Khả năng liên kết

Một phần của tài liệu phát triển du lịch sinh thái tỉnh phú yên thực trạng và giải pháp (Trang 96 - 98)

7. Cấu trúc đề tài

3.2.3.4. Khả năng liên kết

Khả năng liên kết được hiểu là liên kết giữa các địa phương trong tỉnh, giữa tỉnh Phú Yên với các tỉnh lân cận và các tỉnh trong nước, khu vực quốc tế.

Nhu cầu phát triển du lịch vùng biên giới không lớn so với đầu tư phát triển các lĩnh vực khác, tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế chung cả nước còn khó khăn, còn vận dụng nhiều giải pháp huy động vốn khác nhau từ nhiều nguồn khác nhau.

Tập trung đầu tư nguồn ngân sách tỉnh Phú Yên theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm làm cơ sở kích thích phát triển du lịch sinh thái. Ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tại các khu du lịch, điểm du lịch quốc gia, các tiềm năng ở các vùng sâu vùng xa; đầu tư bảo vệ, tôn tạo tài nguyên, môi trường tại các khu du lịch, đầu tư cho công tác xúc tiến quảng bá và phát triển nguồn nhân lực du lịch. Cơ cấu vốn đầu tư từ ngân sách như sau:

Xây dựng cơ sở hạ tầng trong các khu du lịch, chiếm khoảng 20%.

Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên, môi trường tại các khu du lịch, chiếm khoảng 7%. Quảng bá và xúc tiến du lịch chiếm khoảng 3%.

- 92 -

Kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài thông qua các dự án:

Vốn đầu tư trực tiếp (FDI): Có quy hoạch kêu gọi nguồn vốn FDI ít nhất hai năm một lần, tổ chức Hội nghị kêu gọi đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực du lịch. Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đối với các dự án thuộc lĩnh vực tỉnh ưu đãi.

Kêu gọi nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), đặc biệt là từ ba nhà tài trợ lớn là Ngân hàng Phát Triển Thế Giới (WB); Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB); tài trợ của Chính phủ Nhật Bản. Nguồn tài trợ này chủ yếu đầu tư vào cơ sở hạ tầng phát triển du lịch các quốc lộ trong tỉnh; trục giao thông chính; hệ thống đường, cấp điện, cấp nước vào các khu, điểm du lịch quốc gia.

Tăng tỷ lệ điều tiết từ các nguồn thu từ hoạt động du lịch:

Hàng năm tỉnh Phú Yên cần bố trí thỏa đáng nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch tổng chi ngân sách địa phương và những khoản thu vượt kế hoạch của toàn bộ các ngành kinh tế do địa phương thu, để dùng những khoản thu đó vào việc đầu tư cơ sở hạ tầng và xúc tiến quảng bá du lịch và các hoạt động khác của ngành.

Huy động vốn đầu tư của các doanh nghiệp và các tổ chức khác

Tạo điều kiện, cung cấp thông tin để các doanh nghiệp đầu tư vào các cơ sở kinh doanh nhà nghỉ, lữ hành, khu vui chơi giải trí,… theo quy hoạch phát triển du lịch của địa phương; các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư toàn bộ hay tham gia đầu tư, hình thành các cơ sở đào tạo chuyên môn nghiệp vụ du lịch dân lập, bán công, phù hợp với xu hướng xã hội hóa đào tạo của ngành du lịch tỉnh nhà.

Đóng góp của cộng đồng

Thực hiện xã hội hóa phát triển du lịch để thu hút sự tham gia và phát huy sự đóng góp của cộng đồng bằng các nguồn lực khác nhau (vốn, lao động), khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động du lịch dưới các hình thức khác nhau; thực hiện xã hội hóa đầu tư bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh, các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch sinh thái.

Thực hiện lồng ghép các chương trình các dự án có liên quan.

Tăng cường sự phối hợp giữa các Bộ, Ngành ở Trung ương để thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án của các ngành khác có liên quan với phát triển du lịch để giảm bớt những khó khăn về vốn của địa phương. Các chương trình nuôi trồng thủy sản, khôi phục và phát triển làng nghề thủ công truyền thống của tỉnh Phú Yên.

Một phần của tài liệu phát triển du lịch sinh thái tỉnh phú yên thực trạng và giải pháp (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)