Đổi mới và hoàn thiện chính sách đất đai

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế cá thể trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 114 - 117)

- Kinh tế cá thể là loại hình kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân nhỏ nhưng không có

3.2.3 Đổi mới và hoàn thiện chính sách đất đai

Đất đai là một trong những vấn đế “nhạy cảm” nhất, phức tạp nhất của quá trình thực hiện cải cách kinh tế Việt Nam. Đất đai cũng là tư liệu sản xuất chủ yếu của kinh tế cá thể, đặc biệt là với các hộ nông dân. Vì vậy, việc xây dựng một chính sách đất đai phù hợp sẽ góp phần thúc đẩy

kinh tế cá thể cũng như toàn bộ nền kinh tế phát triển. Thực tiễn vẫn còn tồn tại những bất cập, đòi hỏi phải tiếp tục sửa đổi và hoàn thiện khuyến khích kinh tế cá thể nói riêng và kinh tế tư nhân nói chung có điều kiện phát triển.

Trong điều kiện đất đai thuộc sở hữu toàn dân, không tư nhân hóa cần mở rộng các quyền sử dụng như quyền chuyển nhượng, quyền thừa kế, quyền thế chấp, quyền cho thuê….sẽ tạo cơ sở cho việc hình thành một thị trường bất động sản linh hoạt, đáp ứng yêu cầu của sản xuất kinh doanh đối với kinh tế cá thể. Cụ thể:

* Với đất nông nghiệp:

- Nhà nước cần hoàn thiện quy hoạch tổng thể đất nông nghiệp theo hướng khai thác lợi thế từng vùng, từng địa phương, bảo vệ môi trường sinh thái, làm cho mọi diện tích đất đai đều phải sử dụng và khai thác có hiệu quả nhất.

- Đẩy nhanh tiến độ giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài, hoặc có thời hạn thích hợp cho các chủ thể kinh tế cá thể.

- Nâng cao mức hạn điền tùy điều kiện cụ thể ở từng vùng, từng địa phương để thúc đẩy việc tích tụ, tập trung ruộng đất đáp ứng yêu cầu của nền nông nghiệp hàng hóa lớn theo hướng hiện đại. Song việc tích tụ, tập trung đất đai cần đặt dưới sự giám sát, quản lý của Nhà nước mà trực tiếp là đại diện chính quyền ở địa phương để tránh tình trạng một bộ phận nông dân vì quá nghèo mà mất đất.

- Đẩy mạnh việc dồn điền, dồn thửa nhằm khắc phục tình trạng manh mún, phân hóa về đất đai, tạo điều kiện áp dụng cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh lớn về cây trồng, vật nuôi, nhằm giảm chi phí sản xuất của hàng hóa nông sản ở nước ta.

- Thúc đẩy hình thành thị trường đất đia trong nông nghiệp nhằm tích tụ, tập trung đất đai vào những người có điều kiện sản xuất, kinh doanh nông nghiệp đồng thời tạo điều kiện cho những người không có khả năng kinh doanh trong lĩnh vực này chuyển sang lĩnh vực kinh doanh khác.

- Giải quyết tình trạng hộ nông dân thiếu và không có đất để sản xuất thông qua các biện pháp khuyến khích khai hoang, phục hóa, xây dựng vùng kinh tế mới….. Với một bộ phận nhân dân thiếu đất, mất đất do đã cầm cố, chuyển nhượng vì những nguyên nhân khó khăn có tính chất tạm thời như ốm đau, làm ăn thua lỗ…..nhưng thực sự thiết tha với đất, thì Chính quyền cấp tỉnh cũng như các cấp cơ sở cần thực hiện chính sách hỗ trợ có điều kiện để họ thoát khỏi khó khăn nhất thời đó.

* Với mặt bằng đất đai sử dụng vào sản xuất kinh doanh những ngành nghề khác.

Một trong những khó khăn của những chủ hộ cá thể là thiếu mặt bằng sản xuất, kinh doanh công nghiệp, dịch vụ. Vì vậy, để giúp các hộ đó có điều kiện lập nghiệp, Nhà nước cần tạo điều kiện để việc thuê đất, chuyển đổi, chuyển nhượng được đơn giản, dễ dàng, công khai hóa tránh các thủ tục phiền hà, gây khó khăn cho các chủ hộ tạo điều kiện cho kẻ xấu lợi dụng. Hơn nữa, đặc điểm của những ngành nghề này là phải tập trung ở những khu đông dân cư, khu đô thị đất chật người đông, giá cả thuê mướn địa điểm khá đắt đỏ. Vì vậy để giải quyết vấn đề này cho kinh tế hộ có thể thuê mướn địa điểm kinh doanh hợp lý thì phía chính quyền cần có quy hoạch tổng thể về đất đai như hình thành các Trung tâm thương mại, các khu tập trung thu hút. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã và đang hình thành các khu công nghiệp nhỏ với những chính sách ưu đãi nhất định về thuế môn bài và thuế thu nhập nhưng các hộ sản xuất vẫn chưa phải là đối tượng được hưởng những ưu đãi đó.

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế cá thể trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 114 - 117)