Thực trạng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái

Một phần của tài liệu phát triển du lịch sinh thái tỉnh phú yên thực trạng và giải pháp (Trang 59 - 64)

7. Cấu trúc đề tài

2.1.3.Thực trạng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm các cơ sở lưu trú, ăn uống, thể thao, vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển và các tiện nghi phục vụ du lịch khác. Đây được xem là yếu tố tạo nên sự độc đáo, sự khác biệt của sản phẩm du lịch, tạo dựng hình ảnh riêng cho một khách sạn, một khu du lịch hay một điểm du lịch, là một trong những tiêu chí cho sự lựa chọn của du khách.

a. Cơ sở lưu trú

Cơ sở lưu trú bao gồm: Khách sạn, nhà nghỉ, motel, làng du lịch, khu du lịch, bungalow,… Việc thiết kế và phát triển các loại hình cơ sở lưu trú hợp lý không những sẽ tạo ra sự độc đáo, hấp dẫn của khu du lịch mà còn nâng cao hiệu quả kinh tế và thu hút được nhiều nguồn đầu tư.

Cùng với xu hướng chung của cả nước hiện nay, do lượng khách quốc tế ngày càng tăng, khách nội địa có nhu cầu đi nghỉ nhiều hơn nên các khách sạn, nhà trọ được xây dựng thêm để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách du lịch. Vì vậy, ngành du lịch Phú Yên cũng không ngừng nâng cấp, xây thêm khách sạn, nhà nghỉ phục vụ khách du lịch. Nhìn chung số lượng khách, nhà nghỉ của các thành phần kinh tế tăng nhanh cả về số lượng, quy mô và phương thức hoạt động.

Tình hình phát triển: Hệ thống cơ sở lưu trú tỉnh Phú Yên trong giai đoạn 2000 - 2009, phát triển với tốc độ khá nhanh. Năm 2000, cả tỉnh có 12 cơ sở lưu trú đi vào hoạt động với 251 buồng và 512 giường, thì đến năm 2005 số cơ sở lưu trú tăng lên 24 cơ sở với 536 buồng và 1.051 giường và tính đến cuối năm 2009 toàn tỉnh có 67 cơ sở với 1.480 buồng và khoảng 2.400 giường. Tốc độ tăng trưởng trung bình cho giai đoạn 2000 - 2009 về cơ sở lưu trú du lịch là 21,1 năm, về số buồng là 21,8 năm và số giường là 18,7 năm. (Nguồn: Sở VHTTDL Phú Yên)

Bảng 2.1: Hiện trạng về cơ sở lƣu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2000 - 2009 Hạng mục 2000 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tăng TB (%) 00-05’ 00’-09’ Tổng số CSLT 12 13 12 15 24 32 35 44 67 14,9 21,1 Tổng số buồng 251 282 301 344 536 739 792 933 1.484 16,4 21,8 Tổng số giường 512 560 602 669 1.051 1.350 1.414 1.691 2.380 15,5 18,7 (Nguồn: Sở VHTTDL Phú Yên)

Năm 2009, toàn tỉnh đã có 67 cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch tăng 23 cơ sở so với đến năm 2008. Trong đó có 41 cơ sở kinh doanh du lịch được thẩm định công nhận loại, hạng theo tiêu chuẩn quy định. Tổng số buồng lưu trú du lịch hiện có là 1.484 buồng với 2.380 giường, trong đó có trên 781 buồng xếp hạng sao đạt tiêu chuẩn đón khách quốc tế tăng 524 buồng, 761 giường so với năm 2008.

Sự phân bố các khách sạn ở Phú Yên nhìn chung là không đồng đều. Có những khu vực phát triển rất nhanh nhưng cũng có những khu vực thì lại không phát triển. Cụ thể như khu vực thành phố Tuy Hòa phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng với 53 cơ sở lưu trú. Khu vực thị xã Sông Cầu có sáu cơ sở lưu trú, huyện Tuy An có bốn cơ sở và huyện Sông Hinh có một cơ sở,… Đến nay, hầu hết các cơ sở lưu trú trên địa bàn đều được tỉnh quan tâm và nâng cao chất lượng. Dịch

- 56 -

vụ phục vụ du lịch cũng được nâng cao hơn trước như: Thiết bị, tiện nghi phục vụ, đào tạo lao động, đa dạng hóa sản phẩm hướng tới tạo nếp và tính chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh, phục vụ khách.

Công suất sử dụng buồng: Theo kết quả điều tra cơ sở lưu trú năm 2005 do Sở Văn hóa thể thao - Du lịch Phú Yên phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch thực hiện thì công suất sử dụng buồng trung bình năm của hệ thống cơ sở lưu trú ở tỉnh Phú Yên đạt 47,6%.

Bảng 2.2: Công suất phòng trung bình của các khách sạn ở Phú Yên

Đơn vị:%

Năm 2000 2001 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Công suất

buồng TB 31,0 32,0 37,0 42,0 36,0 48,0 50,0 50,0 50,0

(Nguồn: Sở VHTTDL Phú yên)

Quy hoạch 1996 dự báo đến năm 2005 công suất sử dụng phòng đạt 61,5% thì trong thực tế chỉ đạt được 36,0 . Vào năm 2010 công suất đạt khoảng 70% thì thực tế đến năm 2009 đã đạt 55,0 . Điều ngày cho thấy giai đoạn 2005 trở lại đây, việc đầu tư phát triển mạng lưới cơ sở lưu trú du lịch của tỉnh cũng đã phần nào đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

Chất lượng cơ sở lưu trú: Hầu hết các cơ sở lưu trú đều đã được quan tâm nâng cao chất lượng dịch vụ như tăng cường trang thiết bị, tiện nghi phục vụ, đào tạo lao động, đa dạng hóa sản phẩm hướng tới tạo nếp và tính chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh, phục vụ khách.

Hiện nay, Phú Yên có 12 cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn một sao với 254 buồng và 426 giường chiếm 17,9% số cơ sở lưu trú, 17,2% số buồng và 17,9% số giường và năm cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn hai sao chiếm 7,5% số cơ sở lưu trú, 17,8% số buồng và 21,3% số giường, một cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn năm sao khách sạn Cendeluxe và 22 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn.

Trong năm 2009, ngành du lịch Phú Yên cũng đã hướng dẫn các cơ sở lưu trú làm thủ tục đề nghị công nhận loại hạng và tổ chức đã thẩm định 20 cơ sở lưu

trú, đã quyết định công nhận một khách sạn hai sao, một khách sạn một sao, ba nhà nghỉ du lịch. Một số cơ sở lưu trú đang tiếp tục được đầu tư và nâng cấp theo tiêu chuẩn của bộ khoa học về loại hạng cơ sở lưu trú du lịch. Từ tháng 12/2009 đến nay đã có thêm sáu cơ sở lưu trú được đưa vào sử dụng với tổng số 233 phòng và 311 giường, trong đó đáng chú ý là khách sạn Sài Gòn - Phú Yên của Tổng công ty Du lịch Sài Gòn và khách sạn Long Beach là những cơ sở được đầu tư trang thiết bị hiện đại. Mặc dù chưa được xếp hạng, nhưng những cơ sở này đã góp phần làm phong phú thêm hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của tỉnh nhà.

Quy mô cơ sở lưu trú: Nhìn chung hệ thống cơ sở lưu trú toàn tỉnh có quy mô nhỏ và vừa, đạt trung bình 22,09 buồng /1cơ sở. Số cơ sở dưới 20 buồng chiếm 55,2% tổng số cơ sở, từ 20 - 40 buồng chiếm 26,86%. Toàn tỉnh hiện chỉ có tám cơ sở có từ 40 buồng trở lên là khách sạn Cendeluxe 263 buồng, khách sạn Vĩnh Thuận 168 buồng, khách sạn Công Đoàn có 126 buồng, khách sạn Hương Sen và Kaya cùng có 116 buồng, khách sạn Sài Gòn - Phú Yên có 100 buồng.

Hình 2.5: CenDeluxe Hotel

- 58 -

Loại hình doanh nghiệp: Trong tổng số 67 cơ sở lưu trú du lịch ở Phú Yên, có tám cơ sở thuộc doanh nghiệp nhà nước chiếm 11,94 và 58 cơ sở tư nhân chiếm 86,57% và một doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài chiếm 1,49%,... Theo thống kê cho thấy khách sạn nhà nước có quy mô lớn hơn so với khách sạn tư nhân. Cụ thể là quy mô trung bình cho một khách sạn nhà nước ở Phú Yên là 29,13 buồng /1 cơ sở đối với một khách sạn tư nhân là 24,9 buồng /1 cơ sở.

Bảng 2.3: Hiện trạng cơ cấu cơ sở lƣu trú du lịch tỉnh Phú Yên

(Nguồn: Số liệu đến 31/12/2009 của Sở VHTTDL Phú Yên) Ghi chú: Z: Số lượng; %: Cơ cấu theo %

CSLT: Cơ sở lưu trú

Số cơ sở lưu trú Số buồng Số giường

Z % Z % Z % (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Loại hạng CSLT 67 100 1.480 100 2.380 100

CSLT đạt tiêu chuẩn 5 sao 1 1,5 218 14,7 263 11,1 CSLT đạt tiêu chuẩn 2 sao 6 9,0 264 17,8 507 21,3 CSLT đạt tiêu chuẩn 1 sao 12 17,9 254 17,2 426 17,9 Đạt tiêu chuẩn tối thiểu 22 32,8 300 20,3 498 20,9 Chưa xếp hạng 26 38,8 444 30 686 28,8 2. Quy mô CSLT 67 100 1.480 100 2.380 100 Dưới 10 buồng 10 14,9 76 5,1 116 4,9 Từ 10 đến 19 buồng 25 37,3 361 24,4 594 25 Từ 20 đến 40 buồng 24 35,8 335 22,6 618 26 Từ 41 đến 60 buồng 3 4,5 165 11,1 279 11,7 Trên 60 buồng 5 7,5 543 36,7 773 32,5

3. Loại hình doanh nghiệp 67 100 1.480 100 2.380 100 Doanh nghiệp nhà nước 4 6,0 73 4,9 141 5,9 Công ty cổ phần nhà nước 4 6,0 160 10,8 324 13,6 Công ty cổ phần tư nhân 2 3,0 307 20,7 431 18,1 Doanh nghiệp tư nhân 56 83,6 930 62.8 1.470 61,9 Liên doanh nước ngoài 1 1,5 10 0,7 10 0,4

b. Cơ sở ăn uống, nhà hàng

Những cơ sở ăn uống bao gồm restaurant, coffee-shop, bar, quán ăn nhanh,... Hiện tại thì Phú Yên có khoảng 35 phòng ăn restaurants nằm trong các cơ sở lưu trú với khoảng 15.000 chỗ ngồi, phục vụ các món ăn khác nhau vì đáp ứng được nhu cầu của khách lưu trú. Những tiện nghi ăn uống bên ngoài khách sạn có 45 cơ sở đáp ứng khoảng 6.000 chỗ ngồi, nhưng vấn đề về chất lượng tại các điểm này còn là vấn đề đáng lưu tâm, đặt ra những thách thức cho tỉnh nhà.

c. Các khu vui chơi giải trí và dịch vụ khác

Các khu vui chơi giải trí bao gồm bể bơi, sân tenis, trung tâm thể thao, sân golf, massage, câu lạc bộ đêm, casinô, vũ trường, nhà hát,... Với tác dụng bổ trợ cho hoạt động du lịch, kéo dài thời gian lưu trú và khuyến khích sự chi tiêu của du khách. Toàn tỉnh có một sân vận động đạt chuẩn, sáu nhà thi đấu, nhà tập thể thao,... Đã có sáu điểm vui chơi giải trí ban đêm nhưng nếu tính ra như vậy, thì vẫn còn quá ít để phát triển du lịch. Đây cũng là một trong những điểm yếu của tỉnh Phú Yên cần phải khắc phục.

Một phần của tài liệu phát triển du lịch sinh thái tỉnh phú yên thực trạng và giải pháp (Trang 59 - 64)