Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong kiểm soát chi ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu thực trạng kiểm soát chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh qua kho bạc nhà nước tỉnh nam định (Trang 60)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC

2.3.3Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong kiểm soát chi ngân sách nhà nước

nhà nước

Một là, sự tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, trình tự lập, thảo luận và phê duyệt dự toán NSNN từ cấp cơ sở đến khi phê chuẩn của cơ quan lập pháp. Quỹ thời gian dành cho công tác chuẩn bị NS của các nước này là rất dài, thường là 12 tháng trước khi năm NS có hiệu lực. Chính vì vậy mà dự toán NS sau khi được phê chuẩn là một dự toán chi tiết đến từng mục thu và từng mục chi của từng bộ, ngành và tương đối phù hợp với nhu cầu chi thực tế của các đơn vị, do dự toán được tổng hợp từ dưới lên và trải qua một quá trình thảo luận rất kỹ ở cấp bộ, ngành cấp chính phủ và tại nghị viện.

Hai là, công tác kiểm tra trước, trong và sau khi chi NSNN được thực hiện trong một quy trình khép kín theo một cơ chế kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ trên cơ sở phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cá nhân và từng bộ phận tham gia vào quá trình chi NS, đó là kiểm soát viên tài chính, chuẩn chi viên, kế toán, thanh tra tài chính, toà thẩm kế hoặc tổng kiểm toán Nhà nước. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các bộ chi tiêu, Bộ Tài chính, Chính phủ và cơ quan lập pháp được phân định rõ ràng và thể chế hoá thành Luật.

Ba là, trong quản lý chi, mở rộng phương thức quản lý dựa trên kết quả đầu ra. Lấy kết quả đầu ra của các chương trình, khoản chi tiêu để đánh giá hiệu quả. Mô hình này có thể áp dụng đối với một số chương trình, khoản chi tiêu của Việt Nam trong khi chưa thể ban hành hết các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu. Khi xây dựng mô hình quản lý chi dựa trên cách này cần phải xác định được một số vấn đề sau:

- Xác định được lượng mà dịch vụ công cần cung cấp, mức độ phức tạp của chúng, từ đó có các bước chuẩn bị, chủ động lường trước các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện.

- Xác định đầy đủ và có tính khoa học các định mức về kinh tế kỹ thuật, lao động và tài chính, kết quả dự kiến, như vậy mới đạt được yêu cầu kiểm tra tính hiệu quả của các khoản chi.

- Xây dựng được hệ thống văn bản Pháp luật cần thiết để điều chỉnh các hành vi khi thực hiện theo hướng cải cách đó, không để các đối tượng sử dụng NSNN ra khỏi sự quản lý của Luật pháp.

- Xác định mức trách nhiệm, quyền hạn của người cung cấp dịch vụ, thực hiện kiểm soát các khoản chi.

Bốn là, phải tăng cường cải cách các thủ tục hành chính trong cơ chế kiểm soát chi NSNN đảm bảo đơn giản thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đơn vị sử dụng NS.

Năm là,giao nhiệm vụ quyết toán quỹ NSNN cho cơ quan Kho bạc đảm nhận. Đồng thời, thành lập cơ quan kiểm tra kế toán để thực hiện kiểm tra toàn bộ quá trình chi của đơn vị, kế toán, kiểm soát của KBNN và thanh toán của ngân hàng.

Đây là một mục tiêu rất quan trọng trong quá trình đổi mới tài chính công mà Việt Nam cần phải học tập và sớm nghiên cứu đưa vào thực tế để tiến tới một nền tài chính hiện đại và hiệu quả.

Chương 3

Một phần của tài liệu thực trạng kiểm soát chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh qua kho bạc nhà nước tỉnh nam định (Trang 60)