Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG HỌC SINH GIỎI
1.3. Những vấn đề cơ bản về quản lý và biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS
1.3.4. Các yếu tố có tác động đến quản lý hoạt động bồi dƣỡng HSG
Quy chế dạy học và quy chế quản lý hoạt động dạy học là những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các chỉ thị, hướng dẫn giảng dạy của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT và của Phòng GD&ĐT có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu quản lý hoạt động bồi dƣỡng HSG và nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện.
Quy chế dạy học và quy chế quản lý hoạt động dạy học là cơ sở pháp lý để sắp xếp tổ chức, xây dựng cơ chế quản lý, điều hành nhân sự, xác định mục đích, nội dung, chương trình và kế hoạch bồi dưỡng HSG.
Dưới đây là một số yêu cầu của quy chế dạy học và quy chế quản lý hoạt động dạy học ở các trường hiện nay:
- Không được trái với luật, chính sách của Đảng, Nhà nước và của địa phương.
- Nội dung tuyên truyền phải ngắn gọn, chính xác, khoa học và phải được cập nhật thường xuyên.
32
- Hình thức tuyên truyền phù hợp với giáo viên, học sinh, ban đại diện cha mẹ học sinh, ….
- Nâng cao hiệu lực của quy chế và coi đó là nhiệm vụ chính trị của bản thân.
1.3.4.2. Năng lực CBQL và đội ngũ GV
Năng lực CBQL và chất lượng đội ngũ GV có ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng bồi dưỡng HSG của nhà trường. Đội ngũ GV là lực lượng nòng cốt quyết định tới chất lƣợng của một cơ sở giáo dục. Chính vì vậy, nâng cao năng lực CBQL và chất lƣợng đội ngũ GV là một nhiệm vụ trọng tâm nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục. Nó là nguồn nhân lực tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động bồi dƣỡng HSG.
1.3.4.3. Chất lượng học sinh và chất lượng tuyển sinh đầu vào
Chất lƣợng của học sinh là kết quả phản ánh về động cơ, tinh thần, thái độ trong quá trình giáo dục và đƣợc thể hiện qua hai mặt giáo dục là: Học lực (văn hóa) và Hạnh kiểm (đạo đức). Chất lƣợng hai mặt dùng để đánh giá khả năng, trình độ nhận thức, lính hội tri thức của học sinh. Hai mặt giáo dục này luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thể hiện kết quả học tập và rèn luyện của HS.
Để đáp ứng mục tiêu đào tạo của nhà trường thì chất lượng tuyển sinh đầu cấp có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Công tác tuyển sinh phải giúp nhà trường tuyển đƣợc những học sinh có kết quả học tập thuộc loại xuất sắc ở bậc Tiểu học, có năng khiếu, ý chí trong học tập để các em tiếp tục đƣợc bồi dƣỡng và phát triển.
1.3.4.4. Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là một phần không thể thiếu trong quá trình dạy học. Nó là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình giáo dục, góp phần quyết định đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Việc khai thác, sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học, đồ dùng thí nghiệm có tác dụng rất quan trọng trong việc rèn kỹ năng cho HS.
1.3.4.5. Môi trường giáo dục và môi trường dạy học
33
Gia đình, nhà trường và xã hội là ba môi trường liên kết, có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi học sinh. Chính vì vậy, nhà quản lý phải xây dựng đƣợc mối quan hệ tốt giữa gia đình, nhà trường và xã hội nhằm:
- Thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục.
- Huy động mọi lực lƣợng của cộng đồng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động bồi dƣỡng HSG.
1.3.4.6. Công tác thi đua, khen thưởng
Công tác thi đua, khen thưởng là một trong những biện pháp quản lý.
Khen thưởng đúng, kịp thời và thích đáng sẽ tạo ra động lực, động viên, cổ vũ lòng nhiệt tình sự say mê sáng tạo của mỗi GV và HS.
1.4. Các quy định của cơ quan quản lý về bồi dưỡng HSG đối với trường THCS trong bối cảnh hiện nay
- Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 12/01/2011 nhấn mạnh một trong những nhiệm vụ chủ yếu phát triển đất nước 5 năm 2011-2015 là “Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lƣợng nguồn nhân lực”
- Trong chiến lƣợc phát triển giáo dục 2011 – 2020 khẳng định: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam”; “Phát triển giáo dục phải thực sự là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân”; “Đầu tư cho giáo dục là đầu tƣ phát triển.” Đồng thời đề cập một trong những quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục là: “Phải chú trọng thỏa mãn nhu cầu phát triển của mỗi người học, những người có năng khiếu được phát triển tài năng” và một trong những giải pháp về đổi mới giáo dục là: “ Chú trọng xây dựng các cơ sở giáo dục tiên tiến, trọng điểm, chất lƣợng cao để đào tạo bồi dƣỡng các tài năng”.
34
- Nghị quyết số 40/NQ/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội về “đổi mới chương trình giáo dục phổ thông”.
- Ngày 25 tháng 11 năm 2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chề thi chọn HSG cấp quốc gia theo quyết định số 56/2011/TT-BGDĐT. Điều 2 của quy chế này nêu rõ: “Thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia nhằm động viên, khuyến khích người dạy và người học phát huy năng lực sáng tạo, dạy giỏi, học giỏi; góp phần thúc đẩy việc cải tiến, nâng cao chất lƣợng dạy và học, chất lƣợng công tác quản lý, chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục; đồng thời phát hiện người học có năng khiếu về môn học để tạo nguồn bồi dưỡng, thực hiện mục tiêu đào tạo nhân tài cho đất nước”.
- Ngày 12 tháng 12 năm 2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT theo quyết định số 58/2011/TT-BGDĐT
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã đề cập tới các vấn đề về đào tạo - bồi dưỡng người tài nói chung, bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam, đồng thời đã nêu đƣợc mục đích của công tác bồi dƣỡng học sinh giỏi.
Tác giả cũng đã cố gắng làm sáng tỏ một số khái niệm cơ bản về bồi dƣỡng học sinh giỏi nhƣ: năng lực, năng khiếu, tài năng; Các giai đoạn phát triển tài năng; Khái niệm học sinh giỏi và học sinh giỏi môn học cấp THCS; Những biểu hiện của học sinh giỏi cần đƣợc chú ý trong tuyển chọn, bồi dƣỡng học sinh giỏi. Đã hệ thống hoá và làm rõ những vấn đề cơ bản về quản lý và biện pháp quản lý. Ở phần này, khái niệm về quản lý nhà trường, các biện pháp quản lý, đặc biệt là biện pháp quản lý công tác bồi dƣỡng học sinh giỏi ở trường THCS đã được đề cập đến một cách khá sâu sắc. Đây chính là nền tảng lý luận để tác giả luận văn định hướng nghiên cứu thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS và đề xuất các biện pháp quản lý công tác này ở chương 3 dưới đây.