Về chủ trương, chính sách phát triển kinh tế cá thể của tỉnh

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế cá thể trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 66 - 69)

- Kinh tế cá thể là loại hình kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân nhỏ nhưng không có

2.2.1 Về chủ trương, chính sách phát triển kinh tế cá thể của tỉnh

Đến nay, tỉnh Nghệ An đã có nhiều chủ trương chính sách phát triển kinh tế tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ như: Đề án phát triển kinh tế tư nhân giai đoạn 2010 – 2015; Sơ kết 04 năm thực hiện Nghị Quyết hội nghị ban chấp hành TW Đảng lần thứ 5 khóa IX “về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân”; Đề án phát triển kinh tế tư nhân giai đoạn 2006 – 2010;……

Tuy không xây dựng chương trình hành động cụ thể phát triển kinh tế cá thể nhưng Nghị quyết TW 5 về phát triển kinh tế tư nhân từ năm 2006 đến nay ngoài việc tổ chức, triển khai thực hiện các chủ trương, cơ chế chính sách của

TW, tỉnh đã tiếp tục ban hành nhiều có chế chính sách thuộc nhiều lĩnh vực để khuyến khích phát triển kinh tế, cụ thể như:

- Năm 2006, UBND tỉnh ban hành Quyết định số: 64/2007/QĐ – UB về cơ chế chính sách đào tạo nghề. Sở lao động – Thương binh xã hội đã phối hợp với các sở, ban ngành, các huyện, các cơ sở đào tạo giai đoạn 2006 – 2010 đã đào tạo 280.000 người, trong đó dài hạn 80.000 học viên, ngắn hạn 200.000 học viên. Nâng cao trình độ kiến thức cho người lao động trong các cơ sở sản xuất tư nhân, hộ nông nghiệp.

- Năm 2008, UBND tỉnh ban hành Quyết định sô: 82/2008/ QĐ- UB ngày 18/11/2008 Ban hành chính sách khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp, nghề, làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Đến nay, phát triển sản xuất công nghiệp, làng nghề có chuyển biến tích cục, số lượng doanh nghiệp và hộ cá thể sản xuất công nghiệp tăng nhanh, tỷ lệ sản xuất công nghiệp hàng năm tăng khá, nhất là phát triển làng nghề. Năm 2006 có 150 làng nghề, đến năm 2010 có khoảng 400 làng nghề.

- Cho đến nay hầu hết các Sở, ban, ngành giải quyết các công việc liên quan đến doanh nghiệp và hộ cá thể đều đã thành lập bộ phận một cửa và thực hiện công tác rà soát các thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp. Một số cơ quan cấp tỉnh đã triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2000 trong quản lý hành chính. Những cải cách hành chính này đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính nhanh gọn, thuận tiện. Nhiều cơ quan đã xây dựng website, cổng thông tin để đăng tải thông tin hướng dẫn, thủ tục hành chính để người dân, doanh nghiệp có thể tiếp cận một cách nhanh chóng, thuận tiện.

Ngoài các cơ chế chính sách của UBND tỉnh đã có tác động tích cực khuyến khích nhân dân huy động các nguồn lực đầu tư thành lập doanh nghiệp,

mở nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, phát triển sản xuất, thu hút nhiều lao động vào việc làm, đưa lại hiệu quả kinh tế - xã hội.

Thực tế trong những năm qua, sự phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng của kinh tế cá thể đã góp phần đáng kể vào mục tiêu tăng trưởng cũng như vào ngân sách, việc làm, tăng thu nhập cá nhân; góp phần đáng kể trong việc huy động vốn đầu tư trong dân để phát triển kinh tế - xã hội. Nếu như năm 2006 cả tỉnh có trên 27.594 hộ kinh doanh cá thể (chiếm trong kinh tế tư nhân) đăng ký theo Nghị Định số 02/2000/NĐ-CP (nếu tính cả các hộ kinh doanh cá thể chưa đăng ký kinh doanh thì con số này lên đến khoảng 95.236 hộ kinh doanh). Sau đổi mới đặc biệt là từ khi chúng ta hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thì nhà nhà, người người tham gia làm kinh tế. Với tiềm lực vốn hạn chế nên điều đầu tiên mà hộ có thể làm đó là tổ chức làm kinh tế hộ với lực lượng lao động chủ yếu là lao động tận dụng sẵn có trong gia đình. Chính nhờ vậy mà loại hình kinh tế cá thể này được người dân ưu chuộng và phát triển rất nhanh. Nếu như năm 2005 số hộ kinh tế cá thể đăng ký kinh doanh là 91.156, thì đến năm 2010 số hộ có đăng ký kinh doanh là 140.352 tăng 154% so với năm 2005.

Như vậy, trong những năm qua với chủ trương đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, thành phần kinh tế cá thể ở tỉnh Nghệ An đã có những đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Chính những thuận lợi đó đã có sự gia tăng không ngừng về số lượng và số lượng hộ kinh tế tăng lên hàng năm đạt khá, trung bình khoảng 12300hộ/ năm. Nếu như năm 2005 số hộ kinh tế cá thể là 91.156 hộ, năm 2008 là 118.309 hộ, tăng 27.153 hộ so với năm 2005, tương ứng tăng 29,78% so với năm 2005; Năm 2009, số hộ đăng ký kinh doanh ngành thương nghiệp là 29.453 hộ, tăng 1.652 hộ so với năm 2008, tương ứng tăng 5,94% so với năm 2008. Hộ kinh tế cá thể từ năm 2005

đến năm 2010 tăng trên 8.199 hộ, số hộ kinh tế cá thể trong giai đoạn 2005 – 2010 tăng bình quân 11,55%/năm. Sở dĩ hộ kinh doanh cá thể có sự tăng cao như vậy một phần vì số lượng nông dân ở các khu vực huyện thị, đặc biệt ở khu vực ven thành thị hoạt động buôn bán nhỏ lẻ nhiều và mạnh bên cạnh đó, các làng nghề truyền thống trên địa bàn thành phố ngày càng được nhà nước quan tâm, phát huy giữ gìn, và quan trọng hơn là các sản phẩm này ngày càng thu hút thị trường nước ngoài.

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế cá thể trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 66 - 69)