7. Cấu trúc đề tài
3.2.1. Giải pháp về phát triển du lịch bền vững
Quan điểm phát triển du lịch sinh thái của tỉnh Phú Yên là phát triển du lịch bền vững toàn diện vì vậy đầu tư bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh.
Tôn tạo, nâng cấp hệ thống tài nguyên du lịch chú trọng đối với các di tích văn hóa - lịch sử, các lễ hội truyền thống phục vụ du lịch. Cụ thể như sau:
Phục hồi văn hóa dân gian bằng việc xây dựng các buôn văn hóa, lễ hội;
Tập trung tôn tạo, nâng cấp các điểm di tích văn hóa lịch sử, di tích cách mạng trên địa bàn tỉnh;
- 78 -
Phát triển nghề thủ công truyền thống nhằm quảng bá với du khách trong và ngoài nước về truyền thống, con người, văn hóa của tỉnh Phú Yên. Đồng thời qua đó khách du lịch có cơ hội tìm hiểu về những nghề truyền thống dân tộc và mua các hàng mỹ nghệ, lưu niệm có chất lượng cao.
Cải tạo môi trường tự nhiên đặc biệt là những khu vực hoạt động du lịch;
Giáo dục và nâng cao ý thức của cộng đồng dân cư về bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch nói riêng và nhận thức về du lịch nói chung.
Tóm lại: Để bảo vệ tốt tài nguyên và môi trường du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Yên, cần thiết phải có một số giải pháp nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực từ du lịch tới môi trường, đồng thời hạn chế những áp lực từ hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên. Đối với quy hoạch tổng thể phát triển du lịch toàn tỉnh, những giải pháp này chỉ mang tính định hướng, nguyên tắc làm tiền đề cho công tác đánh giá tác động môi trường trong quy hoạch cụ thể từng khu, điểm du lịch.
3.2.2. Giải pháp về môi trƣờng xã hội
Có thể nói, môi trường xã hội là môi trường mà con người là nhân tố trung tâm, tham gia và chi phối môi trường. Bao gồm các yếu tố như giáo dục, kinh tế, văn hóa, lịch sử, địa lý,… xoay quanh con người mà con người xem đó là nguồn sống, là mục tiêu phấn đấu của bản thân.
Cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực như: Đào tạo trình độ đại học và tăng cường khả năng nghiên cứu về du lịch; đào tạo trình độ trung học và học nghề về du lịch; tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý du lịch ở các cấp.
Du lịch đòi hỏi trình độ nghiệp vụ và quản lý ngày càng cao đặc biệt trong xu thế hội nhập. Bên cạnh đó, ngày nay du lịch sinh thái đang là một loại hình du lịch mới đối với du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Phú Yên nói riêng vì vậy việc đào tạo nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ luôn là yêu cầu cấp thiết đối với việc phát triển du lịch bền vững. Những nội dung chính của hướng đầu tư này bao gồm việc tổ chức các lớp đào tạo:
Đào tạo tại chức (đào tạo lại) về quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ đối với các cán bộ và lao động hiện đang công tác trong ngành du lịch tỉnh đảm bảo những tiêu chuẩn về quốc gia và quốc tế.
Đào tạo mới, lao động chuyên ngành về trình độ trung cấp và đại học cho ngành du lịch tỉnh Phú Yên.
3.2.3. Giải pháp về cơ chế chính sách và thị trƣờng 3.2.3.1. Cơ chế chính sách
Để đảm bảo gìn giữ được tài nguyên thiên nhiên, môi trường cho phát triển du lịch bền vững, cần nghiên cứu ban hành một số chính sách cơ bản sau:
Thứ nhất, phải có chính sách phát triển du lịch sinh thái trọng điểm một cách hợp lý cũng như việc lựa chọn và xác định hình thức phát triển phù hợp ở từng vùng lãnh thổ. Bên cạnh những biện pháp về khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên đồng thời là biện pháp bảo vệ môi trường trên cơ sở phát triển du lịch bền vững theo vùng, lãnh thổ.
Thứ hai, phải có chính sách quy định về tổ chức quản lý đảm bảo cho sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong việc quản lý, khai thác tài nguyên với việc tổ chức thực hiện đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao đồng thời phải đảm bảo gìn giữ được tài nguyên và môi trường cho việc phát triển du lịch lâu dài.
Thứ ba, phải có chính sách về đầu tư và phát triển thị trường khách du lịch trọng điểm đã được xác định từ trước, tạo điều kiện hỗ trợ cho sự phát triển các hoạt động du lịch tại các cụm và cần có những quy định cụ thể dành cho việc phục hồi và bảo vệ tài nguyên môi trường tự nhiên đang phát triển du lịch sinh thái.
Thứ tư, phải có chính sách phát triển du lịch sinh thái và sự liên kết hỗ trợ giữa các ngành kinh tế, các cấp quản lý để thống nhất quản lý và kiểm soát môi trường du lịch sinh thái.
- 80 -
3.2.3.2. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch
Để phát triển sản phẩm du lịch Phú Yên cần thiết phải dựa trên nhu cầu của thị trường và khả năng phát triển của tỉnh. Mỗi thị trường khách đều có nhu cầu và thị hiếu khác nhau. Tùy theo mỗi khu vực mà khách du lịch có những sở thích sản phẩm khác nhau. Đây là những cơ sở dữ liệu quan trọng để xây dựng mối quan hệ thị trường và sản phẩm du lịch sinh thái cho tỉnh Phú Yên.
Khách du lịch quốc tế: Nghỉ dưỡng biển, tham quan, tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc, ẩm thực, thể thao mạo hiểm, khám phá,…
Khách du lịch nội địa: Nghỉ dưỡng biển, văn hóa tâm linh, nghỉ cuối tuần, trăng mật, tham quan, mua sắm và một lượng không nhỏ đi thương mại công vụ, nghiên cứu khoa học. Đối với khách du lịch nội địa cần khai thác hiện tượng thời tiết đặc biệt về mùa đông ở cao nguyên Vân Hòa gắn với các kì nghỉ cuối tuần, cần chú trọng đến sự hấp dẫn của một số bãi biển gắn liền với các hoạt động nghỉ dưỡng và thể thao biển.
Căn cứ đặc điểm tài nguyên và nhu cầu thị trường khách du lịch sinh thái, có thể định hướng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên theo thứ tự ưu tiên như sau:
Du lịch nghỉ dưỡng biển: Du lịch nghỉ dưỡng biển là tham quan, khám phá các vùng cảnh quan, danh lam thắng cảnh độc đáo gắn với biển và cụ thể hơn là những vùng biển nổi tiếng ở Phú Yên,…
Du lịch gắn với sinh thái: Tham quan, nghỉ dưỡng khu vực miền núi, du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch gắn với hệ sinh thái hồ, du lịch nông nghiệp công nghệ cao, vui chơi giải trí cuối tuần,…
Du lịch gắn với văn hóa: Du lịch tham quan di tích, nghiên cứu, du lịch cộng đồng, tìm hiểu văn hóa lối sống của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Phú Yên, ẩm thực, lễ hội, du lịch làng nghề,…
3.2.3.3. Quảng bá, xúc tiến sản phẩm du lịch
Phú Yên là tỉnh có số dân tương đối đông (dân số là 861.993 người theo điều tra dân số 1/4/2009) và hàng năm tỉnh Phú Yên thu hút được một lượng lớn du khách trong cả nước về đây học tập, làm việc, tham quan, giải trí,... đều này đã tạo nên lợi thế không nhỏ đối với du lịch sinh thái của tỉnh. Do vậy, cần tăng cường các hoạt động quảng cáo và xúc tiến sản phẩm du lịch của tỉnh Phú Yên.
Công tác tuyên truyền quảng bá về du lịch cần được quan tâm và tích cực thực hiện. Đặc biệt tại các cuộc Hội chợ triển lãm, Hội thi về du lịch do Tổng cục Du lịch tổ chức, ngành du lịch Phú Yên đã tham gia và thu về được những kết quả đáng mừng. Giới thiệu cho du khách trong nước và quốc tế về hình ảnh thiên nhiên, những danh lam thắng cảnh, tour và tuyến du lịch, vẻ đẹp truyền thống của con người Phú Yên.
Đồng thời không ngừng chỉ đạo các ngành chức năng tổ chức các hoạt động thiết thực tại địa phương để quảng bá hình ảnh tỉnh Phú Yên bằng việc khôi phục, duy trì và tổ chức với quy mô, chất lượng ngày càng cao một số lễ hội văn hóa truyền thống như: Lễ hội đua thuyền đầm Ô Loan, sông Chùa, lễ hội đập Đồng Cam, lễ dâng hương đền thờ Lê Thành Phương, Lương Văn Chánh, lễ hội Cầu ngư, hội bài chòi, đêm thơ Nguyên tiêu trên Núi Nhạn, hội hoa xuân thành phố Tuy Hòa, lễ hội cồng chiêng các dân tộc thiểu số, hội đua ngựa Gò Thì Thùng (An Xuân),… Ngoài ra, tỉnh Phú Yên nên thường xuyên đăng tải các thông tin quảng bá về du lịch sinh thái Phú Yên trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo, đài Trung ương và địa phương, tờ rơi, tập gấp và trên trang thông tin điện tử của ngành. Với những việc làm cụ thể như trên sẽ tạo được tiếng nói và nhận thức khá đồng bộ về du lịch sinh thái Phú Yên góp phần đáng kể trong việc thu hút các nhà đầu tư, khách tham quan du lịch đến với tỉnh.
Công tác xúc tiến du lịch: Đã tổ chức được hai hội nghị xúc tiến đầu tư tại thành TP.HCM vào tháng 4/2003 và tháng 3/2005 đã giới thiệu tiềm năng kinh tế và cơ hội đầu tư vào tỉnh Phú Yên. Ký kết các văn bản hợp tác phát triển kinh tế với TP.HCM, các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Đăk Lăk, Gia Lai, trong đó chú trọng
- 82 -
đến hợp tác, liên kết phát triển du lịch. Tỉnh cũng đã tổ chức các đoàn công tác nước ngoài như: Khối EU, ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc,… để nghiên cứu, quảng bá giới thiệu tiềm năng kinh tế và kêu gọi đầu tư vào Phú Yên; tham gia một số hội chợ triển lãm quốc tế tổ chức trong nước như: Hội chợ triển lãm Triển vọng Việt Nam năm 2001, 2002, hội chợ triển lãm Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2001 và hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam năm 2004. Chất lượng các cuộc hội chợ, triển lãm hàng năm tại tỉnh được đầu tư và nâng cao, góp phần thúc đẩy công tác xúc tiến thương mại và quảng bá du lịch. (Nguồn: Sở VHTTDL Phú Yên)
Thứ nhất, chú trọng xây dựng các ấn phẩm quảng bá du lịch như trên bản đồ du lịch Phú Yên, album ảnh du lịch, đĩa phim tư liệu khám phá Phú Yên, các tập gấp giới thiệu các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh cấp quốc gia như: Căn cứ của tỉnh Phú Yên trong kháng chiến chống Mỹ, núi Đá Bia, Mũi Điện - Bãi Môn; làm các ấn phẩm túi xách giấy, tờ gấp quảng bá đường bay; nâng cấp website du lịch của tỉnh như “Du lịch Phú Yên”; đĩa CD-Rom về tiềm năng kinh tế, cơ hội đầu tư vào tỉnh Phú Yên, đĩa CD-Rom website du lịch Phú Yên, sách du lịch, sách cẩm nang xúc tiến thương mại du lịch, tập gấp bản đồ du lịch Phú Yên; Các phim tài liệu về du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên như “Nơi ấy Phú Yên”, “Dừng chân nơi Đèo Cả”, “Sông Đà Rằng - Dòng sông quê hương”.
Thứ hai, tập trung tham gia một số cuộc triển lãm, hội nghị cụ thể như: Triển lãm Bất động sản, Triển lãm Du lịch quốc tế (ITE-HCMC 2009) tại TP.HCM, Hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch tại Hà Nội; Đêm Văn hóa, Du lịch và ẩm thực biển nhằm quảng bá du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên đến với các nhà đầu tư, du khách trong và ngoài nước; Tham gia chương trình ấn tượng Việt Nam của Tổng cục Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức triển khai chương trình giảm giá dịch vụ nhằm tăng cường thu hút khách du lịch đến Phú Yên bằng đường hàng không theo tuyến Hà Nội - Tuy Hòa, kết quả đã có 16 đơn vị tham gia cam kết giảm từ 30-50% giá các dịch vụ khách có vé lên máy bay tuyến Hà Nội - Tuy Hòa.
Thứ ba, quảng bá du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên qua báo, đài, tạp chí du lịch, tivi, radio và một số phương tiện thông tin khác cụ thể như phối hợp quảng bá du lịch Phú Yên trên chương trình “Việt Nam - Vẻ đẹp tiềm ẩn”, “Chương trình Đất nước - Con người - Du lịch” của Đài truyền hình Việt Nam; Tạp chí Du lịch và giải trí, Trung tâm truyền hình Việt Nam tại Phú Yên.
Thứ tư, thu hút vốn đầu tư trong nước và quốc tế nhằm tăng cường công tác quảng bá và xúc tiến du lịch trong nước và quốc tế để mở rộng thị trường, kêu gọi đầu tư và thu hút khách du lịch. Cần tập trung xây dựng thương hiệu du lịch “Phú Yên – Thiên đường biển đảo bên bờ Thái Bình Dương” hay “Phu Yen – A Paradise of Green and Clean Beaches” trong nước và quốc tế.
Thứ năm, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, tour du lịch sinh thái quảng bá hình ảnh của tỉnh: Tập trung chú trọng đến các dịch vụ, chương trình du lịch gắn với biển đảo như tắm biển, nghỉ dưỡng biển, các trò chơi biển như lặn biển, lướt sóng, nhảy dù, kayak,... tại các khu vực như Vịnh Xuân Đài, Vũng Lắm, Vũng Rô và nhiều đảo nhỏ gần bờ như Hòn Chùa, Hòn Lao Mái Nhà, Hòn Dứa, Hòn Nưa,... các bãi tắm đẹp như Bãi Tiên, Bãi Môn, Bãi Xép, Bãi Nồm, Bãi Bàng, Bãi Từ Nham,... và tại các gành đá nổi tiếng như Gành Đá Đĩa, Gành Đỏ, Gành Dưa, Gành Yến,... đặc biệt là tại Mũi Điện (Mũi Kê Gà, Mũi Đại Lãnh) với ngọn hải đăng cổ là điểm cực Đông của dải đất liền Việt Nam.
Tỉnh cần qui hoạch chi tiết và lựa chọn dự án đầu tư thích hợp cho từng khu vực như khu nghỉ dưỡng phục vụ khách cao cấp, các bãi biển và khu nghỉ dưỡng phục vụ đại chúng nhân dân,...
Bên cạnh đó cần xây dựng nhiều hơn những sản phẩm du lịch văn hóa dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần bảo lưu, giữ gìn được truyền thống, phong tục tập quán riêng của mỗi dân tộc, các loại hình du lịch cần được quảng bá:
Du lịch tham quan chiến trường xưa: Vũng Rô - bến tàu không số gắn với Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển huyền thoại, Đường số 7 (nay là Quốc lộ 25) và
- 84 -
đoạn cuối Đường số 5 (nay là ĐT 645) những nơi từng diễn ra hàng loạt trận đánh ác liệt trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước,...
Du lịch tham quan các di tích lịch sử văn hóa, nghệ thuật kiến trúc danh lam thắng cảnh, trong đó có nhiều di tích được xếp hạng cấp quốc gia là nguồn tài nguyên có giá trị rất lớn đối với hoạt động du lịch văn hóa: Núi Nhạn - Sông Đà Rằng, Chùa Từ Quang (Đá Trắng), Gành Đá Đĩa,...
Hình 3.1: Tháp Nhạn
(Nguồn: Tác giả)
Du lịch lễ hội là loại hình du lịch giúp du khách được tận mắt chứng kiến, tham gia vào các lễ hội khác nhau và khám phá những nét văn hóa cộng đồng, những giá trị văn hóa truyền thống, đặc trưng của cộng đồng các dân tộc: Kinh, Ba Na, Ê Đê, Chăm H’Roi,... được thể hiện sinh động qua các lễ hội: Lễ hội đập Đồng Cam (huyện Phú Hòa), lễ đón con trai về nhà gái (huyện Sông Hinh), lễ hội cầu Ngư (huyện Tuy An), lễ hội mừng lúa mới của đồng bào dân tộc Ê Đê, lễ hội đâm trâu, lễ bỏ mã, Quại PôK Ai (lễ hội mừng sức khỏe) của đồng bào dân tộc Chăm H’Roi (huyện Đồng Xuân), lễ hội đền Lê Thành Phương (huyện Tuy An), lễ hội Tết Nguyên Tiêu (TP.Tuy Hòa), lễ mừng sức khỏe (huyện Đồng Xuân), đua thuyền Đầm Ô Loan của cư dân vùng biển,... và nhiều loại nhạc độc đáo như: Cây sáo
“Đinh Buốc cho ùk”, “Đàn Goong”, “Đàn Pi Tắt”, “Đàn K’ny” và “Đàn T’rưng”, cùng những giai điệu cồng chiêng, trống đôi, trống cái, “Chiêng Trum”, “Chiêng Mu hum”, đàn đá Tuy An, kèn đá An Thọ.
Hình 3.2: Đàn đá Tuy An
- 86 -
Hình 3.3: Đua thuyền ở Đầm Ô Loan
(Nguồn: Tác giả)
Du lịch tâm linh: Chùa Bảo Sơn Thiên Hải, Chùa Thiên Hương Tổ khai sơn Húy Thiệt Lãm, Chùa Châu Lâm Tổ khai sơn Húy Phật Đoan, Chùa Từ Quang ( Đá Trắng), Chùa Bảo Tịnh Tổ khai sơn Húy Thiệt Diệu Liễu Quán,...