Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG ở các trường THCS

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở lê hữu trác, tỉnh hưng yên luận văn ths giáo dục học (Trang 33 - 37)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG HỌC SINH GIỎI

1.3. Những vấn đề cơ bản về quản lý và biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS

1.3.3. Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG ở các trường THCS

Kế hoạch hoá là chức năng quản lý đầu tiên trong bốn chức năng quản lý cơ bản. Có ba nội dung chủ yếu của chức năng kế hoạch hóa: Xác định, hình thành các mục tiêu, phương hướng phát triển cho tổ chức; Xác định và bảo đảm các nguồn lực để đạt đƣợc mục tiêu; Quyết định những biện pháp tốt nhất để đạt đƣợc các mục tiêu đó.

Nhiệm vụ chủ yếu của chức năng kế hoạch hoá trong quản lý giáo dục:

- Khi tiến hành chức năng kế hoạch, người quản lý giáo dục các cấp cần xác định những mục tiêu cần để phát triển giáo dục và quyết định những biện

28

pháp có tính khả thi (phù hợp với quan điểm, đường lối theo từng giai đoạn phát triển của đất nước và địa phương).

- Các mục tiêu và biện pháp tương ứng phải được thể hiện bằng các loại kế hoạch nhƣ: kế hoạch chiến lƣợc, kế hoạch năm học, kế hoạch tác nghiệp.

Kế hoạch chiến lược thường có thời hạn từ 3 đến 5 năm cho một tổ chức và dài hạn hơn 10 đến 15 năm cho một ngành hoặc một quốc gia. Trong đó các bước hoạt động chi tiết được vạch ra để đạt được mục tiêu chiến lược.

Những kế hoạch này hướng vào những vấn đề lớn như: cần phải hoạt động nhƣ thế nào để đáp ứng đƣợc các điều kiện đang thay đổi; cần phân bố nguồn lực nhƣ thế nào trong phạm vi tổ chức; những hành động nào cần tiến hành để tạo nên một nỗ lực chung, thống nhất và có sức mạnh trong toàn bộ tổ chức để có thể đạt đƣợc mục tiêu chiến lƣợc.

Kế hoạch năm học, có thời hạn từ 1 năm trở lên, là những cách thức đƣợc vạch ra để hỗ trợ cho việc triển khai kế hoạch chiến lƣợc cũng nhƣ đạt đƣợc các mục tiêu chiến thuật.

Kế hoạch tác nghiệp có thời hạn dưới 1 năm, thậm chí có thời hạn tính theo tháng, tuần, ngày. Trong đó các biện pháp đƣợc hoạch định để triển khai kế hoạch năm học và đạt đƣợc mục tiêu tác nghiệp.

1.3.3.2. Công tác tổ chức

Chức năng tổ chức có hai vai trò chủ yếu trong quá trình quản lý:

Thứ nhất, vai trò hiện thực hoá các mục tiêu theo kế hoạch đã xác định.

Nếu chức năng kế hoạch cho phép người quản lý hình dung trước kết quả hoặc đích cuối cùng cần đạt đƣợc nhƣ thế nào, thì chức năng tổ chức cho phép họ khẳng định liệu kết quả đó chắc chắn sẽ thành công hay không.

Thứ hai, chức năng tổ chức có khả năng tạo ra sức mạnh mới của một tổ chức, cơ quan, đơn vị thậm chí của cả một hệ thống nếu việc tiếp nhận, phân phối và sắp xếp các nguồn lực đƣợc tiến hành khoa học, hợp lý và tối ƣu. Sức mạnh mới của tổ chức có thể mạnh hơn nhiều lần so với khả năng vốn có của nó. Do vậy, vai trò này còn đƣợc nhấn mạnh bằng cụm từ "hiệu ứng tổ chức".

29 1.3.3.3. Công tác chỉ đạo

Chức năng chỉ đạo là một chức năng quan trọng và cần thiết cho việc hiện thực hóa các mục tiêu, do đó khi thực hiện chức năng chỉ đạo trong quản lý giáo dục phải quán triệt phương châm “duy trì - ổn định - đổi mới - phát triển”.

Thực hiện chức năng chỉ đạo thực chất là những hành động xác lập quyền chỉ huy và sự can thiệp của người cán bộ quản lý trong toàn bộ quá trình quản lý, là huy động mọi lực lƣợng vào việc thực hiện kế hoạch và điều hành nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động trong tổ chức diễn ra trong kỷ cương, trật tự. Thực hiện chức năng chỉ đạo trong quản lý cần đảm bảo những vấn đề sau:

Thực hiện quyền chỉ huy và hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ. Người lãnh đạo với quyền hạn và trách nhiệm của mình phải giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân, tập thể trong đơn vị theo kế hoạch, đúng vị trí công tác của họ thông qua những quyết định quản lý.

Thường xuyên đôn đốc, động viên. Cùng với việc giao và hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ, quản lý còn phải thường xuyên đôn đốc thuộc cấp thực hiện nhiệm vụ bảo đảm tiến độ và chất lƣợng. Động viên kịp thời nhằm phát huy mọi khả năng của con người vào quá trình thực hiện mục tiêu của tổ chức.

Giám sát và điều chỉnh: Thực hiện hoạt động giám sát nhằm thu thập thông tin về thực trạng thực hiện kế hoạch đã đƣợc xác định, kịp thời phát hiện những điển hình tốt để phổ biến, những khó khăn để giúp đỡ, khắc phục, những thiếu sót để kịp thời uốn nắn hoặc điều chỉnh kế hoạch nếu không sát thực tiễn hoặc do tình hình khách quan có những biến đổi.

Thúc đẩy các hoạt động phát triển. Tạo động lực thúc đẩy mọi người ham thích, mong muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ và duy trì năng suất lao động cao.

1.3.3.4. Công tác kiểm tra

Về mặt hình thức, kiểm tra là chức năng thứ tƣ của quá trình quản lý đồng thời chuẩn bị cho một quá trình quản lý tiếp theo. Song kiểm tra không phải là giai đoạn cuối cùng trong hoạt động quản lý cũng không phải hoạt động đan xen mà là một quá trình liên tục về thời gian, bao quát về

30

không gian. Khi nghiên cứu về Đánh giá trong giáo dục, tác giả Nguyễn Đức Chính cho rằng: “Bất kỳ khâu nào của quản lý giáo dục cũng cần tới đánh giá. Không có đánh giá thì hệ thống quản lý giáo dục sẽ trở thành một hệ thống một chiều. Đây là một cơ chế quản lý giáo dục không khoa học và không hoàn thiện. Khi có đánh giá, quản lý giáo dục mới nhận được phản hồi, mới kịp thời phát hiện ra các vấn đề và giải quyết chúng. Giáo dục là một hệ thống quản lý hai chiều kiểu khứ hồi. Như vậy có thể nói đánh giá là một nhân tố đảm bảo cho quản lý giáo dục có tính khoa học và hoàn thiện” Kiểm tra là công cụ quan trọng để nhà quản lý phát hiện ra những sai sót và có biện pháp điều chỉnh. Kiểm tra góp phần đôn đốc việc thực hiện kế hoạch với hiệu quả cao. giúp cho việc đánh giá khen thưởng chính xác những cá nhân và tập thể có thành tích, đồng thời phát hiện đƣợc những lệch lạc để uốn nắn, sửa chữa kịp thời. Thông qua kiểm tra, các hoạt động sẽ đƣợc thực hiện tốt hơn và giảm bớt sai sót có thể nảy sinh, cũng nhƣ tiền đề cho quá trình hoàn thiện và đổi mới. Tuy nhiên, kiểm tra phải phản ánh đúng bản chất và nhu cầu của hoạt động nhà trường. Hoạt động kiểm tra phải tiến hành thường xuyên, có hệ thống, có mục đích, có kế hoạch rõ ràng suốt năm học. Phải sử dụng các tiêu chuẩn biểu mẫu dễ hiểu, tận dụng, phù hợp với trình độ và hoàn cảnh nhà trường.

1.3.3.5. Công tác thông tin

Hoạt động quản lý bao giờ cũng gắn liền với thông tin. Thông tin đƣợc coi nhƣ hệ thần kinh của hệ thống quản lý. Bất kỳ hoạt động quản lý nào cũng đều liên quan đến thông tin. Việc nghiên cứu thông tin, hệ thống đảm bảo thông tin và các biện pháp hợp lý hóa hệ thống đảm bảo thông tin sẽ giúp nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý. Dưới đây là một số yêu cầu về thông tin quản lý nhà trường:

- Thông tin phải chính xác, phản ánh trung thực thực trạng của đối tượng quản lý, của môi trường quản lý. Đồng thời, thông tin phải có tính đầy đủ, lôgic, tránh tình trạng thừa hoặc thiếu thông tin, thông tin cần thì lại không

31

có. Thông tin phải có tính nhất quán, có luận cứ, không có các chi tiết thừa hoặc tự mâu thuẫn.

- Các thông tin phải có tính kịp thời nếu không thông tin sẽ trở thành lỗi thời và vô ích. Các thông tin phải có tính hệ thống và tổng hợp. Thực chất của yêu cầu này là thông tin đƣợc kết hợp với nhau về mặt lịch sử hoặc lôgic, thu nhận đƣợc theo một thứ tự và trình tự nghiêm ngặt mới có thể phục vụ cho việc quản lý một cách có hiệu quả.

- Thông tin phải có tính kinh tế, yêu cầu này liên quan đến tính tối ƣu, tính hiệu quả trong hoạt động thông tin của quản lý.

- Thông tin phải có tính pháp lý. Các thông tin dưới dạng chỉ thị đều phải hợp lý, phù hợp với chủ trương của cấp trên. Các công văn, chỉ thị gửi cấp dưới được coi như văn bản pháp quy.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở lê hữu trác, tỉnh hưng yên luận văn ths giáo dục học (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)