Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc, các

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế cá thể trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 98 - 126)

- Kinh tế cá thể là loại hình kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân nhỏ nhưng không có

3.1.13 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc, các

quốc, các đoàn thể nhân dân và các hiệp hội đối với sự phát triển của kinh tế cá thể

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng thông qua các cấp ủy và các tổ chức cơ sở Đảng đối với kinh tế cá thể có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đó là cơ sở, tiền đề tạo nên sự thống nhất trong nhận thức toàn Đảng, toàn dân về vị trí, vai trò của kinh tế cá thể cũng như trong quá trình tổ chức thực hiện chủ trương khuyến khích phát triển bộ phận kinh tế này. Chính điều đó sẽ nâng cao được ý thức chính trị, ý thức pháp luật của các chủ hộ cá thể, của người lao động trong quá trình phát triển sản xuất, kinh doanh.

Mặt khác, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và các hiệp hội cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ những quyền lợi hợp pháp của các hộ cá thể, tạo điều kiện cho các hộ phát triển kinh tế, mở mang ngành nghề kinh doanh. Kinh tế cá thể ở nước ta phân bố phân tán, sản xuất kinh

doanh nhỏ lẻ, vốn ít, làm ăn theo kinh nghiệm là chính, kỹ thuật lạc hậu, thiếu kiến thức kỹ thuật... Do dó gặp khó khăn trong mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và kinh doanh có hiệu quả...vì vậy để phát triển vững chắc kinh tế cá thể theo định hướng XHCN ở tỉnh ta trong thời gian tới thì vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò của Mặt Trận Tổ quốc, vai trò của các đoàn thể quần chúng và vai trò của các Hiệp hội là hết sức cần thiết đối với sự phát triển của bộ phận kinh tế này ở nước ta nói chung và Nghệ An nói riêng.

3.1.2 Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và kinh tế cá thể ở Nghệ An

3.1.2.1 Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh

Tại Đại hội Đảng lần thứ X, Đảng ta đã xác định: “Phát triển mạnh các thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh. Các thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trước pháp luật, cùng tồn tại và phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.”

Với quan điểm trên, Nhà nước khuyến khích mọi cộng đồng dân cư và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực mà luật pháp không cấm. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát huy tính chủ động, sáng tạo, nâng cao năng lực quản lý, phát triển khoa học công nghệ và nguồn nhân lực, mở rộng các mối liên kết với các loại hình doanh nghiệp khác, tăng hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trường; phát triển kinh doanh, tạo việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động.

Trên sơ sở đó, tỉnh đã đề ra chủ trương phát triển kinh tế cá thể trong có cấu kinh tế nhiều thành phần. Sự phát triển kinh tế cá thể có mối quan hệ tác

động qua lại với các thành phần kinh tế khác vừa cạnh tranh để tồn tại; vừa hỗ trợ liên doanh liênn kết, hợp tác tạo động lực thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển lâu dài trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước, nhằm phục vụ mục tiêu chung là thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn. Do đó, nghiên cứu phương hướng phát triển kinh tế cá thể của tỉnh phải đặt trên nền tảng phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và phải gắn với phương hướng vận động phát triển của các thành phần kinh tế trên địa bàn.

Theo quyết định số 61/2008/QĐ-TTg ngày 9/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội Dải ven biển miền Trung Việt Nam đến năm 2020 và quyết định số 197/2007/QQD-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội và các quy hoạch ngành của tỉnh đến năm 2020 đươc thể hiện tóm tắt như sau:

- GDP (giá hiện hành) bình quân đầu người đạt khoảng 1.560 USD vào năm 2015 và đạt khoảng 3.100 USD vào năm 2020.

- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm giai đoạn 2011 - 2015 đạt 12 – 12,5% và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 11,5 - 12%.

- Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành phi nông nghiệp, đặc biệt thúc đẩy ngành trong khu vực dịch vụ tăng trưởng nhanh trong giai đoạn sau 2010. Đến năm 2015, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP đạt 41,4%, dịch vụ 40,4% và nông, lâm, thuỷ sản khoảng 18,2%; cơ cấu các ngành tương ứng vào năm 2020 là 43%; 43% và 14,0%.

- Phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, hình thành một số sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Phấn đẫu kim ngạch xuất khẩu đạt trên 850 triệu USD vào năm 2015 và đạt khoảng 1.900 triệu USD vào năm 2020.

- Phấn đấu mức thu ngân sách theo giá hiện hành trên địa bàn tăng bình quân hàng năm khoảng 24- 25% trong cả thời kỳ 2006 – 2020, đạt khoảng 15.600 tỷ đồng vào năm 2015, chiếm 14,6% GDP và đạt khoảng 47.400 tỷ đồng vào năm 2020, chiếm 18,4% GDP.

- Bình quân hàng năm giả quyết việc làm cho khoảng 28 – 30nghìn lao động trong giai đoạn 2010 -2020. Đảm bảo 89 – 90% lao động trong độ tuổi có việc làm vào năm 2020. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 65 - 70% vào năm 2020. Nâng cao mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa của người dân, giảm nhanh tỷ lệ đói nghèo; đảm bảo công bằng xã hội. Duy trì quy mô dân số hợp lý, thu hút lao động, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động.

- Phát triển kinh tế gắn liền với với phát triển xã hội, nguồn nhân lực và khoa học công nghệ. Phát triển hài hoà, bền vững; bảo vệ môi trường, khai thác đi đôi với bảo vệ và làm giàu tài nguyên. Giữ vững quốc phòng - an ninh, xây dựng biển Nghệ An thành một vùng biển ổn định, hợp tác và phát triển với các địa phương khác và với các nước.

Để đảm bảo phát triển bền vững hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, bảo vệ môi trường. Tỉnh có chủ trương đưa giáo dục mầm non và phổ thông đạt mức tiên tiến của cả nước, trong đó đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục bậc THPT vào năm 2015; Tăng cường các hoạt động giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông, từng bước phân luồng hợp lý học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông.

- Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu; đảm bảo đủ số lượng, đồng bộ và cân đối chất lượng giữa các vùng đô thị, nông thôn và ven biển; tăng cường công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng phục vụ hoạt động giáo dục, đào tạo.

- Đảm bảo 100% số phòng học được kiên cố hóa vào năm 2010 và đến năm 2015 có 100% số trường đạt chuẩn quốc gia. Xây dựng mới hệ thống

trường học ở khu đô thị mới, các khu công nghiệp, khu kinh tế... đảm bảo có đủ trường học ở các cấp cho học sinh.

- Phát triển thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực của khu vực Bắc Miền Trung; Thành lập thêm một số trường (đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề) hoặc một số ngành ở các trường để đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với định hướng phát triển của vùng ven biển; Năm 2010, phấn đấu tỷ lệ lao động được đào tạo đạt 45- 50% và năm 2020 đạt khoảng 75-80%. Xã hội hóa giáo dục, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển giáo dục, đào tạo.

- Thực hiện tốt các chính sách để nâng cao khả năng tiếp cận và đảm bảo cung cấp đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản thiết yếu với chất lượng ngày càng cao cho người nghèo; Đảm bảo 100% người nghèo được thụ hưởng chính sách chăm sóc sức khoẻ, tất cả đối tượng trẻ em nghèo được hưởng chính sách trợ giúp về giáo dục.

- Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; Chăm sóc người có công với nước; Chăm lo đào tạo, dạy nghề, tạo việc làm cho con em gia đình chính sách; Thực hiện đồng bộ, toàn diện và hiệu quả các Chương trình xoá đói giảm nghèo; tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận các chính sách trợ giúp về tín dụng, dạy nghề, tạo việc làm, khuyến nông v.v…; Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và tính tự lực của các hộ nghèo.

- Phát triển kết cấu hạ tầng, chú trọng mạng lưới giao thông, hệ thống thuỷ lợi, cung cấp nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường và các hạ tầng xã hội khác; Bố trí lại cơ cấu kinh tế, đa dạng hoá ngành nghề để nâng cao hiệu quả sản xuất.

- Quy hoạch lại các điểm dân cư tập trung, có cơ chế, chính sách hỗ trợ di dân, vay vốn để kiên cố nhà ở đối với vùng thường bị thiên tai; từng bước hình thành các điểm dân cư đô thị.

Để phấn đấu thực hiện các mục tiêu trên, một trong những giải pháp quan trọng được xác định trong văn kiện Đại hội đại biểu Đảng Bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVII( nhiệm kỳ 2010- 2015) đã đề ra mục tiêu tổng quát là “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của Đảng, tăng cường đoàn kết thống nhất đưa Nghệ An trở thành một tỉnh khá trong khu vực phía Bắc vào năm 2015, tạo cơ sở để đến năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, phân đấu xây dựng TP Vinh thành trung tâm kinh tế, văn hoá của vùng Bắc Trung bộ”.

3.1.2.2 Phương hướng phát triển kinh tế cá thể ở Nghệ An

Kinh tế cá thể ở tỉnh ta đã, đang và sẽ phát triển rộng rãi trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Vì vậy chiến lược phát triển kinh tế cá thể ở nước ta trước hết trong thời kỳ CNH – HĐH phải được đặt trong chiến lược chung phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; nhưng phải đặc biệt chú ý đến vị trí, vai trò và đặc điểm riêng của kinh tế cá thể ở địa phương.

Tuy nhiên, do đặc điểm riêng của kinh tế cá thể để phát huy năng lực và lợi thế của kinh tế cá thể, cần có định hướng chiến lược. Đối với kinh tế cá thể trong một số ngành, nghề ở nông thôn và thành thị có khả năng tận dụng tiềm năng về vốn, sức lao động và tay nghề của từng gia đình, từng người lao động để phát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt hướng kinh tế cá thể đầu tư vào phát triển sản xuất và chế biến nông, lâm, thủy sản và các dịch vụ mới; Hướng phát triển kinh tế cá thể theo con đường hợp tác tự nguyện dưới nhiều hình thức đa dạng, làm vệ tinh cho kinh tế nhà nước hoặc phát triển độc lập thành tổ chức kinh doanh tư nhân lớn hơn.

Cụ thể cần khuyến khích kinh tế cá thể đầu tư vào các khu vực và lĩnh vực sau:

- Khôi phục và khuyến khích phát triển mạnh các ngành nghề truyền thống của địa phương như: Bánh đa ở Đô Lương, nghề dẹt vải ở Phượng Lịch(Diễn Châu), nghề mộc ở Tràng Thân, nghề làm trống ở Diễn Hoàng,

nghề đan lát, nghề hoa cây cảnh ở Nghi Lộc, nghề gốm sứ ở Đại Sơn và Trù Sơn (Đô Lương)……..

Chỉ tính riêng huyện Diễn Châu đã có rất nhiều làng nghề truyền thống đang được lưu giữ và ngày càng phát triển. Là vùng đất thuận lợi giao thông, nơi giao lưu của nhiều vùng miền nên người Diễn Châu rất nặng động sáng tạo, nhanh nhạy và linh hoạt, họ lao động cần cù và rất thông minh. Người Diễn Châu tiếp cận sớm với nền văn minh lúa nước và luôn suy nghĩ, trăn trở tìm những cây trồng, vật nuôi phong phú hợp với vùng đất quê mình, họ bươn chi khắp nơi để tiêu thụ sản phẩm làm ra. Có thể khẳng định ở Diễn Châu hình thành sản xuất hàng hoá rất lâu đời, Diễn Châu có lẽ là nơi nghề thủ công cổ truyền nhiều hơn các địa phương khác ở Nghệ An. Tính đến nay trên địa bàn huyện Diễn Châu đã có tới 25 làng nghề truyền thống đang hoạt động và góp phần xóa đói giảm nghèo cho địa bàn.

- Đầu tư phát triển các ngành công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, gồm nhóm các ngành công nghiệp chế biến như xay sát, gia công chế biến lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chế biến nông sản. chuyển từ xuất khẩu sản phẩm sơ chế sang sản phẩm tinh chế vừa tạo việc làm vừa tăng được giá trị sản xuất công nghiệp, gí trị hàng xuất khẩu. Các ngành này không những thúc đẩy chuyển dịch cwo cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH – HĐH mà còn tạo điều kiện giải quyết đầu ra cho nông nghiệp.

- Nhóm ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động như ngành dệt, may, dày gia phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Những ngành này đòi hỏi vốn không lớn, lao động không cần trình độ cao đồng thời đây cũng là những ngành nghề truyền thống của kinh tế cá thể nếu được khuyến khích sẽ được mở rộng về quy mô và phát triển cao hơn về công nghệ. Ngành may phát triển sẽ sủ dụng được nguồn nguyên liệu từ ngành dệt…..

- Đầu tư mạnh vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa vật nuôi, cây trồng, tiểu thủ công nghiệp. Đặc biệt là những ngành có tỷ suất hàng hóa cao, phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu như: trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi thủy hải sản……tùy theo điều kiện của từng vùng, từng khu vực. Khuyến khích kinh tế cá thể phát triển theo hướng trang trại và các doanh nghiệp vừa và nhỏ….

- Tập trung khuyến khích phát triển kinh tế cá thể trong các lĩnh vực như: thương mại, dịch vụ…..các lĩnh vực kinh tế này hoạt động nhỏ, lẻ, linh hoạt, đa dạng, phong phú, năng động….. Mặt khác, thương mại, dịch vụ đòi hỏi vốn có thể không lớn lắm, mà thu hồi vốn lại nhanh…..Vì vậy, lĩnh vực này rất thích hợp với đặc điểm, tính chất của kinh tế cá thể ở nước ta.

3.1.3 Thời cơ và thách thức đối với sự phát triển kinh tế cá thể trên địa bàntỉnh Nghệ Antỉnh Nghệ Antỉnh Nghệ An tỉnh Nghệ An

3.1.3.1 Những thời cơ

Trong thời gian tới, dự báo hoạt động thương nghiệp của tỉnh sẽ có những biến đổi quan trọng, phát triển theo hướng hội nhập với khu vực và thế giới và với tốc độ nhanh do gặp những yếu tố thuận lợi sau:

+ Về tình hình ngoài nước

Là thành viên chính thức của Hiệp Hội các nước ASEAN, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC) và việc Việt Nam đã tham gia vào tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) sẽ đẩy mạnh quá trình hoà nhập của Việt Nam vào cộng đồng quốc tế, tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại quốc tế giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.

+ Về tình hình trong nước:

nội GDP tăng bình quân thời kỳ 2006-2010 tăng 8,6%/năm. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hằng năm tăng 7,2%, giá trị sản xuất công nghiệp

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế cá thể trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 98 - 126)