Kinh nghiệm phát triển kinh tế cá thể ở Trung Quốc

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế cá thể trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 52 - 54)

- Kinh tế cá thể là loại hình kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân nhỏ nhưng không có

1.3.1.1 Kinh nghiệm phát triển kinh tế cá thể ở Trung Quốc

Là một quốc gia ở Châu Á có nhiều điểm tương đồng về kinh tế, chính trị, xã hội với Việt Nam. Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, Chính phủ Trung Quốc sớm coi trọng việc khuyến khích phát triển kinh tế cá thể và đã thu được những thành tựu đáng kể. Nghiên cứu những kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc phát triển kinh tế cá thể để rút ra những bài học cho Việt Nam là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Bước đột phá trong công cuộc cải cách mở cửa theo hướng thị trường của Trung Quốc là sự chuyển biến về nhận thức và thực hiện phát triển kinh tế tư nhân trong đó trước hết là với kinh tế cá thể của Đảng cộng sản Trung Quốc.

Ở khu vực nông thôn, kinh tế cá thể đã phát triển sau những cải cách thể chế mà trong đó cơ chế khoán hợp đồng được thực hiện. Quyết sách đúng đắn đó đã tạo ra động lực khuyến khích nông dân lao động sản xuất, làm cho sản lượng lương thực tăng đột biến, nhiều hộ gia đình nông dân trở nên khá giả.

Ở khu vực thành thị, sau “cách mạng văn hóa” áp lực giải quyết việc làm trở nên cấp bách. Vì thế Chính Phủ đã khuyến khích thanh niên tự tạo việc làm, nhờ đó mà hộ cá thể ra đời. Song khu vực cá thể chỉ đóng vai trò phụ, bổ sung cho khu vực nhà nước và tập thể, lấp vào những khoảng trống mà hai khu vực này bỏ lại trong nền kinh tế. Trong diễn văn kỷ niệm 30 năm Quốc khánh Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, ông Diệp Kiếm Anh khẳng định: kinh tế cá thể ở thành thị và nông thôn là một thành phần gắn liền và bổ sung cho kinh tế nhà nước XHCN.

Đại hội lần thứ XV Đảng Cộng sản Trung Quốc là mốc quan trọng trên con đường cải cách mở cửa và xây dựng nền kinh tế thị trường mang đặc sắc Trung Quốc. Đại hội XV khẳng định: “Đối với kinh tế phi công hữu như cá

thể, tư doanh cần phải tiếp tục cổ vũ, hướng dẫn để chúng phát triển một cách lành mạnh. Điều này có tác dụng quan trọng đối với việc thỏa mãn nhu cầu đa dạng của mọi người, tăng thêm công ăn việc làm, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân”.

Như vậy, kinh tế phi công hữu không còn là bổ sung thông thường nữa mà là một lực lượng độc lập, thúc đẩy sản xuất phát triển, là một bộ phận cấu thành quan trọng của kinh tế thị trường. Chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng Cộng sản và Chính phủ Trung Quốc đã tạo điều kiện cho kinh tế cá thể phát triển. Thành quả, vai trò và tác dụng to lớn về nhiều mặt của kinh tế cá thể đối với nền kinh tế quốc dân được thể hiện:

Một là, tập trung được nhiều vốn nhàn rỗi, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế, tỷ lệ đóng góp vào tăng trưởng 8,8% GDP(1997); Hai là, mở rộng cánh cửa giải quyết việc làm( 19,19 triệu người- 1997) cho những người nhàn rỗi ở thành phố, thị trấn, và 35,22 triệu lao động dư thừa ở nông thôn. Đây không chỉ là tăng lên cơ hội việc làm của xã hội mà quan trọng hơn là giảm bớt sức ép giải quyết việc làm của xã hội, nâng cao sự ổn định về mọi mặt cho xã hội; Ba là, đẩy mạnh sự phát triển của ngành dịch vục, ở lĩnh vực công nghiệp, năm 1997 kinh tế cá thể đã làm ra được giá trị lãi suất là 1785,19 tỷ nhân dân tệ, chiếm tỷ trọng 15,9% của 11212,76 tỷ nhân dân tệ tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước. lính vực thương nghiệp doanh số bán lẻ hàng hóa của kinh tế cá thể năm 1997 là 859,58 tỷ nhân dân tệ trên tổng doanh số hàng hóa bán lẻ trên toàn quốc; Bốn là, tăng thêm thu nhập tài chính cho Nhà nước. Từ năm 1981 đến 1991, hộ công nghiệp cá thể toàn quốc nộp thuế lũy kế 72,9 tỷ nhân dân tệ. Năm 1997 hộ công nghiệp cá thể nộp thuế 76,9 tỷ nhân dân tệ trên tổng mức thuế công thương toàn quốc; Năm là, làm sôi động thị trường. Chủ thể hoạt động giao dịch của hơn 80 nghìn thị trường chợ phiên từ nông thôn

đến thành phố trong khắp cả nước là hộ công thương cá thể.

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế cá thể trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w