Đổi mới và hoàn thiện chính sách hỗ trợ tín dụng cho kinh tế cá thể

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế cá thể trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 113 - 114)

- Kinh tế cá thể là loại hình kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân nhỏ nhưng không có

3.2.2 Đổi mới và hoàn thiện chính sách hỗ trợ tín dụng cho kinh tế cá thể

Vốn có vai trò quan trọng đặc biệt đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, cũng như đối với sự phát triển của mỗi đơn vị sản xuất, kinh doanh hàng hóa đặc biệt đối với kinh tế cá thể. Sự gia tăng nguồn vốn đầu tư và sử dụng chúng một cách có hiệu quả sẽ có tác động rất lớn đến việc gia tăng sản lượng hàng hóa. Đối với kinh tế cá thể thiếu vốn đầu tư là khó khăn nổi bật hiện nay. Chính vì không có vốn, vốn ít nên việc đổi mới kỹ thuật nâng cao trình độ công nghệ rất khó khăn, hạn chế đến chất lượng sản phẩm, đến sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường. Việc tăng vốn đầu tư, tự bản than các chủ thể kinh tế cá thể rất khó giải quyết được. Cho nên, bên cạnh sự nỗ lực của các chủ thể kinh tế cá thể cần phải có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước, để các hộ cá thể có thể tiếp cận được các nguồn vốn thuận lợi hơn. Điều đó được thực hiện bằng những việc làm cụ thể sau:

- Xóa bỏ tình trạng đối xử không bình đẳng trên thực tế trong việc cho vay vốn giữa các doanh nghiệp nhà nước với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác trong đó có kinh tế cá thể. Điều này đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực từ cả hai phía, cả các hộ cá thể và ngân hàng thương mại.

+ Đối với các hộ cá thể, một mặt phải tìm biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và năng lực tài chính đáp ứng ở mức cao nhất yêu cầu về tài sản thế chấp khi vay để đảm bảo nguyên tắc tín dụng. Mặt khác, phải có đủ năng lực xây dựng dự án khả thi, vì đây là yếu tố quyết định sự thành công của hoạt động sản xuất, kinh doanh và bảo toàn vốn vay. Đặc biệt là quá trình xây dựng và phát triển hộ kinh tế trở thành doanh nghiệp là một trong những yếu tố thuận lợi cho việc tiếp cận các nguồn vốn vay từ Chính Phủ hay các Ngân hàng thương mại.

+ Đối với ngân hàng thương mại, cần phải coi khách hàng từ doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân hay hộ kinh tế cá thể là đối tượng phục vụ trên cơ sở hai bên cùng có lợi, chứ không phải mang tính “xin - cho”. Ngoài ra ngân hàng còn cần giúp đỡ để các hộ cá thể xây dựng dự án khả thi, tháo gỡ khó khăn, nâng cao khả năng thu hút và sử dụng vốn.

- Sửa đổi các quy định thế chấp, các điều kiện vay cứng nhắc của các ngân hàng thương mại, mở rộng hình thức vay tín chấp, vay bảo lãnh trên cơ sở các hộ cá thể xây dựng được phương án sản xuất, kinh doanh có tính khả thi. Chỉ có như thế các hộ cá thể mới dễ dàng tiếp cận được các nguồn vốn trung và dài hạn, đồng thời các ngân hàng cũng bảo toàn được nguồn vốn vay, tránh tình trạng nợ nần dây dưa, khê đọng vốn và mất vốn.

- Nhà nước cần có chính sách ưu đĩa cho vay vốn dài hạn, lãi suất thấp đối với các hộ cá thể sản xuất, kinh doanh đặc biệt và trước hết ở những ngành nghề truyền thống.

- Củng cố lại hệ thống ngân hàng, triển khai rộng rãi các hình thức hợp tác tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân ở khu vực nông thôn và miền núi nhằm tạo thị trường vốn thuận lợi cho việc vay vốn của các hộ cá thể nông thôn.

- Tổ chức, thành lập quỹ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ cá thể ở vùng khó khăn, nhằm tư vấn, bồi dưỡng kiến thức sản xuất kinh doanh cũng như giúp các hộ cá thể nắm bắt thông tin thị trường để điều tiết hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế cá thể trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 113 - 114)