Về huy động nguồn lực và phát triển tiềm năng

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế cá thể trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 73 - 82)

- Kinh tế cá thể là loại hình kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân nhỏ nhưng không có

2.2.3. Về huy động nguồn lực và phát triển tiềm năng

Nguồn lực vốn:

Vốn là yếu tố sống còn đối với các doanh nghiệp cũng như kinh tế hộ, việc động viên tiềm năng vốn cho sản xuất kinh doanh là điều hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp cũng như hộ gia đình. Trong những năm qua, mặc dù chịu nhiều tác động từ những biến đổi mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới nhưng kinh tế cá thể huy động tốt các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân mà các thành phần kinh tế khác rất khó có được. Cụ thể, năm 2006 vốn bình quân trên mỗi hộ chỉ khoảng 32 triệu đồng thì đến năm 2010 lượng vốn bình quân đã tăng lên gần 150 triệu đồng/ hộ, tăng gấp 5 lần. Trong đó, có một số hộ kinh tế phát triển đã tiến lên thành lập doanh nghiệp.

Ngoài việc thu hút vốn đầu tư ở trong dân kinh tế cá thể vẫn có thể khai thác tốt các nguồn vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đặc biệt là trong lĩnh vực thương nghiệp và dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề. Trong những năm qua nhà đầu tư nước ngoài đã có những chuyển biến khi đầu tư vào Nghệ An, họ đầu tư vào cac khu vực trọng điểm yếu kém như khu vực miền núi, giáp biên để khai thác các nguồn lực nhân lực dồi dào, rẻ và như vậy là đã động viên người dân miền núi tham gia làm kinh tế theo hướng tích cực, đổi mới tư duy kinh tế và giúp xóa đói giảm nghèo nhanh hơn.

Một trong những điểm hạn chế của kinh tế cá thể là rất khó tiếp cận với các nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính. Bởi theo như các lãnh đạo ngân hàng việc cho vay đối với kinh tế cá thể là rất khó và rủi ro cao cũng giống như “nắm tóc kẻ trọc đầu”, bởi vì đây là loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh chưa có tính chỉnh thể cao, việc xác định tài sản thế chấp rất phức tạp. Hiện kinh tế hộ chỉ có thể tiếp cận với những nguồn vốn nhỏ giọt từ ngân sách Nhà nước thông qua Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Nguồn lực đất đai:

Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu của kinh tế cá thể, hiện nay quỹ đất mà kinh tế hộ đang sử dụng trong nông nghiệp khá lớn chiếm 71,2% tổng quỹ đất đã sử dụng. Theo số liệu điều tra đầu năm 2011 của cục thống kê tỉnh thì trong tổng quỹ đất đã sử dụng, đất sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp là chiếm 15,17%; tiếp đến là đất sử dụng cho mục đích trồng cây hàng năm chiếm 11,66%; đất sử dụng cho mục đích trồng cây hàng năm khác chiếm 5,29% trong khi đó đất lâm nghiệp có rừng chiếm tỷ lệ cao nhất 55,54%. Với tiềm lực lớn về đất đai những nó vẫn chưa trở thành lợi thế tốt cho kinh tế hộ. Phần vì đất đai nông nghiệp kém độ màu mỡ so với các tỉnh đồng bằng khác, hơn nữa thiên tai lũ lụt xẩy ra thường xuyên có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn.

Mặt khác, đất phi nông nghiệp dù chỉ chiếm tỷ lệ thấp 7,17%( 2009) những giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp – xây dựng và thương mại dịch vụ trên địa bàn lại đạt được tổng giá trị lớn. Chỉ tính riêng địa bàn thành phố Vinh đã có 27.300 hộ kinh tế tham gia sản xuất kinh doanh đã đóng góp lớn cho thu ngân sách khá lớn cho tỉnh.

Về khả năng khai thác và sử sụng công nghệ nhỏ, công nghệ truyền thống của địa phương.

Về chính sách khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, tỉnh đã ban hành Quyết định số 104/2003/QĐ-UB ngày 08/12/2003 về cơ chế chính sách khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá. Sau Quyết định này, tỉnh đã thành lập quĩ phát triển khoa học-công nghệ theo Quyết định số 101/2003/QĐ-UB ngày 27/11/2003 ban hành Quy định về hình thành, quản lý và sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Nghệ An. Đến ngày 16/01/2009 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND thay thế Quyết định số 104/2003/QĐ-UB.

Tuy nhiên, các hộ kinh tế cá thể chưa đủ tầm và nguồn lực để thực hiện và triển khai công nghệ hiện đại theo cơ chế chính sách của tỉnh mà chủ yếu tập trung vào các công nghệ nhỏ, những công nghệ truyền thống có tính kế thừa là chủ yếu. Với sự phát triển của các ngành nghề trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, kinh tế cá thể đã lưu giữ những công nghệ truyền thống của địa phương đồng thời khai thác những công nghệ nhỏ trong sản xuất một số mặt hàng cơ khí. Đến nay trên địa bàn tỉnh đã có gần 400 hộ tham gia trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, sử dụng và khai thác các tiềm lực công nghệ nhỏ rất mạnh mà không thành phần kinh tế nào có thể sánh kịp. Chỉ tính riêng địa bàn huyện Diễn Châu đã có hàng vài trăm hộ tham gia trong các làng nghề truyền thống như nghề bánh đa tráng, nghề đệt lụa, nghề gốm sứ, nghề đan lát, nghề đồ gỗ và trang thiết bị nội thất, nghề muối,….. với sự đa dạng về ngành nghề sản xuất kinh doanh đã động viên kinh tế cá thể đua nhau làm giàu, hộ này thấy hộ kia làm được, thắng lợi thì hộ khác cũng tiếp tục đầu tư vào sản xuất kinh doanh và như vậy là góp phần xóa đói giảm nghèo cho Diễn Châu nói riêng và Nghệ An nói chung.

Về khả năng thu hút và giải quyết việc làm

phương đã được qua đào tạo tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh. Tuy nhiên lao động làm việc trong kinh tế cá thể, tiểu chủ lại chủ yếu là lao động tự có. Nghĩa là, họ tận dụng nguồn lao động nhàn rỗi trong gia đình là chủ yếu nên trình độ tay nghề của lao động nói chung thấp và việc sử dụng lao động được đào tạo tại các cơ sở dạy nghề là rất khiêm tốn. Chính vì sử dụng nguồn lực sẵn có, “có sao dùng vậy” thậm chí là vừa làm vừa học việc nên nguồn lao động dồi dào nhưng chất lượng thấp. Tuy nhiên, loại hình kinh tế này cũng đã tạo được khá đông nguồn lao động nhàn rỗi, tạo công ăn việc làm có thu nhập ổn định cho lao động nông nghiệp và từng bước thực hiện xóa thuần nông trong nông nghiệp. Trước đây, khi kết thúc vụ mùa người nông dân không biết làm gì, thời gian nhàn rỗi rất lướn chiếm 60% tổng lượng thời gian nhưng đến nay ngoài công việc đồng áng xong họ có thể tham gia vào các hộ sản xuất kinh doanh ở địa phương, tham gia vào các công việc bán thời gian như nghề hoa cây cảnh, nghề đồ gốm, nghề gỗ, nghề đan lát, …. Và đặc biệt là dịch vụ phục vụ cho du khách vào mùa hè ở Cửa Lò đã thu hút khá đông lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh, góp phần tạo công ăn việc làm và có thêm thu nhập, nâng cao đời sống cho những nông hộ. Vì vậy thời gian rảnh rỗi các nông dân nay đã giảm xuống chỉ còn 40%, cho thấy hiệu quả của kinh tế cá thể trong động viên lao động cá nhân tham gia kinh tế.

Tình hình cụ thể được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.2 Số lượng lao động trong các cơ sở kinh tế cá thể phân theo huyện, thành

2007 2008 2009 2010

SL(Người TL(%) SL(Người) TL(%) SL(Người) TL(%) SL(Người) TL(%)

Tp. Vinh 20 691 16,0 28 335 16,5 35 199 19,5 38 125 19,53 T.x Cửa Lò 4 295 3,0 6 559 3,8 6 031 3,3 6 055 3,1 T.x Thái Hoà 5 787 3,2 5 790 2,97 H. Diễn Châu 16 559 12,0 22 619 13,2 22 096 12,2 23 650 12,12 H. Yên Thành 8 858 7,0 10 158 5,9 12 086 6,7 14 082 7,22 H. Quỳnh Lưu 19 785 15,0 29 326 17,1 26 884 14,9 29 559 15,15 H. Nghi Lộc 7 132 5,0 9 481 5,5 8 970 5,0 7 931 4,06 H. Hưng Nguyên 6 873 5,0 5 648 3,3 5 354 3,0 5 639 2,89 H. Nam Đàn 7 079 5,0 10 383 6,0 9 632 5,3 11 460 5,87 H. Đô Lương 7 276 5,0 9 102 5,3 11 367 6,3 11 517 5,9 H. Thanh Chương 5 430 4,0 6 686 3,9 7 030 3,9 7 893 4,04 H. Anh Sơn 3 142 2,0 4 698 2,7 4 397 2,4 4 842 2,48 H. Nghĩa Đàn 9 346 7,0 10 393 6,0 7 054 3,9 8 490 4,35 H. Tân Kỳ 5 730 4,0 6 106 3,6 6 434 3,6 6 573 3,37 H. Quỳ Châu 1 968 1,0 2 794 1,6 2 629 1,5 2 923 1,5 H. Quỳ Hợp 3 720 3,0 4 459 2,6 4 676 2,6 5 281 2,71 H. Quế Phong 782 1,0 1 058 0,6 1 092 0,6 999 0,51 H. Con Cuông 1 485 1,0 1 719 1,0 1 725 1,0 1 763 0,9 H. Tương Dương 1 802 1,0 1 772 1,0 1 591 0,9 1 849 0,95 H. Kỳ Sơn 560 650 0,4 832 0,5 749 0,38

Nguồn: Cục thống kê Nghệ An năm 2011

Qua bảng số liệu ta thấy, trong 5 năm gần đây kinh tế cá thể thu hút lực lượng lao động lớn tập trung ở trung tâm như thành phố Vinh 40.000 lao động chiếm 17,5% tổng lao động trong kinh tế hộ, Quỳnh Lưu hơn 30.000 lao động chiếm 15,5%, và Diễn Châu với khoảng 25.000 lao động. Sở dĩ việc làm có sự tập trung như vậy là vì ở các khu vực này sự phát triển của kinh tế cá thể rất mạnh dòi hỏi nhu cầu lao động lớn. Tuy nhiên, điều đó cũng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của hộ vì bản chất của hộ là tiết kiệm tối đa việc thuê mướn lao động bên ngoài, tích cực sử dụng lao động trong gia đình để tối thiểu chi phí sản xuất kinh doanh nên lao động bình quân cho mỗi hộ không quá 2 người/ hộ( năm 2006 đạt 1,2 người/hộ và năm 2010 là 1,6 người/hộ).

2.2.4 Về thị phần của kinh tế cá thể

Chúng ta biết rằng một trong những nhân tố ảnh hưởng nhiều đến quyết định mua hàng là dân số, thu nhập và tập quán thói quen tiêu dùng. Mặc dù các năm vừa qua có nhiều biến động về giá cả những sức mua trên thị trường Nghệ An vẫn gia tăng thông qua kênh phân phối chủ yếu là kinh tế tư nhân mà cụ thể

hơn là từ các hộ kinh doanh. Tình hình cụ thể được thể hiện ở bảng sau: Năm 2006 2007 2008 2009 2010 GT(Tỷđ ) TL(%) GT(Tỷđ) TL(%) GT(Tỷđ) TL(%) GT(Tỷđ) TL(%) GT(Tỷ đ) TL(%) TỔNG SỐ 10479,8 100,0 12491,3 100,0 16155,82 100,0 19298,0 100,0 23768,0 100 NHÀ NƯỚC 1261,71 12,04 1570,62 12,57 2113,99 13,09 3220,12 16,69 352859,3 13,71 NGOÀI NN 9218,09 87,96 10 920,67 87,43 14 041,50 86,91 16 077,88 83,31 205094,72 86,29 TẬP THỂ 39,0 0,37 42,39 0,34 59,42 0,37 91,25 0,47 9031,84 0,38 TƯ NHÂN 3069,43 29,29 3883,18 31,09 5187,42 32,11 6184,63 32,09 565440,72 23,79 CÁ THỂ 6109,7 58,30 6995,10 56,00 8794,66 54,44 9802,00 50,8 14762,30 62,11

Bảng 2.3 : Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ của tỉnh phân theo thành phần kinh tế

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An

Qua bảng trên ta thấy, tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn giai đoạn 2006 – 2010 tăng bình quân hàng năm là 11,45%, tốc độ tăng khá cao, do nhiều hộ kinh doanh trên địa bàn đã xem thị trường thành phố Vinh là thị trường đầy tiềm năng nên đã đầu tư xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng và đưa sản phẩm đến người tiêu dùng như: ToYoTa, For, Hon Da... Các nhãn hiệu này đã xây dựng được hệ thống phân phối rộng khắp, thể hiện được xu hướng thời trang. Bên cạnh đó, hệ thống siêu thị Maxi Mart, Big C, hệ thống cửa hàng, cửa hiệu sản phẩm của các nhãn hiệu như: WOW, Vera, Sanding, An Phước... là những doanh nghiệp điển hình biết xây dựng thương hiệu cùng mạng lưới bán lẻ và đứng vững trên thị trường bán lẻ của Thành phố Vinh. Chính vì vậy thị phần của thương nghiệp tư nhân có xu hướng ngày càng tăng cả trong bán buôn lẫn bán lẻ.

Phương thức hoạt động, công nghệ quản lý và điều hành kinh doanh đang trên đà phát triển theo hướng văn minh, hiện đại và chuyên nghiệp. Cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng thương mại được chăm lo đầu tư, củng

cố và nâng cấp một bước. Bên cạnh việc bán hàng qua cửa hàng, các doanh nghiệp bán lẻ còn sử dụng hình thức bán hàng không qua cửa hàng, như: bán hàng qua ti-vi, bán hàng trực tuyến... Hình thức bán hàng này cũng đã được áp dụng và đang phát triển mạnh, nhất là hình thức bán hàng trực tuyến và hình thức bán lẻ hàng hóa qua máy bán hàng tự động cũng đã xuất hiện tại thành phố.

Như vậy, có thể khái quát tình hình phát triển và vai trò của kinh tế cá thể trên địa bàn tỉnh Nghệ An qua sự đóng góp của nó vào sự phát triển kinh tế trên địa bàn như sau:

Đóng góp vào tổng sản phẩm

Nghệ An là một trung tâm thương mại – dịch vụ quan trọng của khu vực Bắc Miền Trung. Nghệ An có một mạng lưới chợ đầu mối mà từ đó hàng hóa được đưa về các tỉnh, thành trong cả nước. Mức độ ảnh hưởng của hoạt động thương nghiệp tư nhân trong đó có kinh tế cá thể vượt ra khỏi phạm vi địa lý của thành phố, nó không chỉ phục vụ cho nhu cầu của tỉnh mà còn phục vụ cho nhu cầu của các tỉnh Bắc miền Trung, do đó kinh tế cá thể đã đóng góp tỷ trọng lớn trong tổng GDP của tỉnh và góp một vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế chung của tỉnh.

Bảng 2.4 Tổng sản phẩm trên địa bàn phân theo thành phần kinh tế

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Thành phần

kinh tế Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

KTNN 6.106 7.146 7.863 9.812 11.291 17840

KTNgoài NN 10.816 12.498 15.016 20.35 23.38 53472

Trong đó:

KT cá thể 7.205 8.529 11.922 16.132 18.531 52257

KTTT 1.879 1.761 201 249 287 347

KT ĐTNN 278 297 298 386 447 724

Tổng số 17.200 19.941 23.178 30.549 35.118 70411

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Nghệ An)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, trong tổng mức đóng góp vào GDP của tỉnh thì kinh tế cá thể cao hơn so với kinh tế Nhà nước và tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2005- 2010 cũng cao hơn khu vực kinh tế nhà nước. Sự phát triển nhanh chóng của các ngành sản xuất nhất là ngành công nghiệp chế biến đã góp phần to lớn vào sự ổn định và phát triển trong hoạt động sản xuất kinh doanh của kinh tế cá thể trên địa bàn. Cụ thể , ta xem bảng sau:

Bảng 2.5 Tốc độ tăng về GDP trên địa bàn phân theo thành phần kinh tế ĐVT: % TP Kinh tế 2006/2005 2007/2006 2008/2007 2009/2008 2010/2009 Tốc độ tăng bình quân 2005-2010 Tổng số 15,94 16,23 31,80 14,95 20,05 19,70 - Kinh tế NN 17,03 10,03 24,78 15,07 15,8 16,54 - Kinh tế tư nhân 27,50 31,04 37,20 14,97 25,0 27,14 - Kinh tế cá thể 18,37 39,78 35,31 14,87 28,2 27,3 - Kinh tế TT -6,28 -88,58 23,88 15,26 12,1 -8,72 - Kinh tế có vốn ĐTNN 15,93 0,34 29,53 15,80 16,2 15,56

Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư Nghệ An và tính toán của tác giả

Qua bảng trên ta thấy kinh tế cá thể có tốc độ tăng cao, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2005 – 2010 là 27,3%, là loại hình kinh tế tăng cao nhất so với các thành phần kinh tế khác, trong khi thành phần kinh tế nhà nước tốc độ tăng BQ 2005 – 2010 chỉ là 16,54% và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là 15,56%. Như vậy trong khu vực ngoài quốc doanh thì đóng góp vào GDP của kinh tế cá thể có tốc độ tăng cao hơn cả khối doanh nghiệp(kinh tế tư nhân), thậm chí có những năm đóng góp cao hơn 4- 5 lần so với khối doanh

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế cá thể trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 73 - 82)