Nguồn khách đến các điểm du lịch sinh thái của tỉnh

Một phần của tài liệu phát triển du lịch sinh thái tỉnh phú yên thực trạng và giải pháp (Trang 68 - 70)

7. Cấu trúc đề tài

2.2.1.Nguồn khách đến các điểm du lịch sinh thái của tỉnh

Nguồn khách đến với tỉnh những năm qua chủ yếu là khách trong nước tập trung từ các tỉnh lân cận. Một số khách nước ngoài chủ yếu ở các nước như: Nga, Mĩ, Pháp, Đức, Nhật Bản, Đài Loan, Lào, Campuchia,…

Các điểm du lịch sinh thái được xem là thiên đường của khách tham quan là: Núi Nhạn, Đầm Ô Loan, Vịnh Xuân Đài, Mũi Điện - Bãi Môn, Biển Tuy Hòa, Biển Long Thủy, Núi Đá Bia, Cảng Vũng Rô,…

Vào giai đoạn 2000 - 2009, lượng khách du lịch tăng trưởng tương đối bền vững ở mức 23,3 năm. Phân theo mục đích, khách đến với mục đích nghỉ dưỡng - tắm biển, tham gia lễ hội là lớn nhất.

Bảng 2.5: Diễn biến lƣợng khách du lịch đến Phú Yên 2000 - 2009

Năm Lƣợt khách

Trong đó

Khách Quốc tế Khách Nội địa

Tổng số Tỷ trọng(%) Tổng số Tỷ trọng(%) 2000 35.011 1.073 3,1 32.754 96,9 2001 52.670 1.580 3 51.090 97,0 2002 54.736 1.945 3,6 52.792 96,4 2003 61.912 1.812 2,9 60.100 97,1 2004 70.479 2.106 3 68.373 97,0 2005 80.500 2.700 3,4 77.800 96,6 Tăng TB 18,1% 20,3% 18,9% 2006 95.000 2.600 2,7 92.400 97,3 2007 120.100 4.773 4 115.327 96,0 2008 165.312 6.517 3,9 158.795 96,1

- 64 -

2009 231.000 8.100 3,5 222.900 96,5

Tăng TB 34,5% 46,1% - 34,1% -

Tăng TB 23,3% 25,2% - 23,8% -

(Nguồn: Sở VHTTDL Phú Yên)

Ngày lưu trú trung bình: Số liệu thống kê của Cục thống kê tỉnh Phú Yên, chỉ tiêu về ngày lưu trú của khách du lịch có xu hướng tăng lên. Đặc biệt, là khách du lịch quốc tế: Giai đoạn từ năm 2000 đến 2005 khách quốc tế lưu trú trong tỉnh từ 1,6 - 1,8 ngày, từ năm 2006 trở lại đây số ngày lưu trú dao động từ 1,7 - 2 ngày và đến năm 2009 khách quốc tế đã lưu trú lại đến 2,4 ngày. Ngày lưu trú trung bình của khách nội địa cũng dao động từ 1,2 - 1,6 ngày. Nhưng nếu so sánh với dự báo của quy hoạch năm 1996, đạt thấp vì trong dự báo đều nằm từ 2,8-3,0 ngày. Chỉ tiêu trên cho thấy du lịch Phú Yên còn có những hạn chế về các dạng sản phẩm đặc thù và đặc biệt là các dịch vụ bổ sung như vui chơi giải trí, thể thao.

(Nguồn: Sở VHTTDL Phú Yên)

Mức chi tiêu của khách: Theo thống kê của Sở Văn hóa thể thao Du lịch Phú Yên thì giai đoạn 2000-2009, chi tiêu của khách du lịch tại một số điểm danh lam thắng cảnh và khách sạn, trung bình một khách quốc tế chi tiêu từ 240-460 ngàn VND/ngày tương đương với khoảng 12,6-24,2 USD. Đối với du lịch nội địa chỉ trong khoảng 140-280 ngàn VND/ngày tương đương với 7,4-14,8 USD. Mức chi tiêu thực tế này thấp hơn nhiều so với trong dự báo của quy hoạch 1996 là khoảng 80-120 USD/ngày( khách quốc tế) và 25-30 USD/ngày( khách nội địa). Đây cũng là việc mà ngành du lịch của tỉnh cần xem lại. (Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch)

Tác động của khách du lịch đến địa phương: Quá trình tiếp xúc giữa du khách và người dân địa phương gây ra sự thay đổi về xã hội, đặc biệt là trong xã hội biệt lập. Thông qua sự giao lưu đó, nhiều nét tương đồng về chuẩn mực xã hội sẽ có tác động tích cực vì tính cộng hưởng nhưng những nét khác biệt thì sẽ phải chịu hai loại tác động ngược chiều, có thể sẽ được tô đậm vì đó là những nét đặc trưng, nhưng cũng có thể bị lu mờ dần nếu như bị đồng hóa.

Dưới một góc độ khác, quan điểm của xã hội về giới cũng thay đổi theo chiều hướng tích cực. Báo cáo kinh tế của Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) cho thấy nhiều công việc trong ngành du lịch do phụ nữ đảm nhiệm. Điều này đã làm thay đổi cách nhìn nhận về vai trò truyền thống của phụ nữ trong xã hội, đặc biệt là đối với quốc gia theo Nho giáo, Phật giáo như ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu phát triển du lịch sinh thái tỉnh phú yên thực trạng và giải pháp (Trang 68 - 70)