Thực trạng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên

Một phần của tài liệu phát triển du lịch sinh thái tỉnh phú yên thực trạng và giải pháp (Trang 50 - 132)

7. Cấu trúc đề tài

2.1.Thực trạng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên

Ngành du lịch tỉnh Phú Yên trong những năm gần đây đã đạt được những kết quả tương đối cao, cơ sở hạ tầng được chú trọng đầu tư, chất lượng dịch vụ được nâng cao, sản phẩm du lịch cũng vì thế mà đa dạng và phong phú hơn. Ngành du lịch của tỉnh nhà cũng đã có những thay đổi theo hướng tích cực, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư.

Năm 2000 Phú Yên đón được 35.011 lượt khách tham quan, thu nhập ước tính đạt 12,4 tỷ đồng. Năm 2009, đón được 231.000 lượt khách tham quan trong đó khách du lịch quốc tế chiếm 8.100 lượt tham quan, ước tính thu nhập du lịch của năm 2009 đạt 253,8 tỷ đồng.

(Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên)

Với tốc độ tăng trưởng đáng khích lệ về lượng khách cũng như thu nhập và GDP du lịch thì cơ cấu kinh tế của tỉnh cũng được thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ và giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp. Theo số liệu thống kê trong “Niên giám thống kê tỉnh Phú Yên năm 2000” thì giá trị tăng thêm ngành du lịch so với năm 1994 chiếm 3,79% tổng GDP của tỉnh. Năm 2005 chiếm 3.06% tổng GDP của tỉnh và năm 2008 tương ứng là 3,58%.

Cơ cấu GDP dịch vụ từ năm 2005 - 2008 chiếm khoảng từ 34,1 đến 35,9% trong tổng GDP toàn tỉnh, chứng tỏ kinh tế dịch vụ nắm giữ một vị trí quan trọng.

Theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Yên thì vào năm 2015 tỷ trọng GDP du lịch và dịch vụ trong tổng GDP sẽ đạt 37% - 39 . Và đến năm 2020 theo ước tính sẽ đạt 42,5 trong cơ cấu kinh tế chung. Điều đó khẳng định vị trí quan trọng của các ngành dịch vụ nói chung và du lịch nói riêng đối với nền kinh tế của tỉnh Phú Yên.

- 46 -

Hình 2.1: Bản đồ du lịch Phú Yên

(Nguồn:http://phuyentourism.gov.vn)

2.1.1. Các loại hình du lịch sinh thái hiện nay của tỉnh

Trong vài năm gần đây, cùng với xu thế hội nhập kinh tế. Ngành công nghiệp “không khói” của tỉnh Phú Yên đã và đang có nhiều bước phát triển mới. Để tiếp tục thu hút lượng khách lớn tới tham quan tại các địa điểm du lịch trong khu

vực tỉnh Phú Yên nói chung và du lịch sinh thái nói riêng thì yêu cầu ngành du lịch cần có sự đa dạng các loại hình du lịch kết hợp với các yếu tố du lịch sẵn có làm tiền đề cho sự phát triển. Có thể là những bước đi dài nhưng là những bước đi cần thiết.

Tỉnh Phú Yên là vùng đất có bề dày về lịch sử và văn hóa, là vùng đất có lịch sử đấu tranh hào hùng và hiện nay còn lưu giữ được nhiều những di tích văn hóa lịch sử có giá trị như những di tích cách mạng, nhà cổ, đình, chùa,…

Hiện nay các hướng khai thác du lịch của tỉnh Phú Yên chủ yếu là:

- Du lịch gắn với các tài nguyên du lịch nhân văn - Du lịch gắn với các tài nguyên du lịch tự nhiên

- Du lịch gắn với đô thị

Với vị trí quan trọng của Phú Yên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng duyên hải Miền Trung và Tây Nguyên, cũng như vị trí địa lý và giao lưu thuận lợi phát triển sẽ đảm bảo cho sự phát triển không gian du lịch “mở” cho phép tổ chức các tuyến du lịch liên vùng, liên quốc gia hấp dẫn với nhiều loại hình du lịch và các sản phẩm du lịch phong phú độc đáo. Phú Yên có nhiều lợi thế để phát triển loại hình du lịch sinh thái. Với những bãi biển cát trắng mịn đẹp dọc lãnh thổ Phú Yên như: Bãi biển thành phố Tuy Hòa, Long Thủy, Từ Nham, Bãi Môn - Mũi Điện,…

Ngoài ra, Phú Yên còn sở hữu những thắng cảnh đẹp như: Khu bảo tồn thiên nhiên Krông - Trai, Vịnh Xuân Đài, Vịnh Vũng Rô - Đèo Cả, Gành Đá Đĩa, Núi Nhạn, Núi Đá Bia (còn gọi là Thạch Bi Sơn), Núi Chóp Chài, Mộ và Đền thờ ông Lương Văn Chánh, Đầm Ô Loan, Đầm Cù Mông, khu di tích Ngân Sơn - Chí Thạnh, di tích khảo cổ quốc gia Thành An Thổ, địa đạo Gò Thì Thùng, di tích lịch sử quốc gia Đường Số 5, Đập Đồng Cam, nhà thờ Mằng Lăng, Chùa Từ Quang (chùa Đá Trắng),…

Các loại hình du lịch sinh thái ở tỉnh Phú Yên hiện nay là: Du lịch tham quan tìm hiểu - khám phá, du lịch tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch xanh, du lịch văn hóa - lịch sử,…

- 48 -

Hình 2.2: Bãi Môn – Mũi Điện

(Nguồn: Tác giả)

Du lịch tham quan tìm hiểu - khám phá: Là loại hình khá được ưa chuộng ở

tỉnh Phú Yên do đặc điểm về địa hình, thiên nhiên hoang dã, sơ khai. Do nhu cầu muốn tự mình chinh phục, khám phá, muốn trải nghiệm của du khách thập phương,… Đến với Phú Yên du khách sẽ có dịp tự mình trải nghiệm những điều kì diệu từ thiên nhiên, những khoảng lặng của tâm hồn mình.

Hình 2.3: Núi Đá Bia

- 50 -

Du lịch biển đảo: Khám phá đại dương tìm hiểu những sinh vật lạ, thỏa mãn

trí tò mò về đại dương bao la của du khách tham quan.

Hình 2.4: Rạn San Hô

2.1.2 Các tuyến du lịch sinh thái (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuyến du lịch là lộ trình nối các điểm du lịch, khu du lịch, các cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn liền với hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy,...và tổ chức trung tâm du lịch. Các tuyến du lịch thường được tổ chức từ các trung tâm du lịch đến các điểm du lịch trên địa bàn. Việc xác định các tuyến du lịch cần phải dựa vào một số tiêu chuẩn nhất định như:

- Tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) và tính hấp dẫn của chúng. - Các khu nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí và khả năng đáp ứng nhu cầu của

khách du lịch.

- Tình trạng cơ sở hạ tầng (trước hết là mạng lưới giao thông) đến các điểm du lịch, khả năng đảm bảo điện, nước, thông tin liên lạc tại các cơ sở lưu trú, trên các tuyến, điểm tham quan du lịch.

- Sự trong sạch của môi trường.

- Khả năng bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội.

- Khả năng điều hành và cung ứng các dịch vụ du lịch với du khách.

Các tiêu chuẩn cơ bản trên đây sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với thời gian du lịch dài hay ngắn của du khách đối với từng tuyến du lịch cụ thể. Tuy nhiên, việc xác định các tuyến du lịch còn mang tính tương đối, ngoại trừ du lịch theo tour cố định. Ngay trong vấn đề khách đi tour cố định cũng còn phụ thuộc vào khả năng đầu tư xây dựng theo quy hoạch, cải thiện các điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật.

1.Các tuyến du lịch nội tỉnh.

a. Tuyến đường bộ

Tuyến du lịch tham quan nội thành, thành phố Tuy Hòa.

Thành phố Tuy Hòa nằm ở phía đông tỉnh Phú Yên có đường bờ biển dài trên 10km, phía Bắc giáp huyện Tuy An, phía Nam giáp huyện Tuy Hòa, phía Tây giáp huyện Phú hòa là nơi tập trung các cơ quan đầu não của tỉnh và rất nhiều cơ sở công nghiệp, thương mại và dịch vụ, là đầu mối giao thông đường bộ, đường sắt và là nơi tập trung dân cư đông nhất của tỉnh Phú Yên.

- 52 -

Lộ trình: Tháp Nhạn - Sông Ba - Cầu Đà Rằng - Bãi biển thành phố Tuy Hòa - Núi Chóp Chài - Làng hoa Bình Kiểng - Chùa Bảo Lâm - Chùa Bảo Tịnh - Chùa Hồ Sơn - Khu du lịch Gió Chiều - Khu du lịch Đá Bàn.

Tuyến này phục vụ khách tham quan, tìm hiểu các di tích, danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố; tham quan các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; thưởng thức các chương trình văn hóa văn nghệ, dân ca bài chòi, hò khoan, hò bá trạo, biểu diễn nhạc cụ dân tộc: Kèn đá, đàn đá, trống đôi - cồng ba - chiêng năm,...

Thời gian cho tuyến du lịch trên là một ngày.

Tuyến du lịch Tuy Hòa - Tuy An - Thị xã Sông Cầu - Đồng Xuân.

Lộ trình: Bãi biển Long Thủy và đảo Hòn Chùa - Bãi Xép - Rừng dương Thành Lồi - Đầm Ô Loan - Đầm Cù Mông - Vịnh Xuân Đài - Đền thờ Lê Thành Phương - Ghềnh Đá Dĩa - Nhà thờ Mằng Lăng - Thành An Cổ - Địa đạo Gò Thì Thùng - Chùa Đá Trắng - Làng nghề nước mắm Gành Đỏ - Vũng Lắm - Các khu du lịch Hòn ngọc Bãi Tràm, Bãi Bầu, Bãi Nồm - Vũng Lắm - Nước khoáng Triêm Đức - Thị trấn La Hai - Nước khoáng Trà Ô - Thăm một số bản làng dân tộc thiểu số và hồ chứa nước Phú Xuân,...

Đây là một tuyến du lịch tổng hợp văn hóa sinh thái. Tham gia tuyến du lịch này khách du lịch có cơ hội thưởng thức đặc sản từ Đầm Cù Mông, Vịnh Xuân Đài.

Thời gian cho tuyến du lịch này là từ hai cho đến ba ngày.

Tuyến Tuy Hòa - Vũng Rô - Đèo Cả (Đông Hòa).

Lộ trình: Tuy Hòa - Hòa Xuân Nam - Hòa Tâm - Tuy Hòa.

Tính chất: Đây là một chuyến du lịch tham quan tổng hợp. Tham gia chương trình du lịch này du khách có cơ hội thưởng thức các giá trị sinh thái đặc trưng của rừng Bắc Đèo Cả và hệ sinh thái biển tại Vũng Rô.

Thời gian cho tuyến du lịch là hai ngày.

Ngày 1: Leo Núi Đá Bia, thắng cảnh Vũng Rô, tham quan Bãi Môn – Mũi Điện và ngọn Hải Đăng, tham gia hoạt động thể thao tại khu du lịch Đập Hàn, tắm biển tại Bãi Tiên, Bãi Bàng, Bãi Cốc,…

Ngày 2: Tham quan rừng cấm Bắc Đèo Cả, thắng cảnh Biển Hồ và khung cảnh làng quê Hòa Xuân Nam.

Tuyến Tuy Hòa - Phú Hòa - Sơn Hòa.

Lộ trình: Cao nguyên Vân Hòa - Khu căn cứ tỉnh ủy Phú Yên và nhà thờ Bác Hồ - Thác Hòa Nguyên - Cầu sông Ba - Di tích nhà tù Trà Kê - Đập Đồng Cam - Nước khoáng Phú Sen - Gành đá Hòa Thắng - Tuy Hòa.

Tính chất: Tuyến du lịch văn hóa lịch sử và du lịch làng quê Phú Yên. Thời gian tham quan cho tuyến này hai ngày.

Đối tượng tham quan: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngày 1: Hồ thủy điến sông Ba, khu bảo tồn thiên nhiên Krông - Trai, làng dân tộc Banar.

Ngày 2: Thủy điện Sông Hinh, làng dân tộc Êđê và Banar, thắng cảnh thác H’Ly, suối Mây, thăm đập Đồng Cam.

b. Tuyến đường thủy

Tuy hòa - Sông Đà Rằng - Sông Ba: Tuyến du lịch dọc Sông Ba từ Tuy Hòa tham quan theo dọc hai bên bờ sông như thị xã Tuy Hòa, huyện Tuy Hòa, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây cũng là một tuyến du lịch bằng đường thủy đặc biệt hấp dẫn đối với du khách thập phương.

2.Các tuyến du lịch liên tỉnh, khu vực nội địa.

Tuy Hòa - Quy Nhơn - Đà Nẵng - Huế - Quảng Bình. Tuy Hòa ( Phú Yên) - Nha Trang - Ninh Chữ - Tuy Hòa. Tuy Hòa ( Phú Yên) - Gia Lai _ đi các tỉnh Tây Nguyên. Tuyến đường sông Phú Yên - Gia Lai trên sông Ba.

3. Tuyến du lịch quốc gia, quốc tế.

Tuyến Quốc lộ 1A chạy qua Phú Yên.

- 54 -

Tuyến đường biển Hải Phòng - Đà Nẵng - Vũng Rô - Nha Trang - Vũng Tàu.

Tuyến hàng không: Hà Nội - Phú Yên - TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội - Quy Nhơn - TP.Hồ Chí Minh (qua Phú Yên).

4. Tuyến du lịch theo chuyên đề.

Tuyến du lịch chuyên đề biển Phú Yên: Là tuyến du lịch nối với các xã, thôn, các làng chài ven biển Phú Yên với các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, tham quan, sinh thái nông thôn,…

Tuyến du lịch đi xe đạp tham quan, khám phá khung cảnh làng quê nông thôn Phú Yên.

Tuyến du lịch thể thao mạo hiểm, đi bộ dã ngoại, đi xe máy mạo hiểm.

2.1.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm các cơ sở lưu trú, ăn uống, thể thao, vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển và các tiện nghi phục vụ du lịch khác. Đây được xem là yếu tố tạo nên sự độc đáo, sự khác biệt của sản phẩm du lịch, tạo dựng hình ảnh riêng cho một khách sạn, một khu du lịch hay một điểm du lịch, là một trong những tiêu chí cho sự lựa chọn của du khách.

a. Cơ sở lưu trú

Cơ sở lưu trú bao gồm: Khách sạn, nhà nghỉ, motel, làng du lịch, khu du lịch, bungalow,… Việc thiết kế và phát triển các loại hình cơ sở lưu trú hợp lý không những sẽ tạo ra sự độc đáo, hấp dẫn của khu du lịch mà còn nâng cao hiệu quả kinh tế và thu hút được nhiều nguồn đầu tư.

Cùng với xu hướng chung của cả nước hiện nay, do lượng khách quốc tế ngày càng tăng, khách nội địa có nhu cầu đi nghỉ nhiều hơn nên các khách sạn, nhà trọ được xây dựng thêm để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách du lịch. Vì vậy, ngành du lịch Phú Yên cũng không ngừng nâng cấp, xây thêm khách sạn, nhà nghỉ phục vụ khách du lịch. Nhìn chung số lượng khách, nhà nghỉ của các thành phần kinh tế tăng nhanh cả về số lượng, quy mô và phương thức hoạt động.

Tình hình phát triển: Hệ thống cơ sở lưu trú tỉnh Phú Yên trong giai đoạn 2000 - 2009, phát triển với tốc độ khá nhanh. Năm 2000, cả tỉnh có 12 cơ sở lưu trú đi vào hoạt động với 251 buồng và 512 giường, thì đến năm 2005 số cơ sở lưu trú tăng lên 24 cơ sở với 536 buồng và 1.051 giường và tính đến cuối năm 2009 toàn tỉnh có 67 cơ sở với 1.480 buồng và khoảng 2.400 giường. Tốc độ tăng trưởng trung bình cho giai đoạn 2000 - 2009 về cơ sở lưu trú du lịch là 21,1 năm, về số buồng là 21,8 năm và số giường là 18,7 năm. (Nguồn: Sở VHTTDL Phú Yên)

Bảng 2.1: Hiện trạng về cơ sở lƣu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2000 - 2009 Hạng mục 2000 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tăng TB (%) 00-05’ 00’-09’ Tổng số CSLT 12 13 12 15 24 32 35 44 67 14,9 21,1 Tổng số buồng 251 282 301 344 536 739 792 933 1.484 16,4 21,8 Tổng số giường 512 560 602 669 1.051 1.350 1.414 1.691 2.380 15,5 18,7 (Nguồn: Sở VHTTDL Phú Yên)

Năm 2009, toàn tỉnh đã có 67 cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch tăng 23 cơ sở so với đến năm 2008. Trong đó có 41 cơ sở kinh doanh du lịch được thẩm định công nhận loại, hạng theo tiêu chuẩn quy định. Tổng số buồng lưu trú du lịch hiện có là 1.484 buồng với 2.380 giường, trong đó có trên 781 buồng xếp hạng sao đạt tiêu chuẩn đón khách quốc tế tăng 524 buồng, 761 giường so với năm 2008.

Sự phân bố các khách sạn ở Phú Yên nhìn chung là không đồng đều. Có những khu vực phát triển rất nhanh nhưng cũng có những khu vực thì lại không phát triển. Cụ thể như khu vực thành phố Tuy Hòa phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng với 53 cơ sở lưu trú. Khu vực thị xã Sông Cầu có sáu cơ sở lưu trú, huyện Tuy An có bốn cơ sở và huyện Sông Hinh có một cơ sở,… Đến nay, hầu hết các cơ sở lưu trú trên địa bàn đều được tỉnh quan tâm và nâng cao chất lượng. Dịch

- 56 -

vụ phục vụ du lịch cũng được nâng cao hơn trước như: Thiết bị, tiện nghi phục vụ, đào tạo lao động, đa dạng hóa sản phẩm hướng tới tạo nếp và tính chuyên nghiệp

Một phần của tài liệu phát triển du lịch sinh thái tỉnh phú yên thực trạng và giải pháp (Trang 50 - 132)