7. Cấu trúc đề tài
3.2.6. Giải pháp về tổ chức quản lý
Bộ máy tổ chức quản lý tỉnh về du lịch, cần được nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý ở địa phương, để tăng cường hiệu quả công tác quản lý, phát triển du lịch sinh thái. Những nội dung quản lý của tỉnh, cần tuân thủ điều 10 và 11 của Luật Du Lịch.
Thành lập Ban quản lý các khu du lịch, để quản lý công tác tổ chức và đầu tư phát triển du lịch, bảo vệ tài nguyên và quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch.
Nhiệm vụ trước mắt của Ban quản lý tham mưu tỉnh, là giúp từng địa phương lập ra những cách thức quản lý chi tiết, các dự án đầu tư theo định hướng.
Phát huy vai trò của Ban chỉ đạo tỉnh Phú Yên về du lịch sinh thái, để tăng cường sự phối hợp liên ngành, trong công tác thực hiện, quy hoạch du lịch.
Thành lập Hiệp hội du lịch tỉnh (hoặc chi hội), để tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch sinh thái tỉnh phát triển trong tương lai.
Tiểu kết chƣơng 3
Để du lịch sinh thái được phát triển và thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước, tỉnh Phú Yên cần vạch ra các định hướng chung và cụ thể phát triển du lịch sinh thái trước mắt và lâu dài như đã được đề cập trong chương này.
Ngoài ra, tỉnh Phú Yên cần đưa ra và thực hiện có hiệu quả một số giải pháp như: Giải pháp về phát triển du lịch bền vững; về môi trường xã hội; về chính sách và thị trường; về quy hoạch và đào tạo; về phát triển cơ sở vật chất; về tổ chức quản lý,… để đưa du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên ngày càng phát triển và bền vững. Cụ thể, tỉnh Phú Yên cần đầu tư cơ sở hạ tầng, cũng như nâng cấp và xây dựng nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, tiếp tục củng cố và nâng cấp các công trình giao thông đường bộ hiện có, hoàn chỉnh mạng lưới, xây dựng mới một tuyến đường, cầu khi có yêu cầu cần thiết. Đẩy nhanh, việc xây dựng các tuyến giao thông trọng yếu như: Cảng biển, sân bay, nhà ga, hệ thống bến xe,… đóng một vai trò hết sức quan trọng, trong việc phát triển du lịch sinh thái. Cần có chính sách phù hợp, cùng với sự hỗ trợ cộng đồng địa phương trong việc đầu tư, mở rộng và phát triển các khu vui chơi giải trí, kết hợp với việc gìn giữ, trùng tu, sửa chữa, tôn tạo các ngôi đình, chùa, miếu, nhà cổ. Thêm vào đó, cần đẩy mạnh việc giới thiệu và quảng bá hình ảnh của tỉnh trên các phương tiện truyền thông đại chúng hay thông qua các công ty du lịch, các hội chợ du lịch,… để thu hút du khách. Chính những điều này, sẽ góp phần xây dựng nên những sản phẩm du lịch sinh thái mới cho tỉnh Phú Yên, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, nhằm giúp Phú Yên sớm trở thành điểm đến hấp dẫn, đối với nhiều du khách trong nước và quốc tế.
- 102 -
KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu “Phát triển du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên - thực trạng và giải pháp”, tác giả có thể rút ra một số kết luận cơ bản sau.
Phú Yên có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, là cầu nối quan trọng cả về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không theo chiều Bắc Nam và Đông Tây.
Phú Yên là lãnh thổ tập trung hệ thống tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng về tự nhiên, văn hóa và di tích.
Về tự nhiên, Phú Yên có thiên nhiên hùng vĩ với ba dãy núi: Cù Mông ở phía Bắc, Vọng Phu - Đèo Cả ở phía Nam và rìa Đông dãy Trường Sơn ở phía Tây. Sự đa dạng về địa hình này đã tạo nên nhiều cảnh quan hấp dẫn, đa dạng sinh thái cao như: Biển Tuy Hòa, Biển Long Thủy, Đầm Cù Mông, Đầm Ô Loan, Vịnh Xuân Đài, Vịnh Vũng Rô, Rạn San Hô, Bãi Môn, Ghềnh Đá Dĩa, Ghềnh Đá Bàn, Suối nước lạnh,…
Về di tích và văn hóa, Phú Yên là địa bàn sinh sống của nhiều cộng đồng dân cư. Trong đó dân tộc kinh chiếm đa số, ngoài ra còn có một số dân tộc ít người khác như: Ê Đê chiếm 2,04 , Chăm H’roi chiếm 2,02%, dân tộc Ba Na chiếm 0,4%,... tạo ra nhiều bản sắc văn hóa được thể hiện qua các lễ hội, làng nghề, văn hóa dân gian, kiến trúc nghệ thuật,… đây cũng là yếu tố quan trọng, để thu hút khách du lịch. Bên cạnh đó, còn có hệ thống di tích phản ánh lịch sử hào hùng của dân tộc như: Đập Đồng Cam, Mũi Điện - Bãi Môn, Tháp Nhạn, Chùa Đá Trắng, Chùa Hồ Sơn, Chùa Bảo Tịnh, Khu nhà cổ ông Võ Thức, Mộ và Đền thờ Lê Thành Phương, Mộ và Đền thờ Lương Văn Chánh, lịch sử nhà thờ Bác Hồ,…
Tiềm năng, tài nguyên du lịch sinh thái Phú Yên, cho phép phát triển các sản phẩm du lịch có tính đặc trưng, hấp dẫn khách du lịch đặc biệt các sản phẩm gắn với biển như du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch sinh thái biển, các hoạt động thể thao
biển; bên cạnh đó là du lịch gắn kết với văn hóa của cộng đồng dân cư ven biển và du lịch nghiên cứu.
Phát triển du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên trên bình diện tổng thể, trong mối quan hệ với các địa phương trong khu vực, kể cả trong nước và với các nước bạn. Trên thực tế, khách tham quan quốc tế đã đem lại nhiều lợi ích về kinh tế và xã hội cho khu vực.
Du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên, đang trong quá trình định hình và phát triển. Điều này được thể hiện qua hầu hết các chỉ tiêu, hiện trạng phát triển ngành về lượng khách du lịch, doanh thu du lịch, lao động trong ngành du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật ngành những năm qua, đặc biệt từ năm 2000 đến nay. Du lịch đã đem lại những hiệu quả kinh tế - xã hội nhất định, đặc biệt trong việc tạo thêm nhiều công ăn việc làm, qua đó nâng cao được đời sống của cộng đồng dân cư, đặc biệt là cư dân miền biển, góp phần tích cực vào sự ổn định chính trị, an ninh - quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.
Sự phát triển du lịch sinh thái của Phú Yên, trong những năm qua đã góp phần tích cực vào sự phát triển du lịch sinh thái cả nước, trong quá trình hội nhập nói chung và đặc biệt là hoạt động du lịch sinh thái vùng duyên hải Nam Trung Bộ và vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung - Tây Nguyên nói riêng.
Có thể nói, sự phát triển du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên còn chưa tương xứng với tiềm năng và khả năng phát triển của tỉnh, vì hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là giao thông đến một số địa bàn trọng điểm du lịch và giao thông tại các điểm du lịch, hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch mặc dù đã được quan tâm đầu tư phát triển nhưng chất lượng còn kém, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của du lịch. Thêm vào đó, mức sống người dân các dân tộc ít người, các địa bàn vùng sâu, vùng xa còn khó khăn, đời sống dân trí còn thấp ảnh hưởng đến môi trường du lịch sinh thái.
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch sinh thái tỉnh trong tương lai, về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, trong đó dịch vụ du lịch được ưu tiên hàng đầu.
- 104 -
Hệ thống quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên, theo hướng bền vững một cách toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng và môi trường trong bối cảnh hội nhập và mở cửa.
Các định hướng và giải pháp phát triển du lịch tổng thể về thị trường, sản phẩm, không gian và đầu tư phát triển du lịch, tuyên truyền quảng bá, đào tạo nhân lực,… làm tiền đề cho địa phương xây các quy hoạch chi tiết, các dự án đầu tư phát triển du lịch với quan điểm khai thác hợp lý và có hiệu quả có tiềm năng du lịch sinh thái trên địa bàn và phù hợp với yêu cầu trong tình hình mới.
Triển khai thực hiện và quản lý có hiệu quả hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh, theo đúng định hướng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên, phân tích rõ thực trạng và giải pháp để góp phần đưa du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng, làm động lực thúc đẩy sự phát triển các thành phần kinh tế khác; từng bước đưa Phú Yên thành một trong những địa bàn quan trọng, thu hút du lịch của khu vực Miền Trung nói riêng và là điểm dừng quan trọng trong hành trình du lịch Bắc - Nam và Đông - Tây.
Để thực hiện có hiệu quả “Phát triển du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên - thực trạng và giải pháp”, chính quyền địa phương phải nêu ra được hướng đi trong tương lai, cách thức hoạt động, quy hoạch đầu tư, nâng cấp xây dựng,…
Trên cơ sở các nội dung của quy hoạch, Ủy ban nhân dân tỉnh cần chỉ đạo các cơ quan chức năng trong tỉnh tiến hành việc rà soát đều chỉnh, lập các quy hoạch chi tiết, các dự án đầu tư và các chương trình hành động cụ thể, để phát triển du lịch sinh thái phù hợp với các giai đoạn phát triển của quy hoạch.
Tỉnh cần chỉ đạo các huyện về cách thức quản lý và phát triển tốt các hoạt động du lịch sinh thái, các điểm tiềm năng chưa có điều kiện khai thác. Đối với các dự án phát triển kinh tế - xã hội ở các trọng điểm du lịch sinh thái, cần tham khảo ý kiến của Bộ Văn hóa thể thao - Du lịch trước khi quyết định theo thẩm quyền.
Tuyên truyền giáo dục toàn dân, về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch sinh thái đảm bảo phát triển bền vững, đặc biệt là đối với các khu bảo tồn tự nhiên như: Khu bảo tồn thiên nhiên Krông-Trai, khu rừng cảnh quan Đèo Cả. Các khu
vực cảnh quan như: Gành Đá Đĩa, Đầm Ô Loan, Vịnh Xuân Đài, Vịnh Vũng Rô và các di tích lịch sử văn hóa.
Tăng cường chức năng quản lý của Sở Văn hóa thể thao - Du lịch Phú Yên đối với địa phương; phát huy vai trò của tỉnh Phú Yên đối với từng địa phương để tạo nên sự thống nhất chương trình hành động, phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân vì mục tiêu phát triển Phú Yên, thành một trong những trọng điểm, phát triển du lịch sinh thái vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước.
Hy vọng rằng, trong những năm tới du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên, sẽ có những bước phát triển đột phá, khai thác được hết những tiềm năng và lợi thế vốn có, nhanh chóng trở thành một trong những điểm đến thật thu hút và hấp dẫn đối với du khách, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống người dân.
- 106 -
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
SÁCH THAM KHẢO Sách trong nƣớc
[1] Đào Duy Anh (1998), Việt Nam văn hóa sử cương, Nhà xuất bản Đồng Tháp.
[2] Trần Huyền Ân (2004), Phú Yên miền đất ước vọng, Nhà xuất bản Trẻ TP. HCM.
[3] Nguyễn Chí Bền, Lê Thế Vinh, Vũ Văn Thoại, và nhiều tác giả khác (2003), Địa Chí Phú Yên, Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia.
[4] Lê Huy Bá (2009), Du lịch sinh thái, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.
[5] Vũ Thế Bình (chủ biên), Hà Tất Thắng, Vũ Anh Tuấn và nhiều tác giả khác (1998), Non Nước Việt Nam, Nhà xuất bản lao động - xã hội.
[6] Nguyễn Đình Chúc (2007), Tìm hiểu địa danh qua ca dao và tục ngữ, Nhà xuất bản H: Thanh niên.
[7] Cao Xuân Dục, và những tác giả khác (1964), Đại Nam Nhất Thống Chí Q10, Nhà xuất bản S. Nha Văn Hóa.
[8] Thế Đạt (2003), Du lịch và du lịch sinh thái, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.
[9] GS. TS. Nguyễn Văn Đính, TS. Trần Thị Minh Hoà (2006), Giáo trình kinh tế du lịch, Nhà xuất bản Lao động – xã hội Hà Nội, Hà Nội.
[10] Lê Quang Định (2005), Hoàng Việt nhất thống dư địa chí, Nhà xuất bản Thuận Hóa.
[11] Lê Quý Đôn (1964), Phủ biên tạp lục, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội.
[12] Nguyễn Đình Đầu (1997), Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn Phú Yên, Nhà xuất bản TP.Hồ Chí Minh.
[13] Nguyễn Thị Kim Hoa (2007), Phú Yên trong chiều sâu cuội nguồn, Nhà xuất bản Văn Hóa - Thông Tin.
[14] Phan Văn Hải (2011), Giáo trình du lịch sinh thái trường đại học Lạc Hồng, Đồng Nai.
[15] Phan Khoang (2001), Việt sử xứ Đàng trong, Nhà xuất bản Hà Nội: Văn học.
[16] Trần Trọng Kim (1971), Việt Nam sử lược, Nhà xuất bản Sài Gòn: Trung tâm học liệu.
[17] Phạm Trung Lương (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
[18] Phạm Trung Lương (2004), Du lịch sinh thái - những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, Nhà xuất bản Hà Nội.
[19] Vũ Tự Lập (1980), Địa lí tự nhiên Việt Nam,tập I, II, III, Nhà xuất bản Giáo Dục Hà Nội, Hà Nội.
[20] Ngô Sĩ Liên (2005), Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.
[21] Nguyễn Văn Mạnh, Phạm Hồng Chương (2009), Giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân Hà Nội, Hà Nội. [22] Nhiều tác giả (1997), Toàn cảnh du lịch Việt Nam, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.
- 108 -
[23] Dương Ngọc Nhơn (2001), Nếp sống cộng đồng ở Phú Yên, Nhà xuất bản Hà Nội.
[24] Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2010), Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Yên đến năm 2010.
[25] Phạm Côn Sơn (2009), Non nước Việt Nam, Nhà xuất bản Phương Đông, Hà Nội.
[26] Quyết định số 97/2002/QĐ-TT ngày 22/07/2002 của Thủ tướng Chính phủ, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 2001 – 2010.
[27] Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Việt Nam (2005), Luật du lịch Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006.
[28] Lê Thông (2006), Địa lí các tỉnh thành và thành phố Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội.
[29] Nguyễn Thị Tú (2006), Những giải pháp phát du lịch sinh thái Việt Nam trong xu thế hội nhập, trường đại học Thương Mại, Hà Nội.
[30] Bùi Tân (2010), Nghề truyền thống trên đất Phú Yên, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin.
[31] Nguyễn Đình Tư (1965), Non nước Phú Yên, Nhà xuất bản Tiền Giang. [32] Bùi Đức Tuấn (1996), Đánh giá tài nguyên và môi trường sống của hai tỉnh Phú Yên - Khánh Hòa, Nhà xuất bản Hà Nội: Viện khí tượng thủy văn.
[33] Bùi Thị Hải Yến (chủ biên), Phạm Hồng Long (2009), Tài nguyên du lịch, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
Sách nƣớc ngoài
[34] Martla Honey (2002), Ecotourism and certification: setting standards in practice, Wash D.C Esland P.r.
TẠP CHÍ
Tạp chí trong nƣớc
[35] Báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 07/10/ 1998, Ai làm cho đầm Ô Loan bị ô nhiễm nghiêm trọng.
[36] Báo Sài Gòn giải phóng ngày 18/02/1994, Du lịch sinh thái - loại hình du lịch đang phát triển.
[37] Báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 14/12/1998, Đầu tư gần hai tỷ đồng trùng tu di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Nhạn - Phú Yên, Thế Giới - Việt Nam. [38] Tiếp thị gia đình ngày 04/04/2002, Khám phá Gành Đá Đĩa xã An Ninh Đông - Tuy An - Phú Yên.
[39] Báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 09/04/2001, Mở thầu thi công Cảng Vũng Rô - Phú Yên. Xây dựng và bảo tồn cảng Vũng Rô, đầu tư phát triển du lịch tại Cảng Vũng Rô.
[40] Báo Sài Gòn giải phóng thứ 7, Năm 2002 - năm du lịch sinh thái, 06/07/2002.
[41] Tạp chí Du lịch thành phố Hồ Chí Minh ngày 05/2002, Nghiên cứu bản chất của du lịch sinh thái.
[42] Tạp chí kinh tế sinh thái số 1 (2004), Nhìn lại tài nguyên đất với quan điểm kinh tế sinh thái, số ra tháng 6/2004, trang 4.
[43] BáoSài Gòn Giải Phóng ngày 6/8/2002, Phú Yên: Quy hoạch vùng kinh tế Đông Tác - Vũng Rô.
[44] Báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 13/03/1998, Tập trung khai thác kinh tế biển và dịch vụ du lịch: Thăm và làm việc với hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, nguyên thủ tướng Phan Văn Khải.
- 110 -
[45] Báo Sài Gòn Giải Phóng phát hành ngày 02/03/1997, Trăn trở cúng lễ hội đầm Ô Loan.
Tạp chí nƣớc ngoài
[46] Bangkok Post, Indonesia aimrs to region in tourism, 24/04/1996, nằm ở