và tại một số đảo ven bờ có tiềm năng như: Hòn Chùa, hòn Lao Mái Nhà, hòn Nưa,…

Hình 3.12: Khách sạn Anh Tuấn

(Nguồn: Tác giả)

Hình 3.13: Khách sạn Thu Hƣờng

Hình 3.14: Khách sạn Sài Gòn - Phú Yên (Nguồn: http://baophuyen.com.vn) Hình 3.15: Khách sạn Ái Cúc 2 (Nguồn: Tác giả) Hình 3.16: Khách sạn Lam Trà (Nguồn: Tác giả)

Phát triển cơ sở dịch vụ: Song song với việc phát triển số lượng và nâng cao chất lượng cơ sở lưu trú là việc phát triển hệ thống nhà hàng, các khu ẩm thực, các khu hội chợ, các trung tâm hội nghị, hội thảo đang còn là một trong những hạn chế

- 98 -

đối với du lịch sinh thái Phú Yên. Để góp phần đa dạng hóa các loại hình và sản phẩm du lịch của Phú Yên, một trong những định hướng đầu tư xây dựng quan trọng đối với du lịch là chú trọng các dự án đầu tư xây dựng các công trình thể thao giải trí tổng hợp, các khu công viên, khu hội chợ triển lãm gắn với các hoạt động ẩm thực, trung tâm hội nghị hội thảo tầm cỡ quốc tế. Đối với khu chợ triểm lãm và hội nghị - hội thảo quốc tế cần phải nằm trong trung tâm TP.Tuy Hòa và khu kinh tế Nam Phú Yên.

Trong tương lai để đẩy mạnh phát triển du lịch và thúc đẩy lượng khách đến Phú Yên nhiều hơn, thì tỉnh cần tập trung chú trọng đến hệ thống nhà hàng kinh doanh ăn uống, cần có những ưu tiên phù hợp, để hướng các liên doanh trong và ngoài nước vào lĩnh vực dịch vụ nhà hàng, đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ, của các cơ sở phục vụ ăn uống tư nhân gắn với các món ăn đặc sản của tỉnh. Điều này sẽ giải quyết được hai vấn đề quan trọng:

Đáp ứng yêu cầu phát triển, của lĩnh vực dịch vụ du lịch.

Góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống của hoạt động kinh doanh du lịch, đảm bảo sự thu hút ngày càng cao lượng khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế đến Phú Yên.

Phát triển các khu vui chơi giải trí, vì hoạt động vui chơi giải trí là một phần quan trọng của hoạt động du lịch, góp phần hấp dẫn và kéo dài thời gian lưu lại của du khách. Thời gian gần đây, tỉnh Phú Yên đã có những quan tâm nhất định đối với hoạt động du lịch, các khu văn hóa - ẩm thực được đầu tư xây dựng và các hoạt động văn hóa thể thao gắn với các ngày lễ của người dân Phú Yên được nâng cấp và tổ chức thường xuyên, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của người dân, là những sản phẩm du lịch bổ trợ có giá trị, hấp dẫn khách du lịch. Tuy nhiên, thực tế hiện nay là ở Phú Yên hiện chưa có được các điểm vui chơi, giải trí tổng hợp đủ đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch. Vì vậy, việc đầu tư để xây dựng phát triển hệ thống các điểm vui chơi giải trí, là một yêu cầu cần thiết góp phần vào chiến lược đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch, tạo ra sự hấp dẫn hơn cho ngành du lịch

Phú Yên trong tương lai, nhằm kéo dài thời gian lưu trú của khách. Định hướng đầu tư phát triển, các điểm vui chơi giải trí ở Phú Yên bao gồm:

Các điểm thích hợp để đầu tư là bãi biển Tuy Hòa - Long Thủy, một số đảo nhỏ như hòn Lao Mái Nhà, hòn Chùa, khu kinh tế Nam Phú Yên,…

Phát triển các loại hình vui chơi giải trí gắn với thiên nhiên như dã ngoại, thể thao khám phá,…

Khu vực thuận lợi nhất để xây dựng là khu vực phía Tây với khu bảo tồn thiên nhiên Krông - Trai và khu vực phía Đông Bắc tỉnh với các hoạt động thể thao biển,…

Phát triển hệ thống khu, điểm du lịch: Phú Yên là địa phương có nhiều khu điểm du lịch có ý nghĩa khu vực như: Vịnh Vũng Rô, Tháp Nhạn, Đầm Ô Loan, Mũi Điện -Bãi Môn, Vịnh Xuân Đài,… Hầu hết các khu, điểm du lịch đã được đầu khai thác. Tuy nhiên, việc đầu tư cho đến nay vẫn còn hạn chế và đang được khai thác ở mức độ nhất định. Giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020 ngành du lịch Phú Yên, cần tập trung đầu tư, các khu du lịch nổi tiếng và phát triển các khu, điểm du lịch mới gắn liền với việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. 3.2.5.3. Phát triển cơ sở lƣu trú

Phát triển hệ thống cơ sở lưu trú, phải dựa trên dự báo lượng khách du lịch đến với tỉnh trong tương lai. Ngoài ra, còn đòi hỏi lượng vốn lớn nên cần tính toán, để đảm bảo đủ cơ sở lưu trú, cho khách du lịch đến Phú Yên, tránh đầu tư dàn trải, gây hiện tượng thừa cục bộ, gây lãng phí vốn đầu tư. Việc dự báo nhu cầu buồng lưu trú, có quan hệ chặt chẽ với số lượng khách, số ngày lưu trú bình quân, hệ số sử dụng chung buồng và công suất sử dụng buồng trung bình.

Có một thực tế là trong tổng số lượng khách du lịch nội địa, thì sẽ có một bộ phận người dân địa phương, đi du lịch trong ngày mà không sử dụng dịch vụ lưu trú và một số khác sẽ lưu trú ở những nhà người thân, những nhà trọ bình dân hoặc lưu trú dưới dạng cắm trại (lều trại),… Số khách nội địa loại này, ước tính chiếm khoảng 20 - 25 . Như vậy, việc dự báo nhu cầu khách sạn, chỉ cần đáp ứng cho khoảng 75 - 80% tổng số khách nội địa đến Phú Yên.

- 100 -

Số ngày lưu trú trung bình, của khách du lịch đến Phú Yên năm 2009 là 2,35 ngày đối với khách quốc tế và 1,56 ngày đối với khách nội địa. Trong những năm tới, đặc biệt là sau năm 2015 cùng với sự phát triển đa dạng của các dịch vụ bổ sung, các tour du lịch hấp dẫn và việc nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, thì có thể chắc chắn một đều là số ngày lưu trú của khách du lịch, sẽ tăng lên một cách đáng kể. Dự kiến đến năm 2015 ngày lưu trú trung bình của khách quốc tế là 2,8 ngày và khách nội địa vào khoảng 2 ngày; đến năm 2020 vào khoảng 3 ngày đối với khách quốc tế và 2,4 ngày đối với khách nội địa và đến năm 2030 các chỉ tiêu tương ứng là 3,5 ngày đối với khách quốc tế và 3 ngày đối với khách nội địa.

Công suất sử dụng buồng khách sạn, trung bình năm hiện nay của hệ thống khách sạn ở Phú Yên, nói chung còn thấp và chỉ đạt khoảng 42,4 năm 2009. Tuy nhiên, theo tính toán của tổ chức du lịch thế giới, để kinh doanh khách sạn có lãi thì công suất này phải đạt trên 50%. Chính vì vậy, một trong những yêu cầu quan trọng, là phải đưa công suất sử dụng buồng, trung bình năm của Phú Yên trong thời gian tới lên trên 50%. Dự kiến công suất sử dụng buồng trung bình năm sẽ đạt 50% vào năm 2010; 55 vào năm 2015; 60 vào năm 2020 và 65 vào năm 2030. Nhưng thực tế đạt được lại thấp hơn, cụ thể thì công suất sử dụng buồng trung bình vào năm 2010 chỉ đạt 40,1%; năm 2012 đạt 44,8%; tháng 10 năm 2013 đạt 47,3%.

(Nguồn: Sở VHTTDL Phú Yên)

Số giường trung bình trong một buồng hiện nay ở Phú Yên là 1,6. Tuy nhiên, theo xu hướng chung hiện nay, thì các khách sạn thường được xây dựng trung bình là 2 giường/buồng (tương ứng với 2 khách lưu trú).

3.2.6. Giải pháp về tổ chức quản lý

Bộ máy tổ chức quản lý tỉnh về du lịch, cần được nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý ở địa phương, để tăng cường hiệu quả công tác quản lý, phát triển du lịch sinh thái. Những nội dung quản lý của tỉnh, cần tuân thủ điều 10 và 11 của Luật Du Lịch.

Thành lập Ban quản lý các khu du lịch, để quản lý công tác tổ chức và đầu tư phát triển du lịch, bảo vệ tài nguyên và quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch.

Nhiệm vụ trước mắt của Ban quản lý tham mưu tỉnh, là giúp từng địa phương lập ra những cách thức quản lý chi tiết, các dự án đầu tư theo định hướng.

Phát huy vai trò của Ban chỉ đạo tỉnh Phú Yên về du lịch sinh thái, để tăng cường sự phối hợp liên ngành, trong công tác thực hiện, quy hoạch du lịch.

Thành lập Hiệp hội du lịch tỉnh (hoặc chi hội), để tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch sinh thái tỉnh phát triển trong tương lai.

Tiểu kết chƣơng 3

Để du lịch sinh thái được phát triển và thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước, tỉnh Phú Yên cần vạch ra các định hướng chung và cụ thể phát triển du lịch sinh thái trước mắt và lâu dài như đã được đề cập trong chương này.

Ngoài ra, tỉnh Phú Yên cần đưa ra và thực hiện có hiệu quả một số giải pháp như: Giải pháp về phát triển du lịch bền vững; về môi trường xã hội; về chính sách và thị trường; về quy hoạch và đào tạo; về phát triển cơ sở vật chất; về tổ chức quản lý,… để đưa du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên ngày càng phát triển và bền vững. Cụ thể, tỉnh Phú Yên cần đầu tư cơ sở hạ tầng, cũng như nâng cấp và xây dựng nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, tiếp tục củng cố và nâng cấp các công trình giao thông đường bộ hiện có, hoàn chỉnh mạng lưới, xây dựng mới một tuyến đường, cầu khi có yêu cầu cần thiết. Đẩy nhanh, việc xây dựng các tuyến giao thông trọng yếu như: Cảng biển, sân bay, nhà ga, hệ thống bến xe,… đóng một vai trò hết sức quan trọng, trong việc phát triển du lịch sinh thái. Cần có chính sách phù hợp, cùng với sự hỗ trợ cộng đồng địa phương trong việc đầu tư, mở rộng và phát triển các khu vui chơi giải trí, kết hợp với việc gìn giữ, trùng tu, sửa chữa, tôn tạo các ngôi đình, chùa, miếu, nhà cổ. Thêm vào đó, cần đẩy mạnh việc giới thiệu và quảng bá hình ảnh của tỉnh trên các phương tiện truyền thông đại chúng hay thông qua các công ty du lịch, các hội chợ du lịch,… để thu hút du khách. Chính những điều này, sẽ góp phần xây dựng nên những sản phẩm du lịch sinh thái mới cho tỉnh Phú Yên, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, nhằm giúp Phú Yên sớm trở thành điểm đến hấp dẫn, đối với nhiều du khách trong nước và quốc tế.

- 102 -

KẾT LUẬN

Qua việc nghiên cứu “Phát triển du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên - thực trạng và giải pháp”, tác giả có thể rút ra một số kết luận cơ bản sau.

Phú Yên có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, là cầu nối quan trọng cả về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không theo chiều Bắc Nam và Đông Tây.

Phú Yên là lãnh thổ tập trung hệ thống tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng về tự nhiên, văn hóa và di tích.

Về tự nhiên, Phú Yên có thiên nhiên hùng vĩ với ba dãy núi: Cù Mông ở phía Bắc, Vọng Phu - Đèo Cả ở phía Nam và rìa Đông dãy Trường Sơn ở phía Tây. Sự đa dạng về địa hình này đã tạo nên nhiều cảnh quan hấp dẫn, đa dạng sinh thái cao như: Biển Tuy Hòa, Biển Long Thủy, Đầm Cù Mông, Đầm Ô Loan, Vịnh Xuân Đài, Vịnh Vũng Rô, Rạn San Hô, Bãi Môn, Ghềnh Đá Dĩa, Ghềnh Đá Bàn, Suối nước lạnh,…

Về di tích và văn hóa, Phú Yên là địa bàn sinh sống của nhiều cộng đồng dân cư. Trong đó dân tộc kinh chiếm đa số, ngoài ra còn có một số dân tộc ít người khác như: Ê Đê chiếm 2,04 , Chăm H’roi chiếm 2,02%, dân tộc Ba Na chiếm 0,4%,... tạo ra nhiều bản sắc văn hóa được thể hiện qua các lễ hội, làng nghề, văn hóa dân gian, kiến trúc nghệ thuật,… đây cũng là yếu tố quan trọng, để thu hút khách du

Một phần của tài liệu phát triển du lịch sinh thái tỉnh phú yên thực trạng và giải pháp (Trang 99 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)