Kinh nghiệm kiểm soát chi ngân sách nhà nước của Cộng hịa Pháp

Một phần của tài liệu thực trạng kiểm soát chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh qua kho bạc nhà nước tỉnh nam định (Trang 57 - 58)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC

2.3.1Kinh nghiệm kiểm soát chi ngân sách nhà nước của Cộng hịa Pháp

Q trình chấp hành chi NSNN có sự tách biệt giữa chức năng chuẩn chi và chức năng kế toán. Đề cao trách nhiệm cá nhân và chịu trách nhiệm vật chất của các kế tốn viên cơng cộng.

Chuẩn chi viên là người nắm giữ một khoản NSNN, có trách nhiệm thay Nhà nước cam kết về mặt pháp lý đối với người thứ ba, tính tốn các khoản chi và ra lệnh chi trả cho kế toán thực hiện. Chuẩn chi viên cấp 1 là người đứng đầu cơ quan quyền lực hành chính như Thủ tướng, các Bộ trưởng, thủ trưởng đơn vị. Chuẩn chi viên cấp 2 là các tỉnh trưởng, tương đương Chủ tịch UBND tỉnh, họ có thể ủy quyền cho cấp dưới tương đương như Giám đốc các Sở, ban ngành ở Việt Nam.

Kế toán viên được đặt dưới quyền quản lý của Bộ trưởng Bộ Tài chính, là người duy nhất đủ tư cách điều khiển vốn công cộng và thơng qua đó thực hiện việc kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các hồ sơ, chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật. Kế toán viên phải chịu trách nhiệm vật chất về các nghiệp vụ thu, chi mà họ đã kiểm soát, kế toán viên phải ký quỹ hoặc thế chấp bất động sản của mình để đảm bảo thực thi nhiệm vụ.

Kiểm sốt viên tài chính là người kiểm sốt giai đoạn đầu trước khi thực hiện các cam kết chi để tránh sai sót trong q trình thanh tốn, chi trả.

Quy trình thực hiện một khoản chi gồm các giai đoạn: giai đoạn cam kết chi, giai đoạn kiểm tra nghiệp vụ giao dịch; giai đoạn ra lệnh chi; giai đoạn thanh toán, chi trả của kế toán.

Kế toán KBNN sẽ thực hiện xuất quỹ theo lệnh chuẩn chi (quyết định chi) sau khi thực hiện một loạt các kiểm tra sau: Kiểm tra tính chính xác của khoản chi, xem xét khoản chi theo đúng dự tốn được giao; kinh phí cịn lại để thực hiện cấp phát, thanh tốn; tính hợp thức: các cơng việc hoặc dịch vụ đã hoàn thành hay chưa (các loại chứng từ kèm theo: Hợp đồng, biên bản nghiệm thu, hóa đơn...), việc kiểm tra này trừ trường hợp đơn vị sử dụng NS được tạm ứng; tính chính xác của số liệu về mặt số học; các khoản chi đã được chấp thuận của Kiểm sốt viên tài chính hay chưa (chỉ kiểm tra trong trường hợp các khoản chi theo Luật định cần có sự chấp thuận của Kiểm sốt viên tài chính); các hồ sơ chứng từ liên quan đến khoản chi; số tiền chi ra có đúng đối tượng thu hưởng.

Nguyên tắc kiểm tra là: kiểm tra toàn bộ lệnh chi mà người chuẩn chi đã đưa cho kế toán kiểm tra trước khi thanh tốn và kiểm tra theo các nội dung đã trình bày ở trên.

Một phần của tài liệu thực trạng kiểm soát chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh qua kho bạc nhà nước tỉnh nam định (Trang 57 - 58)