Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng vật chất – kỹ thuật

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế cá thể trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 117 - 118)

- Kinh tế cá thể là loại hình kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân nhỏ nhưng không có

3.2.4 Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng vật chất – kỹ thuật

Sự phát triển của các thành phần kinh tế nói chung và kinh tế cá thể nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống kết cấu hạ tầng vật chất như: hệ thống giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cung ứng điện, cung ứng nước…..Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng vật chất đó giúp cho kinh tế hộ đặc biệt là kinh tế hộ nông dân có cơ hội tiếp cận nhanh hơn và rộng hơn với sản xuất hàng hóa và với kinh tế thị trường. Song việc xây dựng phát triển hệ thống các công trình đó đòi hỏi phải có đầu tư rất lớn, vượt xa khả năng của kinh tế cá thể.

Trong những năm qua với sự đầu tư của Nhà nước và sự nỗ lực của tỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng sản xuất đã được tăng cường đáng kể. Tuy nhiên ở nhiều nơi phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất còn gặp nhiều khó khăn hạn chế, đặc biệt là vùng núi, vùng sâu, vùng xa gây cản trợ lớn cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và kinh tế hộ nói riêng. Thực tiễn cho thấy, ở vùng nào có sự đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất như xây dựng hệ thống giao thông vận tải, phát triển mạng lưới thông tin, điện, nước, dịch vụ thương mại đầu vào, đầu ra, hệ thống công trình thủy nông, trạm sản xuất cung ứng vật nuôi, cây trồng….. cho kinh tế cá thể thì ở vùng đó có sự phát triển kinh tế hộ nhanh hơn các vùng khác. Vì vậy, để đảm bảo cho kinh tế cá thể phát triển mạnh nữa theo hướng CNH – HĐH, Nhà nước tăng cường đầu tư cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất, đây là vấn đề “then chốt” theo phương châm phải đi trước một bước so với đầu tư sản xuất kinh doanh trực tiếp, nhằm tạo nền tảng cho sự phát triển của kinh tế hộ đặc biệt ở nông thôn.

Mặt khác, kinh tế cá thể rất cần nhận được nguồn vốn hỗ trợ đầu tư xuất nhất định từ phía Nhà nước, từ chính quyền tỉnh cũng như địa phương. Bởi lẽ trong điều kiện quy mô sản xuất nhỏ, thu nhập thấp, khả năng tích lũy cũng vì thế mà hạn hẹp làm cho sự căng thẳng về vốn đầu tư của kinh tế hộ trở nên

gay gắt. Đặc biệt đối với các hộ nông dân, với nhiều gia đình tích lũy không phải dựa trên giá trị của sản phẩm thắng dư mà chủ yếu dực vào sự chắt bóp tiết kiệm có truyền thống. Nhiều khi những nông phẩm bán đi để mua vật tư thiết bị cho sản xuất lại chính là khẩu phần lương thực đang trong tình trạng thiếu hụt của hộ nông dân, vì vậy đã thiếu vốn lại càng thiếu thốn hơn, song với truyền thống cần cù trong lao động, co cấu tiết kiệm trong tiêu dùng dành vốn tích lũy đầu tư cho sản xuất kinh doanh nhiều hộ gia đình vẫn có khả năng tăng được năng lực kinh tế, năng lực quản lý, tiếp cận được thị trường. Tuy nhiên, kinh tế hộ gia đình vẫn rất cần đến nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước, ngân sách tỉnh và vốn đầu tư của các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư, của các nguồn vốn tín dụng trong và ngoài nước, để phát triển các ngành nghề, thực hiện xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm ăn khá giả và trở thành giàu có.

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế cá thể trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 117 - 118)