7. Cấu trúc đề tài
3.2.4. Giải pháp về quy hoạch và đào tạo
3.2.4.1. Về quy hoạch
Được xem là giải pháp cần thiết để du lịch phát triển đúng hướng, khai thác có hiệu quả tiềm năng đồng thời gìn giữ và nuôi dưỡng tài nguyên du lịch phát triển bền vững. Để thực hiện đều đó cần phải quy hoạch tổng thể và phát triển du lịch cùng những định hướng, mục tiêu và giải pháp mang tính tổng quát, bên cạnh đó mỗi cụm điểm du lịch cần có quy hoạch chi tiết xác định rõ các phân khu chức năng và các dự án đầu tư theo thứ tự ưu tiên phù hợp với nhu cầu. Song song với quy hoạch ngành, cần tiến hành định hướng bảo vệ môi trường theo lãnh thổ trong đó cần xác định các khu vực cần bảo vệ nghiêm ngặt, khu hạn chế các hoạt động du lịch,...
Đối với điểm du lịch phân tán và những vùng nhạy cảm như: Đầu nguồn, dân cư tập trung khi lập các quy hoạch cần phải có giải pháp đồng bộ như về kiến trúc, hạ tầng báo cáo đánh giá tác động môi trường.
3.2.4.2. Về đào tạo
Đối với nguồn nhân lực hoạt động du lịch Phú Yên, do yêu cầu phát triển du lịch ngày càng cao, đòi hỏi trình độ nghiệp vụ về mọi mặt của cán bộ quản lý ngành, cán bộ chuyên môn cần phải không ngừng được nâng cao. Để đạt yêu cầu trên cần phải không ngừng đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch. Hướng đào tạo cần mang tính chuyên sâu, có bài bản và thường xuyên tại các cơ sở trong nước và ngoài nước.
Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực để đảm bảo đủ nguồn nhân lực du lịch trong hiện tại cũng như trong tương lai sắp tới.
- 94 -
Đảm bảo sự cân đối giữa các cấp bậc đào tạo, ngành nghề đào tạo và phân bổ hợp lý giữa các địa phương trong tỉnh Phú Yên.
Lựa chọn chương trình, phương thức và cơ sở đào tạo phù hợp. Đối với du lịch Phú Yên, do nằm ở vị trí trung tâm của dải ven biển miền Trung nên việc lựa chọn các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực gặp nhiều khó khăn so với các cơ sở đào tạo tại Nha Trang (Khánh Hòa), Đà Nẵng hoặc thành phố Hồ Chí Minh. Phú Yên có thể mở các lớp đào tạo ngắn hạn tại chỗ hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ ở nước ngoài. Cần tranh thủ sự hỗ trợ của Tổng cục Du lịch Việt Nam trong công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch tỉnh.
Tạo quỹ cho phát triển nguồn nhân lực du lịch.
Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch thường xuyên và liên tục.
Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực tại chỗ, quan tâm đồng bào các dân tộc thiểu số; khuyến khích, kêu gọi lao động từ các khu vực khác nhau trong tỉnh.
3.2.5. Giải pháp về phát triển cơ sở vật chất phục vụ du lịch 3.2.5.1. Phƣơng tiện vận chuyển 3.2.5.1. Phƣơng tiện vận chuyển
Tỉnh Phú Yên cần tiếp tục củng cố, nâng cấp các công trình giao thông đường bộ hiện có, hoàn chỉnh mạng lưới, xây dựng mới một tuyến đường hoặc cầu, nếu như cần thiết. Đẩy nhanh việc xây dựng đầu mối giao thông trọng yếu như cảng biển, sân bay, nhà ga, hệ thống bến xe,... Phát triển hơn nữa đồng thời nâng cao chất lượng các loại hình vận tải để đáp ứng nhu cầu vận tải phục vụ phát triển chung.
a. Về giao thông đường bộ
Hình thành ba trục giao thông chạy dọc suốt tỉnh theo hướng Bắc Nam (QL1A, trục giao thông phía Tây, trục giao thông phía Đông trong tương lai sẽ hình thành tiếp quốc lộ cao tốc chạy dọc suốt chiều dài tỉnh), nâng cấp các trục theo hướng Đông Tây để tạo mạng lưới liên hoàn, làm động lực thúc đẩy phát triển nhanh hơn nữa nền kinh tế, xã hội, đảm bảo và giữ vững an ninh quốc phòng của tỉnh.
Mở thêm một số tuyến phục vụ khai thác tiềm năng về du lịch, kinh tế biển, các tuyến đường lên các vùng núi để kích thích phát triển các vùng này.
Đầu tư xây dựng các cầu vượt, các điểm giao nhau trong đô thị đặc biệt là các ngã ba, ngã tư, các tuyến vành đai, xây dựng hầm đường bộ Đèo Cả.
b. Về đường sắt
Tỉnh Phú Yên nên kiến nghị Chính Phủ và các Bộ Ngành TW, ngành đường sắt sớm đẩy nhanh việc đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Phú Yên - Tây Nguyên qua Campuchia - Lào - Thái Lan, nối các khu kinh tế Vân Phong (Khánh Hòa) đến Phú Yên làm cầu nối tuyến đường sắt đi Tây Nguyên,... nâng cấp đường sắt Thống Nhất, đầu tư xây dựng ga Tuy Hòa trở thành ga hàng hóa chính của tỉnh. Đầu tư hệ thống thông tin, tín hiệu để nâng cao hiệu quả khai thác. Xây dựng hệ thống đường gom dọc theo đường sắt để tránh giao cắt quá nhiều điểm giữa đường bộ và đường sắt.
c. Về đường hàng không
Tỉnh Phú Yên nên chú trọng nâng cấp sân bay Tuy Hòa để phục vụ cho phát triển chung của vùng nam Phú Yên, bắc Khánh Hòa và vùng Tây Nguyên. Trong tương lai sẽ tiến tới nâng cấp sân bay Tuy Hòa thành sân bay quốc tế khi có điều kiện. Nâng tần suất bay đồng thời mở thêm các đường bay mới từ sân bay Tuy Hòa.
d. Cảng biển, hệ thống bến cảng
Tỉnh cần hoàn chỉnh và khai thác hiệu quả cảng biển Vũng Rô đạt công suất 300.000 tấn/năm, giai đoạn sau đầu tư mở rộng và kéo dài thêm để đạt công suất 1.500.000 - 2 triệu tấn/năm; nghiên cứu xây dựng một số cảng nước sâu chuyên dùng: Cảng Bãi Cốc ở Vũng Rô, cảng bắc Sông Cầu để phục vụ phát triển công nghiệp và du lịch. Đầu tư xây dựng nâng cấp cảng bãi Lách, xây dựng cảng vận tải tổng hợp Bãi Chính - Vũng Rô, xây dựng các cảng chuyên dụng cho các nhà đầu tư, thúc đẩy nhanh tốc độ phát triển của tỉnh, mở cửa với khu vực thế giới. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống bến cảng trên địa bàn.
3.2.5.2. Đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng
Hiện nay hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch như khách sạn, các công trình vui chơi giải trí, nhà hàng ở Phú Yên còn thiếu và chất lượng chưa cao. Vì vậy, để tăng
- 96 -
cường thu hút khách du lịch, tỉnh phải tập trung đầu tư phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng trong giai đoạn ban đầu.
Phát triển hệ thống cơ sở lưu trú: Tiếp tục đầu tư phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở lưu trú đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du lịch.
Về chất lượng: Cần phát triển số phòng đạt tiêu chuẩn ba đến năm sao để đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách hạng sang, nhất là tập trung vào đối tượng khách kinh doanh thương mại, công vụ. Phát triển các hệ thống khu nghỉ dưỡng biển cao cấp trên bờ và tại một số đảo ven bờ có tiềm năng như: Hòn Chùa, hòn Lao Mái Nhà, hòn Nưa,…
Hình 3.12: Khách sạn Anh Tuấn
(Nguồn: Tác giả)
Hình 3.13: Khách sạn Thu Hƣờng
Hình 3.14: Khách sạn Sài Gòn - Phú Yên (Nguồn: http://baophuyen.com.vn) Hình 3.15: Khách sạn Ái Cúc 2 (Nguồn: Tác giả) Hình 3.16: Khách sạn Lam Trà (Nguồn: Tác giả)
Phát triển cơ sở dịch vụ: Song song với việc phát triển số lượng và nâng cao chất lượng cơ sở lưu trú là việc phát triển hệ thống nhà hàng, các khu ẩm thực, các khu hội chợ, các trung tâm hội nghị, hội thảo đang còn là một trong những hạn chế
- 98 -
đối với du lịch sinh thái Phú Yên. Để góp phần đa dạng hóa các loại hình và sản phẩm du lịch của Phú Yên, một trong những định hướng đầu tư xây dựng quan trọng đối với du lịch là chú trọng các dự án đầu tư xây dựng các công trình thể thao giải trí tổng hợp, các khu công viên, khu hội chợ triển lãm gắn với các hoạt động ẩm thực, trung tâm hội nghị hội thảo tầm cỡ quốc tế. Đối với khu chợ triểm lãm và hội nghị - hội thảo quốc tế cần phải nằm trong trung tâm TP.Tuy Hòa và khu kinh tế Nam Phú Yên.
Trong tương lai để đẩy mạnh phát triển du lịch và thúc đẩy lượng khách đến Phú Yên nhiều hơn, thì tỉnh cần tập trung chú trọng đến hệ thống nhà hàng kinh doanh ăn uống, cần có những ưu tiên phù hợp, để hướng các liên doanh trong và ngoài nước vào lĩnh vực dịch vụ nhà hàng, đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ, của các cơ sở phục vụ ăn uống tư nhân gắn với các món ăn đặc sản của tỉnh. Điều này sẽ giải quyết được hai vấn đề quan trọng:
Đáp ứng yêu cầu phát triển, của lĩnh vực dịch vụ du lịch.
Góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống của hoạt động kinh doanh du lịch, đảm bảo sự thu hút ngày càng cao lượng khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế đến Phú Yên.
Phát triển các khu vui chơi giải trí, vì hoạt động vui chơi giải trí là một phần quan trọng của hoạt động du lịch, góp phần hấp dẫn và kéo dài thời gian lưu lại của du khách. Thời gian gần đây, tỉnh Phú Yên đã có những quan tâm nhất định đối với hoạt động du lịch, các khu văn hóa - ẩm thực được đầu tư xây dựng và các hoạt động văn hóa thể thao gắn với các ngày lễ của người dân Phú Yên được nâng cấp và tổ chức thường xuyên, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của người dân, là những sản phẩm du lịch bổ trợ có giá trị, hấp dẫn khách du lịch. Tuy nhiên, thực tế hiện nay là ở Phú Yên hiện chưa có được các điểm vui chơi, giải trí tổng hợp đủ đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch. Vì vậy, việc đầu tư để xây dựng phát triển hệ thống các điểm vui chơi giải trí, là một yêu cầu cần thiết góp phần vào chiến lược đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch, tạo ra sự hấp dẫn hơn cho ngành du lịch
Phú Yên trong tương lai, nhằm kéo dài thời gian lưu trú của khách. Định hướng đầu tư phát triển, các điểm vui chơi giải trí ở Phú Yên bao gồm:
Các điểm thích hợp để đầu tư là bãi biển Tuy Hòa - Long Thủy, một số đảo nhỏ như hòn Lao Mái Nhà, hòn Chùa, khu kinh tế Nam Phú Yên,…
Phát triển các loại hình vui chơi giải trí gắn với thiên nhiên như dã ngoại, thể thao khám phá,…
Khu vực thuận lợi nhất để xây dựng là khu vực phía Tây với khu bảo tồn thiên nhiên Krông - Trai và khu vực phía Đông Bắc tỉnh với các hoạt động thể thao biển,…
Phát triển hệ thống khu, điểm du lịch: Phú Yên là địa phương có nhiều khu điểm du lịch có ý nghĩa khu vực như: Vịnh Vũng Rô, Tháp Nhạn, Đầm Ô Loan, Mũi Điện -Bãi Môn, Vịnh Xuân Đài,… Hầu hết các khu, điểm du lịch đã được đầu khai thác. Tuy nhiên, việc đầu tư cho đến nay vẫn còn hạn chế và đang được khai thác ở mức độ nhất định. Giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020 ngành du lịch Phú Yên, cần tập trung đầu tư, các khu du lịch nổi tiếng và phát triển các khu, điểm du lịch mới gắn liền với việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. 3.2.5.3. Phát triển cơ sở lƣu trú
Phát triển hệ thống cơ sở lưu trú, phải dựa trên dự báo lượng khách du lịch đến với tỉnh trong tương lai. Ngoài ra, còn đòi hỏi lượng vốn lớn nên cần tính toán, để đảm bảo đủ cơ sở lưu trú, cho khách du lịch đến Phú Yên, tránh đầu tư dàn trải, gây hiện tượng thừa cục bộ, gây lãng phí vốn đầu tư. Việc dự báo nhu cầu buồng lưu trú, có quan hệ chặt chẽ với số lượng khách, số ngày lưu trú bình quân, hệ số sử dụng chung buồng và công suất sử dụng buồng trung bình.
Có một thực tế là trong tổng số lượng khách du lịch nội địa, thì sẽ có một bộ phận người dân địa phương, đi du lịch trong ngày mà không sử dụng dịch vụ lưu trú và một số khác sẽ lưu trú ở những nhà người thân, những nhà trọ bình dân hoặc lưu trú dưới dạng cắm trại (lều trại),… Số khách nội địa loại này, ước tính chiếm khoảng 20 - 25 . Như vậy, việc dự báo nhu cầu khách sạn, chỉ cần đáp ứng cho khoảng 75 - 80% tổng số khách nội địa đến Phú Yên.
- 100 -
Số ngày lưu trú trung bình, của khách du lịch đến Phú Yên năm 2009 là 2,35 ngày đối với khách quốc tế và 1,56 ngày đối với khách nội địa. Trong những năm tới, đặc biệt là sau năm 2015 cùng với sự phát triển đa dạng của các dịch vụ bổ sung, các tour du lịch hấp dẫn và việc nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, thì có thể chắc chắn một đều là số ngày lưu trú của khách du lịch, sẽ tăng lên một cách đáng kể. Dự kiến đến năm 2015 ngày lưu trú trung bình của khách quốc tế là 2,8 ngày và khách nội địa vào khoảng 2 ngày; đến năm 2020 vào khoảng 3 ngày đối với khách quốc tế và 2,4 ngày đối với khách nội địa và đến năm 2030 các chỉ tiêu tương ứng là 3,5 ngày đối với khách quốc tế và 3 ngày đối với khách nội địa.
Công suất sử dụng buồng khách sạn, trung bình năm hiện nay của hệ thống khách sạn ở Phú Yên, nói chung còn thấp và chỉ đạt khoảng 42,4 năm 2009. Tuy nhiên, theo tính toán của tổ chức du lịch thế giới, để kinh doanh khách sạn có lãi thì công suất này phải đạt trên 50%. Chính vì vậy, một trong những yêu cầu quan trọng, là phải đưa công suất sử dụng buồng, trung bình năm của Phú Yên trong thời gian tới lên trên 50%. Dự kiến công suất sử dụng buồng trung bình năm sẽ đạt 50% vào năm 2010; 55 vào năm 2015; 60 vào năm 2020 và 65 vào năm 2030. Nhưng thực tế đạt được lại thấp hơn, cụ thể thì công suất sử dụng buồng trung bình vào năm 2010 chỉ đạt 40,1%; năm 2012 đạt 44,8%; tháng 10 năm 2013 đạt 47,3%.
(Nguồn: Sở VHTTDL Phú Yên)
Số giường trung bình trong một buồng hiện nay ở Phú Yên là 1,6. Tuy nhiên, theo xu hướng chung hiện nay, thì các khách sạn thường được xây dựng trung bình là 2 giường/buồng (tương ứng với 2 khách lưu trú).
3.2.6. Giải pháp về tổ chức quản lý
Bộ máy tổ chức quản lý tỉnh về du lịch, cần được nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý ở địa phương, để tăng cường hiệu quả công tác quản lý, phát triển du lịch sinh thái. Những nội dung quản lý của tỉnh, cần tuân thủ điều 10 và 11 của Luật Du Lịch.
Thành lập Ban quản lý các khu du lịch, để quản lý công tác tổ chức và đầu tư phát triển du lịch, bảo vệ tài nguyên và quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch.
Nhiệm vụ trước mắt của Ban quản lý tham mưu tỉnh, là giúp từng địa phương lập ra những cách thức quản lý chi tiết, các dự án đầu tư theo định hướng.
Phát huy vai trò của Ban chỉ đạo tỉnh Phú Yên về du lịch sinh thái, để tăng cường sự phối hợp liên ngành, trong công tác thực hiện, quy hoạch du lịch.
Thành lập Hiệp hội du lịch tỉnh (hoặc chi hội), để tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch sinh thái tỉnh phát triển trong tương lai.
Tiểu kết chƣơng 3
Để du lịch sinh thái được phát triển và thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước, tỉnh Phú Yên cần vạch ra các định hướng chung và cụ thể phát triển du lịch sinh thái trước mắt và lâu dài như đã được đề cập trong chương này.
Ngoài ra, tỉnh Phú Yên cần đưa ra và thực hiện có hiệu quả một số giải pháp như: Giải pháp về phát triển du lịch bền vững; về môi trường xã hội; về chính sách và thị trường; về quy hoạch và đào tạo; về phát triển cơ sở vật chất; về tổ chức quản lý,… để đưa du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên ngày càng phát triển và bền vững. Cụ