Quảng bá, xúc tiến sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu phát triển du lịch sinh thái tỉnh phú yên thực trạng và giải pháp (Trang 86 - 96)

7. Cấu trúc đề tài

3.2.3.3. Quảng bá, xúc tiến sản phẩm du lịch

Phú Yên là tỉnh có số dân tương đối đông (dân số là 861.993 người theo điều tra dân số 1/4/2009) và hàng năm tỉnh Phú Yên thu hút được một lượng lớn du khách trong cả nước về đây học tập, làm việc, tham quan, giải trí,... đều này đã tạo nên lợi thế không nhỏ đối với du lịch sinh thái của tỉnh. Do vậy, cần tăng cường các hoạt động quảng cáo và xúc tiến sản phẩm du lịch của tỉnh Phú Yên.

Công tác tuyên truyền quảng bá về du lịch cần được quan tâm và tích cực thực hiện. Đặc biệt tại các cuộc Hội chợ triển lãm, Hội thi về du lịch do Tổng cục Du lịch tổ chức, ngành du lịch Phú Yên đã tham gia và thu về được những kết quả đáng mừng. Giới thiệu cho du khách trong nước và quốc tế về hình ảnh thiên nhiên, những danh lam thắng cảnh, tour và tuyến du lịch, vẻ đẹp truyền thống của con người Phú Yên.

Đồng thời không ngừng chỉ đạo các ngành chức năng tổ chức các hoạt động thiết thực tại địa phương để quảng bá hình ảnh tỉnh Phú Yên bằng việc khôi phục, duy trì và tổ chức với quy mô, chất lượng ngày càng cao một số lễ hội văn hóa truyền thống như: Lễ hội đua thuyền đầm Ô Loan, sông Chùa, lễ hội đập Đồng Cam, lễ dâng hương đền thờ Lê Thành Phương, Lương Văn Chánh, lễ hội Cầu ngư, hội bài chòi, đêm thơ Nguyên tiêu trên Núi Nhạn, hội hoa xuân thành phố Tuy Hòa, lễ hội cồng chiêng các dân tộc thiểu số, hội đua ngựa Gò Thì Thùng (An Xuân),… Ngoài ra, tỉnh Phú Yên nên thường xuyên đăng tải các thông tin quảng bá về du lịch sinh thái Phú Yên trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo, đài Trung ương và địa phương, tờ rơi, tập gấp và trên trang thông tin điện tử của ngành. Với những việc làm cụ thể như trên sẽ tạo được tiếng nói và nhận thức khá đồng bộ về du lịch sinh thái Phú Yên góp phần đáng kể trong việc thu hút các nhà đầu tư, khách tham quan du lịch đến với tỉnh.

Công tác xúc tiến du lịch: Đã tổ chức được hai hội nghị xúc tiến đầu tư tại thành TP.HCM vào tháng 4/2003 và tháng 3/2005 đã giới thiệu tiềm năng kinh tế và cơ hội đầu tư vào tỉnh Phú Yên. Ký kết các văn bản hợp tác phát triển kinh tế với TP.HCM, các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Đăk Lăk, Gia Lai, trong đó chú trọng

- 82 -

đến hợp tác, liên kết phát triển du lịch. Tỉnh cũng đã tổ chức các đoàn công tác nước ngoài như: Khối EU, ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc,… để nghiên cứu, quảng bá giới thiệu tiềm năng kinh tế và kêu gọi đầu tư vào Phú Yên; tham gia một số hội chợ triển lãm quốc tế tổ chức trong nước như: Hội chợ triển lãm Triển vọng Việt Nam năm 2001, 2002, hội chợ triển lãm Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2001 và hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam năm 2004. Chất lượng các cuộc hội chợ, triển lãm hàng năm tại tỉnh được đầu tư và nâng cao, góp phần thúc đẩy công tác xúc tiến thương mại và quảng bá du lịch. (Nguồn: Sở VHTTDL Phú Yên)

Thứ nhất, chú trọng xây dựng các ấn phẩm quảng bá du lịch như trên bản đồ du lịch Phú Yên, album ảnh du lịch, đĩa phim tư liệu khám phá Phú Yên, các tập gấp giới thiệu các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh cấp quốc gia như: Căn cứ của tỉnh Phú Yên trong kháng chiến chống Mỹ, núi Đá Bia, Mũi Điện - Bãi Môn; làm các ấn phẩm túi xách giấy, tờ gấp quảng bá đường bay; nâng cấp website du lịch của tỉnh như “Du lịch Phú Yên”; đĩa CD-Rom về tiềm năng kinh tế, cơ hội đầu tư vào tỉnh Phú Yên, đĩa CD-Rom website du lịch Phú Yên, sách du lịch, sách cẩm nang xúc tiến thương mại du lịch, tập gấp bản đồ du lịch Phú Yên; Các phim tài liệu về du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên như “Nơi ấy Phú Yên”, “Dừng chân nơi Đèo Cả”, “Sông Đà Rằng - Dòng sông quê hương”.

Thứ hai, tập trung tham gia một số cuộc triển lãm, hội nghị cụ thể như: Triển lãm Bất động sản, Triển lãm Du lịch quốc tế (ITE-HCMC 2009) tại TP.HCM, Hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch tại Hà Nội; Đêm Văn hóa, Du lịch và ẩm thực biển nhằm quảng bá du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên đến với các nhà đầu tư, du khách trong và ngoài nước; Tham gia chương trình ấn tượng Việt Nam của Tổng cục Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức triển khai chương trình giảm giá dịch vụ nhằm tăng cường thu hút khách du lịch đến Phú Yên bằng đường hàng không theo tuyến Hà Nội - Tuy Hòa, kết quả đã có 16 đơn vị tham gia cam kết giảm từ 30-50% giá các dịch vụ khách có vé lên máy bay tuyến Hà Nội - Tuy Hòa.

Thứ ba, quảng bá du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên qua báo, đài, tạp chí du lịch, tivi, radio và một số phương tiện thông tin khác cụ thể như phối hợp quảng bá du lịch Phú Yên trên chương trình “Việt Nam - Vẻ đẹp tiềm ẩn”, “Chương trình Đất nước - Con người - Du lịch” của Đài truyền hình Việt Nam; Tạp chí Du lịch và giải trí, Trung tâm truyền hình Việt Nam tại Phú Yên.

Thứ tư, thu hút vốn đầu tư trong nước và quốc tế nhằm tăng cường công tác quảng bá và xúc tiến du lịch trong nước và quốc tế để mở rộng thị trường, kêu gọi đầu tư và thu hút khách du lịch. Cần tập trung xây dựng thương hiệu du lịch “Phú Yên – Thiên đường biển đảo bên bờ Thái Bình Dương” hay “Phu Yen – A Paradise of Green and Clean Beaches” trong nước và quốc tế.

Thứ năm, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, tour du lịch sinh thái quảng bá hình ảnh của tỉnh: Tập trung chú trọng đến các dịch vụ, chương trình du lịch gắn với biển đảo như tắm biển, nghỉ dưỡng biển, các trò chơi biển như lặn biển, lướt sóng, nhảy dù, kayak,... tại các khu vực như Vịnh Xuân Đài, Vũng Lắm, Vũng Rô và nhiều đảo nhỏ gần bờ như Hòn Chùa, Hòn Lao Mái Nhà, Hòn Dứa, Hòn Nưa,... các bãi tắm đẹp như Bãi Tiên, Bãi Môn, Bãi Xép, Bãi Nồm, Bãi Bàng, Bãi Từ Nham,... và tại các gành đá nổi tiếng như Gành Đá Đĩa, Gành Đỏ, Gành Dưa, Gành Yến,... đặc biệt là tại Mũi Điện (Mũi Kê Gà, Mũi Đại Lãnh) với ngọn hải đăng cổ là điểm cực Đông của dải đất liền Việt Nam.

Tỉnh cần qui hoạch chi tiết và lựa chọn dự án đầu tư thích hợp cho từng khu vực như khu nghỉ dưỡng phục vụ khách cao cấp, các bãi biển và khu nghỉ dưỡng phục vụ đại chúng nhân dân,...

Bên cạnh đó cần xây dựng nhiều hơn những sản phẩm du lịch văn hóa dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần bảo lưu, giữ gìn được truyền thống, phong tục tập quán riêng của mỗi dân tộc, các loại hình du lịch cần được quảng bá:

Du lịch tham quan chiến trường xưa: Vũng Rô - bến tàu không số gắn với Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển huyền thoại, Đường số 7 (nay là Quốc lộ 25) và

- 84 -

đoạn cuối Đường số 5 (nay là ĐT 645) những nơi từng diễn ra hàng loạt trận đánh ác liệt trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước,...

Du lịch tham quan các di tích lịch sử văn hóa, nghệ thuật kiến trúc danh lam thắng cảnh, trong đó có nhiều di tích được xếp hạng cấp quốc gia là nguồn tài nguyên có giá trị rất lớn đối với hoạt động du lịch văn hóa: Núi Nhạn - Sông Đà Rằng, Chùa Từ Quang (Đá Trắng), Gành Đá Đĩa,...

Hình 3.1: Tháp Nhạn

(Nguồn: Tác giả)

Du lịch lễ hội là loại hình du lịch giúp du khách được tận mắt chứng kiến, tham gia vào các lễ hội khác nhau và khám phá những nét văn hóa cộng đồng, những giá trị văn hóa truyền thống, đặc trưng của cộng đồng các dân tộc: Kinh, Ba Na, Ê Đê, Chăm H’Roi,... được thể hiện sinh động qua các lễ hội: Lễ hội đập Đồng Cam (huyện Phú Hòa), lễ đón con trai về nhà gái (huyện Sông Hinh), lễ hội cầu Ngư (huyện Tuy An), lễ hội mừng lúa mới của đồng bào dân tộc Ê Đê, lễ hội đâm trâu, lễ bỏ mã, Quại PôK Ai (lễ hội mừng sức khỏe) của đồng bào dân tộc Chăm H’Roi (huyện Đồng Xuân), lễ hội đền Lê Thành Phương (huyện Tuy An), lễ hội Tết Nguyên Tiêu (TP.Tuy Hòa), lễ mừng sức khỏe (huyện Đồng Xuân), đua thuyền Đầm Ô Loan của cư dân vùng biển,... và nhiều loại nhạc độc đáo như: Cây sáo

Đinh Buốc cho ùk”, “Đàn Goong”, “Đàn Pi Tắt”, “Đàn K’ny” và “Đàn T’rưng”, cùng những giai điệu cồng chiêng, trống đôi, trống cái, “Chiêng Trum”, “Chiêng Mu hum”, đàn đá Tuy An, kèn đá An Thọ.

Hình 3.2: Đàn đá Tuy An

- 86 -

Hình 3.3: Đua thuyền ở Đầm Ô Loan

(Nguồn: Tác giả)

Du lịch tâm linh: Chùa Bảo Sơn Thiên Hải, Chùa Thiên Hương Tổ khai sơn Húy Thiệt Lãm, Chùa Châu Lâm Tổ khai sơn Húy Phật Đoan, Chùa Từ Quang ( Đá Trắng), Chùa Bảo Tịnh Tổ khai sơn Húy Thiệt Diệu Liễu Quán,...

Hình 3.4: Chùa Từ Quang

Hình 3.5: Chùa Thanh Lƣơng

(Nguồn: http://baophuyen.com.vn)

Du lịch ẩm thực truyền thống để du khách thưởng thức các đặc sản của địa phương với các món đặc sản như gỏi sứa, bánh tráng, ốc nhảy Sông Cầu, cua huỳnh đế, ghẹ Đầm Cù Mông, gà nướng Sông Cầu, khô bò Sơn Hòa, cá ngừ đại dương, tôm hấp nước dừa, sò huyết Ô Loan, cá bống kho tộ, gỏi cá mai, gỏi cá mương Tuy An; chả Dông, mắn cá thu Tuy Hòa,... thực sự hấp dẫn du khách bốn phương.

Hình 3.6: Cua Huỳnh Đế

- 88 -

Du lịch làng nghề truyền thống để du khách chứng kiến các nghệ nhân làm nên những sản phẩm độc đáo mang sắc thái riêng của mỗi dân tộc tại tỉnh Phú Yên.

Du lịch cộng đồng: Tại những nơi chưa phát triển tốt cơ sở hạ tầng du lịch cần quan tâm phát triển loại hình du lịch cộng đồng, homestay, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, các bản làng dân tộc thiểu số, để góp phần phát triển kinh tế xã hội.

Du lịch sinh thái: Tại các khu du lịch sinh thái, các khu vực thiên nhiên môi trường còn được bảo vệ tốt, các vùng làng quê và đặc biệt là các khu bảo tồn thiên nhiên như Krông - Trai.

Du lịch thể thao mạo hiểm: Lặn biển, dù bay, băng rừng, lội suối,...

Hình 3.7: Vực Phun

Du lịch mua sắm: Nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm của khách du lịch, Phú Yên là một trong những cửa ngõ của Tây Nguyên ra biển, nếu được quan tâm và đầu tư cũng như kết hợp tốt với những loại hình du lịch khác thì du lịch mua sắm hoàn toàn có cơ sở để phát triển tốt.

Du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh: Bên các khu nghỉ dưỡng biển là các khu suối nước nóng, lạnh chắc chắn sẽ thu hút một lượng khách không nhỏ đến nghỉ dưỡng chữa bệnh trong thời gian không xa nếu được đầu tư và định hướng đúng cách.

Hình 3.8: Suối nƣớc khoáng Phú Sen

(Nguồn: http://baophuyen.com.vn)

Hình 3.9: Cao nguyên Vân Hòa

- 90 -

Hình 3.10: Suối nƣớc nóng Triêm Đức

(Nguồn: http://baophuyen.com.vn)

Hình 3.11: Suối Lạnh

MICE: Là loại hình du lịch kết hợp với hội nghị, hội thảo có rất nhiều cơ hội phát triển nếu cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch của Phú Yên đáp ứng được yêu cầu.

Nhìn chung, công tác xúc tiến quảng bá của du lịch Phú Yên thời gian qua đã có nhiều cố gắng, hoạt động xúc tiến đã được triển khai toàn diện hơn, đã giúp cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đến tìm hiểu, nghiên cứu đầu tư phát triển du lịch sinh thái tại Phú Yên. Tuy nhiên vẫn ở trong phạm vi hẹp, công nghệ chưa cao, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa biết được lợi ích của công tác xúc tiến quảng bá du lịch đối với sự nghiệp phát triển du lịch sinh thái. Kinh phí dành cho quảng bá, xúc tiến du lịch chủ yếu từ nguồn Ngân sách của tỉnh nên hoạt động du lịch chưa đáp ứng được so với ưu cầu đặt ra, hiệu quả kinh tế đem lại còn thấp. Vì thế chưa tạo được những sản phẩm du lịch hấp dẫn, có chất lượng để thu hút khách du lịch.

Một phần của tài liệu phát triển du lịch sinh thái tỉnh phú yên thực trạng và giải pháp (Trang 86 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)