Kiến nghị thực hiện các giải pháp

Một phần của tài liệu thực trạng kiểm soát chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh qua kho bạc nhà nước tỉnh nam định (Trang 138)

VIII Chương trình mục tiêu quốc gia 76.134 60.785 85

NHÀ NƯỚC TỈNH NAM ĐỊNH

4.4 Kiến nghị thực hiện các giải pháp

Công tác quản lý chi NSNN là một chu trình gồm nhiều đối tượng tham gia và có liên quan đến nhiều yếu tố, các bộ phận này có quan hệ mật thiết với nhau, nếu một bộ phận có vấn đề thì cả chu trình sẽ bị ảnh hưởng. Để hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN cấp tỉnh qua KBNN Tỉnh Nam Định có chất lượng và hiệu quả đáp ứng được mục tiêu và yêu cầu đã đề ra, Tác giả xin có một số kiến nghị sau:

Thứ nhất, hoàn thiện chính sách, chế độ của nhà nước: Các chính sách, chế độ là các công cụ quản lý chi tài chính, thông qua đó cơ quan quản lý có căn cứ để kiểm tra, giám sát được chi tiêu của đơn vị. Chính vì vậy, cần xây dựng được hệ thống chính sách đầy đủ, rõ ràng và thống nhất, phải đổi mới định mức cho phù hợp với nhiệm vụ cụ thể. Thực hiện được giải pháp này, cần tiếp tục ban hành các văn bản hướng dẫn Luật Cán bộ, công chức, chế độ đào tạo cán bộ, quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cho phù hợp với thực tiễn từng giai đoạn. Hoàn thiện Đề án cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội, các văn bản về chức năng nhiệm vụ của Bộ, ngành cơ quan trung ương và địa phương để làm căn cứ pháp lý cho các cơ quan thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính. Đối với loại hình đơn vị thực hiện khoán biên chế và quỹ lương cũng phải căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể để khoán định mức chi cho con người, không thể nhiệm vu khác nhau mà mức chi trên đầu người trên năm lại giống nhau, có tính chất “san bằng” như hiện nay. Từ thực tế đó các đơn vị thường so sánh hơn, kém nhau nên tìm mọi cách lách cơ chế, vừa gây thất thoát NSNN, vừa gây khó khăn cho KBNN trong kiểm soát chi.

Khi xây dựng Luật NSNN chỉ nên xây dựng chung, có tính chất nguyên tắc; bảo đảm ổn định lâu dài, còn những vấn đề cụ thể như mang tính định lượng, đặc biệt là nội dung cụ thể như nhiệm vụ chi NS, phương án xây dựng dự toán, hình thức cấp phát, thanh toán và quyết toán … nên đưa vào Bộ luật thường niên. Như vậy, báo cáo quyết toán NSNN hàng năm cũng là một đạo luật, theo đó việc sửa đổi, bổ sung những vấn đề có liên quan đến quá trình lập, chấp hành, quyết toán NSNN sẽ diễn ra thường xuyên, hàng năm theo Luật định, việc này sẽ không còn

quan niệm là thay đổi Luật NSNN nữa, giành thời gian cho QH, Chính phủ nghiên cứu những vấn đề lớn, có tính ổn định, lâu dài.

Thứ hai, thống nhất quy định phần mềm kế toán tại các đơn vị sử dụng NSNN

tránh tình trạng mỗi đơn vị làm một cách; có đơn vị thì tự mua phần mềm quản lý tài chính, đơn vị lại được cơ quan tài chính cấp trên trang bị, có đơn vị lại làm hạch toán bằng phương pháp thủ công bằng tay... đồng thời có cơ chế kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng. Như vậy mới có sự thống nhất và tránh được sai sót trong việc hạch toán kế toán cũng như việc lập báo cáo quyết toán của các đơn vị, tạo điều kiện thuận lợi cho Kho bạc trong công tác kiểm soát chi NSNN.

Để hoàn thiện hệ thống kế toán cần phải nghiên cứu để thiết kế phù hợp, đáp ứng được các yêu cầu của công tác báo cáo và thiết kế theo hướng thống nhất để áp dụng đối với các đơn vị làm nhiệm vụ quản lý NS, quản lý quỹ NS và đơn vị chi NS. Ngoài ra, hệ thống kế toán được thiết kế phải hạch toán đầy đủ các chỉ tiêu cần báo cáo, nhất là đối với các chỉ tiêu cần kế toán dồn tích như các khoản nợ, tài sản hình thành tại đơn vị sử dụng NSNN.

Thứ ba, xây dựng hệ thống thanh toán KBNN hiện đại, đảm bảo thanh toán mọi khoản thu, chi của NSNN và các đơn vị giao dịch được an toàn, nhanh chóng và kịp thời, chính xác; giảm dần các giao dịch bằng tiền mặt tại KBNN. Khi đó hoạt động kiểm soát chi của KBNN sẽ góp tích cực hơn nữa trong công tác quản lý chi thường xuyên NSNN của chính nhà nước, minh bạch hóa sử dụng nguồn lực tài chính Nhà nước, góp phần ổn định kinh tế. Tiếp tục thực hiện dự án cải cách tài chính công: Dự án TABMIS là một cấu phần quan trọng trong dự án cải cách quản lý tài chính công. Dự án này đã thực hiện thí điểm tại một số KBNN, đạt được kết quả tốt vì vậy cần phải tiếp tục triển khai diện rộng trong cả nước theo từng giai đoạn và bước đi một cách thận trọng, vững chắc, khi đưa dự án này vào làm công cụ quản lý trong lĩnh vực tài chính NS, nó đem lại những hiệu quả to lớn.

Thứ tư,hoàn thiện hệ thống thanh tra, kiểm soát, kiểm toán NSNN

Cần xem xét hoàn thiện để đảm bảo rằng NSNN được kiểm soát chặt chẽ nhưng tránh phiền hà cho đơn vị sử dụng NSNN và cơ quan quản lý NSNN. KBNN

cần hoàn thiện các quy trình, chuẩn mực để đáp ứng yêu cầu, xây dựng đội ngũ cán bộ…Hoàn thiện tổ chức bộ máy, cơ cấu tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan kiểm tra, kiểm soát chi NSNN. Cơ chế hoạt động thanh tra thường xuyên đối với công tác quản lý tài chính của cơ quan thanh tra chuyên ngành, thanh tra chính phủ và hoạt động của KBNN cũng cần được xem xét, đánh giá lại khi tiến hành cải cách NS ở Việt Nam.

Thứ năm, nâng cao chất lượng của dự toán chi NSNN: Dự toán chi NSNN phải được xây dựng từ cơ sở, đảm bảo phản ánh được dự toán chi của từng chương trình, vừa phản ánh đầy đủ nguồn vốn và không trùng lắp. Đồng thời dự toán chi phải được xây dựng cơ sở những phân tích, đánh giá hiệu quả của từng khoản chi. Từng bước mở rộng nội dung chi thuộc diện phải lập dự toán chi tiết, thu hẹp dần những mục thuộc diện giao khoán, tiến tới mọi khoản chi NSNN đều phải chi tiết trước trong dự toán và đúng chế độ, tiêu chuẩn quy định của nhà nước.

Tất cả các cơ quan, đơn vị đều phải chấp hành nghiêm chỉnh các yêu cầu và thời gian đặt ra; xây dựng quy trình và thời gian lập, duyệt và phân bổ NSNN ở các cơ quan, đơn vị. Để quá trình kiểm soát chi ra thuận lợi, thì việc lập, duyệt và phân bổ NSNN cho đến từng đơn vị thụ hưởng phải được thực hiện một cách đầy đủ, kịp thời, công khai, đảm bảo các đơn vị sử dụng NSNN ngay từ đầu năm.

Thứ sáu, từng bước thực hiện quản lý, kiểm soát chi theo kết quả đầu ra: theo phương thức cấp phát này thì nhà nước không can thiệp sâu vào việc sử dụng khoản chi NSNN đó như thế nào, việc đó giao toàn quyền cho thủ trưởng các đơn vị quyết định, Nhà nước chỉ quan tâm tới hiệu quả, chương trình đó đem lại kết quả như thế nào từ nguồn vốn NSNN.

Thứ bảy, tiếp tục cải cách tiền lương cho công chức, viên chức nhà nước

Tiền lương là nguồn thu nhập chính đối với các công chức, viên chức nhà nước, trong những năm gần đây tuy Chính phủ đã thực hiện nhiều lần cải cách chính sách tiền lương nhưng vẫn ở mức thấp, thực tế cho thấy tiền lương không đáp ứng được nhu cầu cuộc sống cần thiết cho công chức, viên chức nhà nước. Vì vậy các đơn vị sử dụng NSNN đã tìm mọi cách lách Luật nhằm bổ xung thu nhập cho

công chức, viên chức của đơn vị mình. Dẫn đến việc kiểm soát các khoản chi NSNN của Kho bạc đối với đơn vị sử dụng NSNN luôn gặp khó khăn. Do đó Chính phủ phải có một chính sách cải cách tiền lương mang tính đột phá phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội.

Thứ tám, cần phải xây dựng trung tâm cung cấp dich vụ công

Thực tiễn tại mỗi địa phương khác nhau cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ giống nhau thì lại có giá cả khác nhau. Do đó, hàng hóa tại các đơn vị sử dụng NSNN mua về có sự khác biệt lớn về giá, gây lãng phí và khó kiểm soát của các cơ quan chức năng; Cho nên, phải hình thành trung tâm cung cấp hàng hóa công đảm bảo giá cả hàng hóa được quản lý trong toàn quốc. Hàng năm, Nhà nước chi ra một khoản tiền rất lớn cho các đơn vị sử dụng NSNN mua sắm xe ô tô công. Vì vậy, số lượng xe ô tô tại cơ quan nhà nước thì nhiều, nhưng hiệu quả sử dụng ô tô công tại các đơn vị này không cao (hằng năm chỉ có một vài cuộc họp, tập huấn), nhiều khi sử dụng sai mục đích, không đúng đối tượng, sử dụng cho công việc riêng mà không phải việc công, kéo theo đó là phải trả lương cho đội ngũ lái xe, chi phí xăng xe… gây lãng phí NSNN. Do đó phải hình thành một trung tâm cung cấp dịch vụ xe công (là đơn vị sự nghiệp có thu); trung tâm này vừa cung cấp dịch vụ xe ô tô công cho các cơ quan nhà nước trong giờ hành chính và ngoài giờ hành chính thì cung cấp như dịch vụ như các hãng taxi.

Thứ chín, Chính phủ cần phải ban hành Nghị định phạt hành chính trong lĩnh vực kiểm soát chi NSNN (phạt đơn vị thực hiện chi, phạt cán bộ KBNN kiểm soát chi) từ đó có thể hạn chế được các khoản chi sai, không đúng tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước.

Một phần của tài liệu thực trạng kiểm soát chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh qua kho bạc nhà nước tỉnh nam định (Trang 138)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w