Cơ chế quản lý chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh của chính quyền nhà nước Tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu thực trạng kiểm soát chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh qua kho bạc nhà nước tỉnh nam định (Trang 65 - 69)

THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH NAM ĐỊNH

3.2.1 Cơ chế quản lý chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh của chính quyền nhà nước Tỉnh Nam Định

nhà nước Tỉnh Nam Định

Căn cứ vào Luật NSNN, hàng năm theo sự chỉ đạo của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; UBND tỉnh hướng dẫn cấp dưới lập dự toán NS bao gồm cả dự toán thu và dự toán chi phù hợp với điều kiện của địa phương, sau đó tiến hành tổ chức, điều hành NS và quyết tốn NS.

Q trình này được tiến hành như sau:

* Lập dự toán NSNN: Căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; Thơng tư

hướng dẫn về xây dựng dự tốn NSNN của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể tại địa phương, UBND tỉnh tổ chức hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán NSNN cho các đơn vị trực thuộc.

Các đơn vị sử dụng NSNN cấp tỉnh trên cơ sở các văn bản hướng dẫn tiến hành lập dự toán chi NSNN trong phạm vi nhiệm vụ được giao, gửi cơ quan quản lý tài chính cấp trên trực tiếp. Đơn vị dự toán cấp I xem xét, tổng hợp, lập dự toán tổng thể (bao gồm dự toán chi của đơn vị mình và dự tốn của các đơn vị cấp dưới trực thuộc) báo cáo Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, dự toán chi NSNN phải kèm theo bản thuyết minh chi tiết căn cứ tính tốn từng khoản chi.

Sở Tài chính chủ trì phối với Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức làm việc để xem xét, thảo luận về dự toán NSNN với cơ quan, đơn vị trực thuộc; cơ quan, đơn vị cấp trên phải tổ chức làm việc để thảo luận về dự toán với các đơn vị dự tốn NSNN trực thuộc trong q trình lập dự tốn.

Trên cơ sở quyết định giao nhiệm vụ chi NSNN của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định dự tốn NSĐP, phương án phân bổ dự toán NSNN cấp tỉnh và mức bổ sung từ NSNN cấp tỉnh cho NSNN cấp dưới; báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự tốn NSNN tỉnh và kết quả phân bổ dự toán NSNN cấp tỉnh đã được HĐND tỉnh quyết định.

Sau khi HĐND tỉnh ra Nghị quyết về việc phê chuẩn dự toán thu, chi NSNN của năm NS, UBND tỉnh căn cứ Nghị quyết của HĐND tỉnh ra Quyết định giao dự toán cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc; Lập phương án điều chỉnh dự toán NSĐP và phân bổ dự tốn thu, chi NSNN cấp mình trình HĐND tỉnh quyết định theo yêu cầu của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên trong trường hợp Nghị quyết của HĐND tỉnh khơng cịn phù hợp với nhiệm vụ thu, chi NSNN cấp trên giao.

* Chấp hành NSNN: Sau khi được UBND tỉnh giao dự toán NSNN, các cơ quan, đơn vị trực thuộc cấp tỉnh, các đơn vị dự toán cấp I tiến hành phân bổ và giao dự toán chi NSNN cho các đơn vị sử dụng NSNN trực thuộc, gửi Sở Tài chính thẩm tra phương án phân bổ dự toán, dự toán phân bổ sau khi được Sở Tài chính hiệp y gửi KBNN tỉnh làm căn cứ chi trả. Cụ thể như sau:

Sở Tài chính: Thẩm tra việc phân bổ dự toán NSNN cho các đơn vị sử dụng

NSNN cấp tỉnh. Trường hợp dự toán của các đơn vị trực thuộc phân bổ không phù hợp với nội dung dự tốn do cơ quan có thẩm quyền giao thì cơ quan tài chính u cầu cơ quan phân bổ NSNN điều chỉnh lại.

Bố trí nguồn để đáp ứng các nhu cầu chi, trường hợp sử dụng NSNN chi vượt quá khả năng thu và huy động của quỹ NSNN thì Sở Tài chính phải chủ động thực hiện các biện pháp vay tạm thời theo quy định để đảm bảo nguồn; kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi tiêu và sử dụng NSNN của các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN cấp tỉnh. Trường hợp phát hiện các khoản chi vượt nguồn cho phép, sai chế độ, chính sách hoặc đơn vị khơng chấp hành chế độ báo cáo thì u cầu KBNN tỉnh tạm dừng thanh tốn. Trường hợp phát hiện việc chấp hành dự toán của các đơn vị sử dụng NSNN cấp tỉnh chậm hoặc không phù hợp làm ảnh hưởng kết quả nhiệm vụ thì có quyền u cầu các cơ quan nhà nước và đơn vị dự tốn cấp trên có giải

pháp kịp thời hoặc điều chỉnh nhiệm vụ, dự toán chi của các cơ quan, đơn vị trực thuộc để đảm bảo thực hiện NSNN theo mục tiêu và tiến độ quy định.

Trình tự, thủ tục chi NSNN cấp tỉnh qua KBNN Tỉnh Nam Định

- Cấp phát và thanh toán chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp được thực hiện như sau:

Căn cứ vào dự toán NSNN cấp tỉnh được cấp có thẩm quyền hiệp y, tiến độ triển khai công việc và điều kiện chi NSNN, thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN cấp tỉnh quyết định chi gửi KBNN tỉnh, kèm theo các tài liệu cần thiết theo chế độ quy định;

KBNN tỉnh kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp của các tài liệu do đơn vị sử dụng NSNN cấp tỉnh gửi, thực hiện việc thanh tốn khi có đủ các điều kiện;

Việc thanh tốn, tạm ứng kinh phí NSNN cấp tỉnh thực hiện theo nguyên tắc trực tiếp từ KBNN tỉnh: căn cứ vào dự toán chi NSNN cấp tỉnh hàng năm được cơ quan có thẩm quyền giao, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chi của đơn vị theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, KBNN tỉnh thực hiện chi trả, thanh toán các khoản chi NSNN cấp tỉnh theo nguyên tắc thanh toán trực tiếp từ KBNN tỉnh cho người hưởng lương, người cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người nhận thầu.

Đối với những khoản chi chưa có điều kiện thực hiện việc thanh tốn trực tiếp. KBNN tỉnh tạm ứng cho đơn vị sử dụng NSNN cấp tỉnh để chủ động chi theo dự toán được giao, sau đó thanh tốn với KBNN tỉnh theo đúng nội dung, thời hạn đã quy định.

- Cấp phát và thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản được thực hiện như sau: Căn cứ vào dự toán NSNN cấp tỉnh năm được giao, giá trị khối lượng công việc đã thực hiện và điều kiện chi NSNN, chủ đầu tư lập hồ sơ đề nghị thanh toán kèm theo các tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật gửi KBNN tỉnh;

KBNN tỉnh kiểm tra hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu tư và thực hiện thanh tốn khi có đủ các điều kiện theo quy định;

KBNN tỉnh có quyền từ chối các khoản chi NSNN cấp tỉnh không đủ điều kiện chi hoặc tạm dừng thanh toán theo yêu cầu của cơ quan tài chính; Thủ trưởng

KBNN tỉnh chịu trách nhiệm về các quyết định thanh toán, chi trả hoặc từ chối thanh toán các khoản chi NSNN cấp tỉnh.

Hàng quý xác nhận, đối chiếu số thực chi NSNN của các đơn vị sử dụng NSNN cấp tỉnh nhằm đảm bảo tính chính xác về số liệu để kịp thời chỉnh sửa những sai sót.

Thực hiện hạch tốn kế tốn thu, chi NSNN; định kỳ hàng tháng, quý, năm báo cáo việc thực hiện dự toán thu, chi NSNN cho cơ quan tài chính cùng cấp, các cơ quan hữu quan theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

* Quyết tốn NS:

Năm NS kết thúc vào 31/12 hàng năm, tất cả các ngành, đơn vị trên địa bàn tỉnh có sử dụng NSNN cấp tỉnh phải tổ chức hạch tốn kế tốn, khóa sổ, lập báo cáo kế toán, thực hiện quyết toán các khoản chi của NSNN cấp tỉnh và các khoản chi tài chính theo quy định về kế tốn, thống kê theo chế độ kế toán và Mục lục NS với Sở Tài chính, trình tự cụ thể như sau:

KBNN tỉnh có trách nhiệm tổng hợp, xác nhận số liệu quyết toán gửi Sở Tài chính để lập báo cáo quyết tốn, xác nhận số liệu chi NSNN trên báo cáo quyết toán NSNN của các đơn vị sử dụng NSNN cấp tỉnh.

Sở Tài chính thẩm định quyết tốn NSNN, lập quyết toán chi NSNN cấp tỉnh trình UBND tỉnh xem xét, gửi Bộ Tài chính; UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phê chuẩn, quyết tốn NSNN. Sau khi được HĐND tỉnh phê chuẩn, UBND tỉnh báo cáo bổ sung, quyết toán NSNN cấp tỉnh gửi Bộ Tài chính.

* Nhận xét những kết quả đạt được trong quy trình quản lý chi NSNN cấp tỉnh:

Nhìn chung cơng tác quản lý chi NSNN cấp tỉnh của Tỉnh Nam Định đã tuân thủ tốt các bước cơng việc trong quy trình quản lý chi, đảm bảo từ dự toán đến thực hiện, quyết toán NSNN đúng chế độ. Các đơn vị sử dụng NSNN cấp tỉnh và các cơ quan quản lý, kiểm sốt chi NSNN cấp tỉnh đã có trách nhiệm thực hiện đúng các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình và có sự phối hợp với nhau trong việc chi NSNN cấp tỉnh đảm bảo thực hiện theo đúng Luật NSNN, cụ thể đã đạt được một số kết qủa sau:

Đơn vị sử dụng NSNN cấp tỉnh ngày càng phối hợp, tạo điều kiện cùng cơ quan tài chính, Kho bạc trong việc lập dự tốn, thực hiện dự toán và quyết toán NSNN tỉnh, vừa đảm bảo tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện kinh phí, đồng thời chịu sự kiểm tra, hướng dẫn theo quy định của các cơ quan quản lý chi NSNN. KBNN tỉnh thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị sử dụng NSNN cấp tỉnh đảm bảo chi đúng, đầy đủ chứng từ theo quy định của pháp luật, hạch tốn các khoản chi theo đúng tính chất, nội dung theo mục lục NS hiện hành. Hàng tháng đối chiếu, xác nhận số liệu cùng các đơn vị sử dụng NSNN cấp tỉnh, đảm bảo tính chính xác, kịp thời chỉnh sửa sai sót. Thực hiện hạch tốn kế toán chi NSNN cấp tỉnh; định kỳ hàng tháng, quý, năm báo cáo việc thực hiện dự toán chi NSNN cấp tỉnh với Sở Tài chính, các cơ quan hữu quan theo quy định.

Sở Tài chính đã làm tốt cơng tác thẩm tra trong việc lập dự toán chi NSNN cấp tỉnh, thảo luận, chỉnh sửa số liệu đảm bảo tiết kiệm chi nhưng vẫn hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ; phối hợp cùng ngành Thuế, Kho bạc trong việc bố trí nguồn thu đảm bảo nhiệm vụ chi. Thẩm định quyết toán năm của các đơn vị dự toán thuộc NSNN cấp tỉnh theo đúng dự tốn, kiểm tra tính đầy đủ, chính xác giữa số liệu chi của đơn vị sử dụng NSNN cấp tỉnh với KBNN tỉnh. Có ý kiến góp ý bằng miệng, bằng văn bản để các đơn vị sử dụng NSNN cấp tỉnh chỉnh sửa sai sót, rút kinh nghiệm cho những năm tiếp theo.

Bảng 3.2- Số liệu thu- chi NSNN cấp tỉnh qua KBNN Tỉnh Nam Định

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Thu NS cấp tỉnh Chi NS cấp tỉnh Tỷ lệ % (Thu/chi)

2008 3.244.045 3.235.297 100,3%

2009 4.188.022 4.138.627 101,2%

2010 5.702.884 5.585.251 102,1%

(Nguồn: Kho bạc Nhà nước tỉnh Nam Định)

Qua thống kê số liệu tình hình thu- chi NSNN cấp tỉnh từ năm 2008 đến năm 2010 của Tỉnh Nam Định ta thấy tốc độ tăng chi NSNN năm 2010 so với năm 2008 là rất lớn (172%), có thể thấy nhu cầu chi NSNN cấp tỉnh ngày càng tăng.

Một phần của tài liệu thực trạng kiểm soát chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh qua kho bạc nhà nước tỉnh nam định (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w