Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên

Một phần của tài liệu phát triển du lịch sinh thái tỉnh phú yên thực trạng và giải pháp (Trang 31 - 50)

7. Cấu trúc đề tài

1.2.2. Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên

Phú Yên một mảnh đất còn khá mới mẻ với cụm từ du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái. Đây là mảnh đất mới cho những ai thích khám phá, tìm kiếm sự khác

biệt. Đi du lịch đối với nhiều người bây giờ không còn là đều gì quá xa xỉ hay xa vời như trước kia nữa. Du lịch là một phần tất yếu trong cuộc sống của con người thời đại trước những căng thẳng, lo toan, ô nhiễm cùng vào đó là áp lực từ cuộc sống mưu sinh hằng ngày khiến cho con người trở nên mệt mỏi và kiệt sức, muốn được nghỉ ngơi thư giãn hoặc tìm quên, trốn tránh thực tại xã hội để tìm cho mình một góc riêng của bản thân, tìm cho mình một nơi yên bình để cho linh hồn được trú ngụ nhưng nếu đến với những điểm du lịch đã quá nổi tiếng như: Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu,… có lẽ là quá ồn ào, tấp nập hay cũng có thể là quá thân quen không còn gì để tìm hiểu và khám phá.

Chính vì vậy, mà một vùng đất mới còn sơ khai như Phú Yên sẽ là một điểm đến lý tưởng cho những ai thích khám phá và ưa cái lạ. Phú Yên một vẻ đẹp hoang sơ và quyến rũ sẽ là thiên đường với nhiều du khách khi đến với mảnh đất và con người nơi đây. Tuy nhiên cũng không phủ nhận Phú Yên còn quá mới đối với việc phát triển du lịch ngay ở chính cách quản lý, cơ sở hạ tầng và đội ngũ nhân viên chưa chuyên nghiệp thì cũng là một đều bất lợi cho ngành du lịch. Nhưng cũng không vì vậy, mà làm mất đi vẻ đẹp vốn có của mảnh đất với nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái mà rất hiếm tỉnh nào có được.

Những thiên đường lý tưởng du khách không thể bỏ qua khi đến với Phú Yên: Vịnh Xuân Đài: Có diện tích mặt nước 130,45km2, được tạo thành nhờ dãy núi Cổ Ngựa chạy dài ra biển độ 15km tạo thành bán đảo Xuân Thịnh bao bọc lấy Vịnh Xuân Đài và Đầm Cù Mông trông giống hình đầu con kỳ lân. Khi đi đường bộ lên đến đỉnh dốc Găng nằm trên quốc lộ 1A, du khách có thể nhìn thấy toàn quang cảnh của vịnh được bao bọc bởi rừng dừa tạo thành hình vòng cung. Thiên nhiên nơi đây đã tạo nên một bức tranh sơn thủy hài hòa và thơ mộng.

Trong vịnh có nhiều vũng biển và bãi tắm đẹp như: Vũng La, Vũng Sứ, Vũng Chào và nhiều đảo, bán đảo như cù lao Ông Xá, Hòn Nhất Tự Sơn, Mũi Đá Mài, Mũi Tai Mã, Xuân Đài là một trong những vịnh được các chuyên gia đánh giá là có tiềm năng du lịch lớn nhất nhì miền Trung với cảnh sắc hữu tình, có nhiều đảo, bãi tắm rất đẹp và hoang sơ.

- 28 -

Hình 1.3: Vịnh Xuân Đài

(Nguồn: http://baophuyen.com.vn/Phu-Yen)

Nơi đây đang được quy hoạch để phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao nước, du lịch sinh thái biển. Ngoài ra, Xuân Đài còn nổi tiếng vì có nhiều loại hải sản ngon và quý như: Ghẹ Sông Cầu, tôm hùm, cá mú,... sẽ làm say lòng nhiều thi nhân lữ khách.

“Xuân Đài bốn mặt núi non sông liền Thắng cảnh nước non để dấu truyền

Thánh đế đền xưa nêu dấu tích Tiên Châu chốn cũ hội phương thuyền

Hai sông giáp một triều lên xuống Ba mặt gành đôi đá ngửa nghiêng

Trùng điệp dương xanh lồng cát trắng Rừng cây nhân tạo giúp thiên nhiên.”

Vịnh Xuân Đài nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử: Vào những năm 1775 – 1801 là cuộc thủy chiến giữa quân Tây Sơn với nhà Nguyễn. Trong chiến tranh thế giới thứ II, tàu hải quân của quân đội Nhật Hoàng bị phi cơ Đồng Minh bắn chìm giữa Vịnh Xuân Đài. Năm 2011, Vịnh Xuân Đài được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích quốc gia.

Đầm Cù Mông: Là tên một vũng biển nhỏ ở thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Còn có tên khác là Vũng Mồi, có diện tích khoảng 26,55km², dài nhưng hẹp, được bao bọc phía ngoài bởi khối núi Cù Mông chạy dài hơn 15km ra biển tạo nên bán đảo Cù Mông với nhiều phong cảnh đẹp mắt.

Theo quốc lộ 1A du khách đi từ Bắc vào Nam, qua khỏi đèo Cù Mông là đến Đầm Cù Mông. Đầm Cù Mông có mặt nước phẳng lặng, hai bên bờ là những vạt cỏ mềm mại, những đầm đầy hoa dại mang vẻ đẹp tự nhiên. Đầm còn là nơi trú ngụ của nhiều loài hải sản quý hiếm như cá ngựa, sò đá, tôm hùm giống. Khí hậu tại Đầm Cù Mông mát mẻ, là vùng nuôi tôm hùm thương phẩm lớn nhất của Phú Yên.

Du khách khi đến đây sẽ có dịp tìm hiểu về những di chỉ khảo cổ học, những địa danh như: Hòn Nần, Miếu Công Thần, Hòn Hương, Bãi Tràm, Mả Chín Tầng là di tích lịch sử về phong trào Tây Sơn và thưởng thức những món ăn đặc sản nổi tiếng của Đầm Cù Mông.

- 30 -

Hình 1.4: Đầm Cù Mông

(Nguồn:http://phuyentourism.gov.vn)

Ghềnh Đá Dĩa: Còn có tên khác là Gành Đá Đĩa, là một danh thắng thiên nhiên kỳ thú về cảnh quan và độc đáo về địa chất ở Việt Nam, thắng cảnh này nằm tại xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.

Dọc bờ biển của đất nước Việt Nam có rất nhiều gành đá, song có lẽ độc đáo và hấp dẫn vào bậc nhất phải kể đến Ghềnh Đá Dĩa, có chiều rộng 50m và trải dài hơn 200m, là một thắng cảnh thiên tạo hiếm thấy. Đá ở đây được dựng đứng theo từng cột, liền khít nhau, có tiết diện hình lục giác hoặc hình tròn, giống như những cái đĩa xếp chồng lên nhau.

Theo kết quả nghiên cứu địa chất, đá ở Ghềnh Đá Dĩa là loại đá bazan được hình thành do hoạt động của núi lửa cách đây hàng triệu năm. Nham thạch phun ra từ miệng núi lửa gặp nước biển bất ngờ bị đông cứng lại, đồng thời xảy ra hiện tượng ứng lực gây nên sự rạn nứt toàn bộ khối nham thạch theo mạch dọc, xiên, ngang khiến những cột đá bị cắt thành nhiều khúc.

Ghềnh Đá Dĩa là một tập hợp các trụ đá hình lăng trụ xếp liền nhau, hòn nọ nối hòn kia kề với sóng nước. Bãi đá trải rộng san sát nhau chung màu đen huyền bí. Có trụ thẳng đứng, có trụ nghiêng vẹo nhưng vẫn chồng chất tầng tầng trông như chồng bát dĩa nên có tên gọi là Ghềnh Đá Dĩa. Nhìn từ xa, Ghềnh Đá trông giống một tổ ong thiên tạo khổng lồ vô cùng kỳ vĩ.

Bên cạnh Ghềnh Đá Dĩa có một bãi biển dài khoảng 3km, cát trắng mịn, sạch và nước biển luôn trong xanh là điều kiện tốt để hình thành một khu nghỉ dưỡng biển. Đặc biệt, phong cảnh nơi đây còn giữ nguyên vẹn vẻ đẹp hoang sơ và môi trường trong xanh thuần khiết.

Ghềnh Đá Dĩa không chỉ thu hút du khách bởi vẻ đẹp huyền bí mà còn gắn liền với một truyền thuyết kho báu biến thành đá. Xưa kia, có một người phú ông rất giàu có nhưng chẳng may vợ mất sớm, chưa kịp có với nhau đứa con nào. Vốn là người chung thuỷ, thương vợ nên ông đã không đi thêm bước nữa mà vào chùa tu hành. Bao nhiêu của cải vàng bạc châu báu, ông đều đem phân phát cho người dân trong vùng để làm kế sinh nhai. Số còn lại ông cất vào kho cạnh bờ biển, với dụng tâm là sau này khi đắc đạo, số của cải ấy sẽ đem ra xây dựng chùa chiền hoặc dâng tặng cho vị vua nào biết yêu thương dân như con. Sau thời gian dài tu tập lãnh ngộ được phật pháp, ông theo phật về cõi niết bàn nhưng chưa kịp dùng số của cải kia cho ý định tốt đẹp ban đầu. Biết có kho tiền cạnh bờ biển, nhiều kẻ nảy lòng tham đến kho cướp bóc, đốt kho, tuy nhiên tất cả kho báu đã biến thành đá.

- 32 -

Hình 1.5: Ghềnh Đá Dĩa

(Nguồn: Tác giả)

Ghềnh Đá Dĩa chắc chắn sẽ để lại ấn tượng khó quên cho du khách khi đến đây tham quan. Ghềnh Đá Dĩa được công nhận Di tích thắng cảnh cấp Quốc gia ngày 23/01/1997.

Bãi biển thành phố Tuy Hòa: Ở phía đông thành phố Tuy Hòa, dọc theo đường Độc Lập, là bãi biển cát trắng rộng 10m và dài hơn 10km. Trải dọc theo bãi

biển là những cánh rừng phi lao xanh ngút ngàn. Vẻ đẹp tự nhiên và môi trường trong sạch tạo nên sự hấp dẫn cho bãi biển Tuy Hòa. Hệ thống khách sạn, khu nghỉ dưỡng gần bãi biển đáp ứng nhu cầu lưu trú của du khách. Hằng ngày, có hàng ngàn người đến bãi biển nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, tắm biển và thưởng thức nhiều loại đặc sản biển tươi ngon nổi tiếng của Phú Yên.

Hình 1.6: Biển Tuy Hòa (Nguồn: Tác giả)

Biển Tuy Hòa không ồn ào và náo nhiệt mà có một vẻ đẹp tĩnh lặng với dòng nước xanh biếc và bãi cát trắng mịn. Du khách sẽ được đắm mình vào dòng nước trong xanh và tận hưởng những hương vị của biển cả với những đặc sản tươi ngon

- 34 -

như sò huyết Ô Loan, cua bể Yến, ốc nhảy Sông Cầu, tôm bạc Vũng Rô, cháo hàu Tuy An,... có thể nói thiên đường là đây.

Tháp Nhạn: Nằm gần quốc lộ 1A, thuộc thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Được xây dựng uy nghi, trên một khu đất tương đối bằng phẳng gần đỉnh Núi Nhạn, là một trong số nhiều công trình tháp cổ, mà Vương quốc Chăm Pa hùng mạnh ngày xưa còn lưu lại, trên quần thể kiến trúc thuộc dãy đất miền Trung. Tháp là nơi thờ phụng thần linh, có niên đại vào khoảng cuối thế kỷ 11 đầu thế kỷ 12.

Hình 1.7: Tháp Nhạn

(Nguồn: Tác giả)

Tháp Nhạn có phong cách kiến trúc như tháp Chăm Pô Nagar ở Nha Trang, xây dựng theo hình thức tầng cao. Tháp có hình tứ giác với bốn tầng, càng lên cao

càng thu nhỏ lại so với tầng dưới, nhưng vẫn theo phong cách tầng dưới. Tháp cao gần 23,5m, mỗi cạnh chân tháp dài 10m. Tháp Nhạn là công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị lịch sử cao của người Chăm, đây cũng là một thắng cảnh tiêu biểu của tỉnh Phú Yên.

Núi Nhạn được xem là cảnh quan đẹp của thị xã, bên bờ sông Đà Rằng. Trên đỉnh Núi Nhạn có ngôi tháp Chăm cổ kính, có tên gọi là Tháp Nhạn. Đây là một trong những ngôi tháp, được xếp vào loại lớn của người Chăm, cửa Tháp Nhạn quay về hướng Đông, hướng của mặt trời mọc và cũng được xem là hướng của thần linh. Đứng ở Tháp Nhạn có thể nhìn bao quát một vùng non nước Phú Yên với cầu Đà Rằng, với làng hoa Bình Ngọc, phố thị Tuy Hòa và cả biển Đông. Ngày nay, thắng cảnh Núi Nhạn - Sông Đà Rằng được xem là biểu tượng của tỉnh Phú Yên.

Ngày 16/11/ 1988, Bộ Văn hóa Thông Tin (nay là Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch) quyết định công nhận Tháp Nhạn - Núi Nhạn là di tích kiến trúc - nghệ thuật cấp Quốc gia.

Bãi Môn - Mũi Điện: Hai địa danh nằm liền kề nhau, thuộc thôn Đồng Bé, xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa. Mũi Điện còn có tên gọi khác là Mũi Đại Lãnh, Mũi Kê Gà, Cap Varella.

Từ thành phố Tuy Hòa theo tuyến đường Hòa Hiệp - Phước Tân - Bãi Ngà khoảng 24km là đến Bãi Môn - Mũi Điện hoặc đi từ thành phố Tuy Hòa theo quốc lộ 1A khoảng 25km đến lưng chừng đèo Cả, gặp đường xuống Vũng Rô, đi theo đường nhựa về phía đông khoảng 5km là đến Bãi Môn - Mũi Điện. Từ Bãi Môn lội qua một suối nước ngọt đi theo đường núi, vượt lên khoảng 400 bậc cấp, dài 500m là lên đến trạm Hải Đăng.

Bãi Môn được Mũi Nạy ở phía bắc và Mũi Điện ở phía nam che chắn, bờ biển dài hơn 400m, cát trắng mịn, nước trong xanh, sóng nhẹ, độ dốc nhỏ và thoải dần ra xa. Trong vòng bán kính khoảng 5km đã có ba di tích cấp quốc gia: Bãi Môn - Mũi Điện, Núi Đá Bia, Vũng Rô và nhiều bãi biển đẹp như Bãi Cốc, Bãi Bàng ở phía bắc, rừng cấm Bắc Đèo Cả. Nơi đây có tiềm năng rất lớn phát triển các loại

- 36 -

hình du lịch: Nghỉ dưỡng biển, thể thao biển, leo núi, tham quan, nghiên cứu hệ sinh thái biển, rừng,…

Hình 1.8: Bãi Môn

(Nguồn: http://diemhenviet.com/phu-yen)

Nằm sát chân Mũi Đại Lãnh, cực Đông tổ quốc là Bãi Môn, bãi tắm tuyệt đẹp, cát trắng mịn, nước trong xanh và vô cùng hoang sơ. Bên cạnh Bãi Môn có một dòng suối nước trong xanh. Khách du lịch có thể tắm biển Bãi Môn và tắm tráng lại ngay tại dòng suối này.

Được xem là cực Đông của tổ quốc, nơi đón ánh mặt trời đầu tiên, Mũi Đại Lãnh hôm nay đã trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất của tỉnh Phú Yên. Mũi Đại Lãnh sẽ khiến bạn phải ngỡ ngàng trước vẻ đẹp đầy thanh bình trong

khoảnh khắc bóng tối vỡ òa, nhường bước cho những tia nắng đầu tiên của ngày mới bắt đầu.

Hình 1.9: Ngọn Hải Đăng – Mũi Đại Lãnh

(Nguồn: Tác giả)

Cuối thế kỉ XIX, đại úy sỹ quan người Pháp tên là Varella đã phát hiện và ghi nhận tầm quan trọng của mũi đất này trên bản đồ hàng hải thế giới, người Pháp gọi là Cap Varella. Năm 1890, người Pháp xây dựng ngọn hải đăng với mục đích định hướng cho tàu thuyền hoạt động trên biển ra vào vịnh Vũng Rô. Trải qua chiến tranh, ngọn hải đăng đã bị đổ nát. Năm 1995, ngọn hải đăng được xây dựng và cho hoạt động lại. Đây là một trong tám ngọn hải đăng có trên 100 năm tuổi trong tổng số 79 ngọn hải đăng đang hoạt của Việt Nam; là ngọn hải đăng nằm gần hải phận quốc tế nhất.

Nhìn trên bản đồ Phú Yên, ở góc đông nam có một bán đảo hình dáng như đầu con chim với chiếc mỏ nhọn. Bán đảo ấy được hình thành bởi núi Vũng Rô làm cho bờ biển cao và dốc, ghềnh đá ngổn ngang tạo ra nhiều mũi, phía đông có Mũi Mao, Mũi Ba, phía nam có Mũi La.

Vịnh Vũng Rô: Rộng 1640 ha mặt nước, vịnh có 12 bãi nhỏ: Bãi Lách, bãi Mù U, bãi Ngà, bãi Chùa, bãi Chân Trâu, bãi Hồ, bãi Hàng, bãi Nhỏ, bãi Chính, bãi Bàng, bãi Lau, bãi Nhãn với phong cảnh sơn thủy hữu tình, quyến rũ tuyệt vời cho tham quan và tắm biển. Trong lòng biển của Vũng Rô có nhiều loài hải sản, dưới

- 38 -

đáy biển là những rạn san hô màu rất hấp dẫn cho các loại hình du lịch như: Câu cá, bơi, lặn,…

Các bán đảo này ôm lấy Vũng Rô, biến nơi đây thành một cảng biển, để tàu thuyền neo đậu, tránh bão, đánh bắt cá. Vũng Rô được các dãy núi Đèo Cả, đá Bia, hòn Bà che chắn cả ba hướng Bắc, Đông, Tây. Phía Nam là cửa biển có đảo hòn Nưa cao 105m như một pháo đài canh gác cho tàu bè ra vào.

Hình 1.10: Cảng Vũng Rô

(Nguồn:http://phuyentourism.gov.vn)

Vũng Rô là một trong những bến cảng quan trọng của “Đường Hồ Chí Minh trên biển”, tiếp nhận hàng trăm tấn vũ khí do những con Tàu Không Số vận chuyển từ miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam trong những năm tháng kháng

chiến chống Mỹ, cứu nước. Từ tháng 11/1964 đến tháng 02/1965, bến Vũng Rô đã đón bốn chuyến Tàu Không Số. Riêng chuyến tàu thứ tư cập bến đêm 15/02/1965, bị địch phát hiện để đảm bảo bí mật và an toàn cho Đường Hồ Chí Minh trên biển, quân ta đã phải phá hủy con Tàu Không Số cho chìm xuống biển tại bãi Chùa. Vũng Rô được công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia ngày 18/6/1997.

Gắn với địa danh Vũng Rô là Đèo Cả, một danh thắng được nhiều du khách biết đến bởi vẻ đẹp của thiên nhiên “sơn thủy hữu tình”. Đèo cả, dài 12km với độ cao 407m, uốn lượn quanh co nối liền hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Phong cảnh ở đây thật ngoạn ngục, phía tây là rừng núi điệp trùng, phía đông là sườn núi dốc

Một phần của tài liệu phát triển du lịch sinh thái tỉnh phú yên thực trạng và giải pháp (Trang 31 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)