Tình hình doanh thu của các điểm du lịch sinh thái

Một phần của tài liệu phát triển du lịch sinh thái tỉnh phú yên thực trạng và giải pháp (Trang 70 - 132)

7. Cấu trúc đề tài

2.2.2.Tình hình doanh thu của các điểm du lịch sinh thái

Trong những năm qua, du lịch Phú Yên chủ yếu đáp ứng một phần nhu cầu đó là lưu trú, ăn uống và vận chuyển khách. Dịch vụ lữ hành đưa các đoàn đi tham quan danh lam thắng cảnh, hang động, di tích lịch sử,... chiếm rất ít trong tổng doanh thu của du lịch. Do vậy, khách lưu lại ở đây thường không lâu, đều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu của ngành du lịch.

Bảng 2.6: Thu nhập của ngành du lịch tỉnh Phú Yên, giai đoạn 2000-2009 Đơn vị: Triệu đồng

Năm

Thu nhập du lịch Cơ cấu thu nhập (%)

Tổng số Quốc tế Nội địa Tổng số Quốc tế Nội địa

2000 12.389,4 533,0 11.856,4 100,0% 4,3% 95,7% 2001 14.765,4 971,3 13.794,1 100,0% 6,6% 93,4% 2002 18.171,0 1.194,5 16.976,5 100,0% 6,6% 93,4% 2003 24.625,8 1.882,8 22.743,0 100,0% 7,7% 92,3% 2004 26.544,6 2.026,8 24.517,8 100,0% 7,6% 92,4% 2005 36.900,0 3.515,4 33.384,6 100,0% 9,5% 90,5% 2006 57.060,0 4.450,7 52.609,3 100,0% 7,8% 92,2% 2007 85.399,2 6.558,7 78.840,5 100,0% 7,7% 92,3% 2008 162.176,4 15.957,7 146.218,7 100,0% 9,8% 90,2% 2009 253.800 24.283,3 229.516,7 100,0% 9,6% 90,4% (Nguồn: Sở VHTTDL Phú Yên)

Số liệu thống kê cho thấy thu nhập du lịch của tỉnh vừa qua có sự tăng trưởng đáng kể. Nếu như năm 2000 tổng thu nhập của toàn ngành du lịch mới đạt khoảng 12,39 tỷ đồng thì đến năm 2001 đã tăng lên gấp 1,2 lần để đạt mức 14,77 tỷ

- 66 -

đồng. Đến năm 2003, thu nhập du lịch đạt 24,63 tỷ đồng, năm 2005 toàn ngành du lịch Phú Yên thu được 36,9 tỷ đồng, tương đương 1,942 triệu USD (dự báo 17,6 triệu USD). Tốc độ tăng trung bình về doanh thu du lịch giai đoạn 2000-2005 đạt 24,4% năm.

Giai đoạn 2006 đến nay, tiếp tục đà tăng trưởng trước đó, cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của dòng khách du lịch nội địa đến Phú Yên, thu nhập du lịch của Phú Yên đã có bước tăng trưởng mạnh mẽ và đột biến với mức thu trung bình 139,61 tỷ VND/năm. Năm 2009 với sự tăng trưởng đột biến về khách du lịch nội địa, thu nhập của du lịch Phú Yên đạt 235,8 tỷ VND, tương đương 13,36 triệu USD ( dự báo 55,7 triệu USD). (Nguồn: Sở VHTTDL Phú Yên)

2.2.3. Mức độ tác động của môi trƣờng

Môi trường du lịch ở đây được hiểu là bao gồm các nhân tố về tự nhiên, kinh tế - xã hội và nhân văn, mà hoạt động du lịch tồn tại và phát triển. Hoạt động du lịch có mối quan hệ qua lại mật thiết đối với môi trường, khai thác đặc tính của môi trường để phục vụ mục đích phát triển và tác động trở lại góp phần làm thay đổi các đặc tính của môi trường như không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, núi, rừng, sông, hồ, các hệ sinh thái, khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, khu danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác. (Trích điều 2- Luật bảo vệ môi trường Việt Nam)

Trong quá trình phát triển, hoạt động du lịch trên địa bàn Phú Yên có tác động nhiều mặt đến môi trường. Dưới góc độ xem xét các hoạt động tương đối đặc trưng cho riêng ngành, có tác động chính có thể xem xét như sau:

Khả năng cung ứng nước sạch, xử lý nước thải và chất rắn thường không đồng bộ giữa nhu cầu phát triển và khả năng đáp ứng.

Do bản chất mùa vụ của nhiều hoạt động du lịch, các nhu cầu tại các thời kỳ cao điểm tại nhiều khu vực phát triển có thể vượt quá khả năng đáp ứng tại chỗ về dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng của địa phương như ách tắc giao thông, cơ sở lưu trú, bưu chính - viễn thông, y tế,…

Các vùng với tính đa dạng sinh học cao như các khu rừng nhiệt đới với nhiều loài động vật quý và nhiều tài nguyên thiên nhiên đặc trưng khác dễ bị tổn thương do phát triển du lịch, đặc biệt khi ở mức quá tải.

Cuộc sống và sự tồn tại của các động vật hoang dã có thể bị ảnh hưởng bởi lượng khách du lịch vượt quá tải vào các thời điểm quan trọng trong vòng đời sống như di cư, kiếm ăn, làm tổ hoặc sinh sản,...

Mâu thuẫn có thể nảy sinh giữa những người làm du lịch với cư dân của cộng đồng địa phương do việc phân bổ lợi ích và chi phí của du lịch chưa công bằng.

Ngoài các liên quan cơ bản giữa môi trường bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn, việc phát triển du lịch như đã nêu ở trên, các hoạt động phát triển du lịch còn có thể gây ra những áp lực có tính chất tiềm tàng tác động lâu dài tới môi trường trong các giai đoạn phát triển khác nhau.

2.3.4. Tình hình phát triển về lƣợng khách, doanh thu, lợi nhuận

Giá trị gia tăng ngành du lịch Phú Yên năm 2000 đạt 10,514 tỷ đồng, năm 2005 đạt 24,908 tỷ và năm 2008 đạt 41,179 tỷ đồng theo giá so sánh năm 1994, đạt tốc độ tăng trưởng 18,6%. (Nguồn: Sở VHTTDL Phú Yên)

Về lượng khách phân làm hai loại:

- Khách du lịch quốc tế. - Khách du lịch nội địa.

Khách du lịch quốc tế tiếp cận đến Phú Yên theo hai hướng:

Khách quốc tế theo các tour du lịch xuyên Việt từ thủ đô Hà Nội đi các tỉnh phía Nam hoặc từ thành phố Hồ Chí Minh ra Bắc.

Khách nhập cảnh qua cửa khẩu hàng không Tuy Hòa.

Thị trường khách du lịch theo các chương trình du lịch trọn gói xuyên Việt đến Phú Yên là thị trường khách du lịch lớn nhất và phù hợp với các sản phẩm hiện có của Phú Yên. Theo thống kê của Sở Văn hóa thể thao - Du lịch Phú Yên từ năm 2001 trở lại đây thị trường này luôn chiếm tỷ trọng trên 70,0%.

- 68 -

Đối với khách nội địa:

Lượng khách đến từ TP.Hồ Chí Minh (23,3%), Hà Nội (17,0%), Huế - Đà Nẵng (16,9 ), Bình Định và các tỉnh Tây Nguyên khoảng (15%), từ các tỉnh Nam Bộ khác (8,6%), các tỉnh Miền Bắc khác (8,3 ),… Khách du lịch nội địa đến Phú Yên theo các mục đích chính như:

Khách du lịch thuần tý là tham quan, nghĩ dưỡng, lễ hội,... chiếm 22,1%. Khách du lịch công vụ, thương mại kết hợp đi du lịch chiếm 38,7% (gồm nhân viên nhà nước đi công tác, đối tượng kinh doanh,…). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khách du lịch là Việt kiều về quê thăm lại người thân chiếm 20,1%. Du lịch sinh thái, thưởng thức cảnh quan tự nhiên 7,1%.

Thời gian du lịch của khách nội địa chủ yếu vào các ngày đặc biệt như cuối năm, mùa xuân, nghỉ cuối tuần và các ngày lễ lớn.

Doanh thu:

Có thể nói, doanh thu du lịch của tỉnh Phú Yên trong những năm qua có sự chuyển biến theo chiều hướng tăng lên. Điều này được thể hiện rõ qua bảng 2.7:

“Cơ cấu doanh thu du lịch Phú Yên, giai đoạn năm 2001 - 2009”.

Bảng 2.7: Cơ cấu doanh thu du lịch Phú Yên, giai đoạn năm 2001 - 2009

Đơn vị: Tỷ đồng Hạng mục 2001 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tăng TB ‘00–‘09 Tổng doanh thu 14,77 18,17 24,63 26,54 36,90 57,06 85,40 162,18 39,9% 1. Theo đối tƣợng khách Khách quốc tế 9,71 1,19 1,88 2,03 3,52 4,45 6,56 15,96 52,9% Tỷ lệ so với tổng(%) 6,57 6,57 7,65 7,64 9,53 7,80 7,68 9,84 - Khách nội địa 13,79 16,98 22,74 24,52 33,38 52,61 78,84 146,22 39,0%

Tỷ lệ so với tổng (%) 93,43 93,43 92,35 92,36 90,47 92,20 92,32 90,16 - 2. Theo loại dịch vụ Ăn uống 6,90 8,06 8,44 10,33 13,63 18,28 38,11 75,61 33,9% Lưu trú 4,64 7,88 7,68 12,08 20,31 33,26 56,53 76,98 37,7% Lữ hành 1,47 1,54 1,75 1,99 3,25 4,76 8,53 15,20 32,8% Vận chuyển 0,35 0,49 0,53 0,81 1,43 2,13 4,54 7,61 48,2% Bán hàng hóa 2,54 2,96 3,08 5,76 6,93 10,79 23,03 31,42 35,3% Doanh thu khác 2,27 3,69 5,07 5,93 11,51 16,17 31,43 46,98 46,6% (Nguồn: Sở VHTTDL Phú Yên) Lợi nhuận:

Trong thời gian qua lượng khách trong nước và quốc tế đến với tỉnh Phú Yên liên tục tăng. Nhờ vậy, mà dịch vụ du lịch cũng tăng thu nhập và từng bước được nâng cao cụ thể là vào năm 2009 doanh thu du lịch thuần tuý đạt 141 tỷ đồng, tăng hơn 20 lần so với năm 2000. Thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch đạt 253,8 tỷ đồng, qua đó đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh nhà. Thực tế phát triển kinh tế - xã hội Phú Yên cho thấy sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế với tỷ trọng GDP dịch vụ du lịch trong tổng GDP toàn tỉnh tăng từ 3,1% năm 2005 lên 3,6 năm 2008.

(Nguồn: Quy hoạch phát triển Du lịch Phú Yên đến năm 2020)

2.3. Phân tích SWOT trong du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên 2.3.1.Thế mạnh 2.3.1.Thế mạnh

Phú Yên là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, nằm ở vị trí giao điểm thuận lợi trong giao lưu kinh tế Bắc Nam và Đông Tây, có vị trí du lịch quan trọng và hệ thống tài nguyên du lịch nổi trội, hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước.

- 70 -

Ngành du lịch tỉnh Phú Yên nhận được sự quan tâm của các cơ quan Trung ương và sự nhìn nhận đúng đắn của các cấp lãnh đạo tỉnh trong xu thế phát triển lâu dài, cụ thể là:

Du lịch, dịch vụ du lịch đã được định hướng là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh; kết cấu hạ tầng trong đó có hạ tầng du lịch đang được quan tâm đầu tư phát triển mang nhiều hướng thuận lợi, được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm; Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành một số cơ chế chính sách thông thoáng ưu đãi trong công tác đầu tư nhằm tạo môi trường thuận lợi, hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh.

Có thể nói, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là đầu tàu phát triển kinh tế dịch vụ du lịch của khu vực, sự phát triển của vùng sẽ hình thành sức lan tỏa có tác dụng tạo đà cho kinh tế các tỉnh trong vùng phát triển. Phú Yên là tỉnh liền kề, có nhiều cơ hội để tận dụng sự lan tỏa này.

Nhận thức về du lịch của người dân trong tỉnh đang dần dần được cải thiện, tạo môi trường xã hội thuận lợi để phát triển du lịch theo đúng mục tiêu đề ra.

Tóm lại: Phú Yên có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái như: Vị trí địa lý, thị trường khách nội địa và quốc tế, thiên nhiên trong lành, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, giá cả thấp, nguồn nhân lực dồi dào, người dân địa phương thân thiện và mến khách,…

2.3.2. Điểm yếu

Phú Yên có điểm xuất phát kinh tế thấp, tiềm lực và lợi thế cạnh tranh chưa cao, khả năng tiếp cận nguồn vốn từ bên ngoài thấp, khiến cho nguy cơ tụt hậu cả về kinh tế và du lịch của Phú Yên so với các tỉnh và cả nước gia tăng. Những mặt hạn chế của tỉnh là:

- Sản phẩm du lịch còn đơn điệu và chưa mang tính đặc thù cao.

- Các hoạt động kinh doanh du lịch chưa có sự đầu tư để tạo thêm nhiều sản phẩm mới.

- Khó có điều kiện mở rộng đầu tư phát triển du lịch do thiếu kinh phí đầu tư và chưa có kinh nghiệm nhiều về phát triển du lịch sinh thái.

- Lực lượng lao động phục vụ cho ngành du lịch còn nhiều hạn chế cả về số lượng và chất lượng.

- Một số điểm du lịch làm mất lòng tin nơi khách hàng vì tình trạng chặt, chém khách du lịch từ nơi xa đến.

- Đường đến một số điểm tham quan còn gặp nhiều khó khăn do cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch chưa phát triển kịp tốc độ phát triển của du lịch. Ngoài ra, Phú Yên đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, các vấn đề xã hội và đặc biệt là vấn đề biến đổi khí hậu. Phú Yên là tỉnh có lực lượng lao động trẻ nhưng còn yếu về nhận thức và kinh nghiệm, chưa hoặc ít được đào tạo chính quy sẽ làm ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng dịch vụ du lịch đối với một ngành đòi hỏi dịch vụ chất lượng cao.

Thường xuyên bị các sự cố về thiên tai như hạn hán và lũ lụt. Địa hình bị chia cắt mạnh do nhiều đèo dốc, sông, suối. Kinh phí đầu tư cho hạ tầng giao thông thủy lợi nhiều và thường xuyên bị tác động xấu qua các mùa mưa bão, ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động du lịch.

Những khó khăn trên, đối với việc phát triển du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên cần được nghiên cứu, xác định và tháo gỡ khắc phục dần từng bước. Không nên vội vàng, hấp tấp mà khắc phục một cách sơ sài, chủ quan, thiếu suy nghĩ.

2.3.3. Cơ hội

Phú Yên nằm kề các tỉnh Tây Nguyên, giao thông đi lại thuận tiện, tạo cho tỉnh có điều kiện trong xây dựng để trở thành cửa ngõ ra biển Đông của các tỉnh Tây Nguyên. Ngoài ra, các tỉnh Tây Nguyên thuộc vùng tam giác phát triển kinh tế trong vùng đã hình thành các cửa khẩu quốc tế: Bờ Y (Kon Tum); Đức Cơ (Gia Lai) tạo cơ hội cho Phú Yên dễ dàng tiếp cận và kết nối với thị trường du lịch Lào, Đông Bắc Thái Lan và Campuchia. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- 72 -

Nhiều dự án, chương trình phát triển các ngành kinh tế có liên quan đến hoạt động du lịch như xóa đối giảm nghèo, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, phát triển khu kinh tế,... được các Bộ, Ngành ở Trung ương triển khai trên địa bàn tỉnh có ảnh hưởng tích cực đến du lịch nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung, tạo cơ hội cho Phú Yên trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại dịch vụ, phát triển du lịch sinh thái của tiểu vùng và là cửa ngõ lối ra hướng đông cho các tỉnh khu vực Tây nguyên và các vùng lân cận.

Ngoài ra, Phú Yên còn được xem là một thị trường tiềm năng cho thị trường khách quốc tế lớn khi đến với Việt Nam. Thị trường ASEAN là thị trường tiềm năng của du lịch sinh thái Phú Yên vì xu hướng khách đi lại trong tỉnh vẫn không thay đổi. Hơn nữa, giá cả hợp với mức thu nhập của người dân ở các nước này, điều kiện đi lại trong khu vực ngày một dễ dàng hơn.

Đối với du lịch sinh thái Việt Nam nói chung và Phú Yên nói riêng thì thị trường các nước Đông Dương và ASEAN (chủ yếu là Lào, Đông Bắc Thái Lan, Campuchia) sẽ là thị trường hết sức quan trọng. Vì vậy, cần hướng tới khai thác qua các chương trình du lịch chung của các quốc gia trong khu vực, du lịch caravan. Tóm lại: Phú Yên có nhiều cơ hội để quảng bá hình ảnh về những danh lam thắng cảnh của tỉnh thông qua nhiều hình thức. Cơ sở hạ tầng được xây dựng khá hoàn thiện và đồng bộ. Doanh thu về du lịch không ngừng tăng lên theo thời gian. 2.3.4. Thách thức

Tài nguyên phong phú đa dạng, song trữ lượng thấp; không đảm bảo cho khai thác sử dụng lâu dài với quy mô lớn, điều này kém hấp dẫn trong việc thu hút các nhà đầu tư. Bên cạnh đó Phú Yên chưa tạo ra được những đặc điểm nổi trội, sản phẩm du lịch nhìn chung còn đồng dạng với các tỉnh trong khu vực.

Quá trình hội nhập mở cửa của Việt Nam vào thị trường du lịch của khu vực và thế giới sẽ đặt các doanh nghiệp du lịch trước sự cạnh tranh không cân sức.

Thị trường ASEAN được xem là thị trường tiềm năng của du lịch sinh thái Phú Yên. Tuy nhiên, thị trường này cũng có những đòi hỏi cao như giá rẻ, dịch vụ chất lượng, hiệu quả, mặt hàng phong phú phù hợp với ý thích mua sắm, đồng thời

các sản phẩm du lịch phải khác và có nét riêng biệt so với sản phẩm ở nước họ, tránh sự nhàm chán, lặp lại giữa các nước trong khu vực.

Thiếu nguồn vốn và nguồn nhân lực, thiếu cơ chế chính sách xã hội phát triển du lịch sinh thái để thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài.

Với sự hình thành vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (phía Bắc), Khánh Hòa (phía Nam) đang trên đà phát triển mạnh, đặt ra nhiều yếu tố bất lợi về lợi thế cạnh tranh. Phú Yên nằm gần các trung tâm công nghiệp, thương mại và dịch vụ du

Một phần của tài liệu phát triển du lịch sinh thái tỉnh phú yên thực trạng và giải pháp (Trang 70 - 132)